ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG

Một phần của tài liệu Xây dựng tập thể sư phạm các trường trung học phổ thông huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh theo hướng tổ chức biết học hỏi (Trang 70 - 75)

HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG

ã Đỏnh giỏ chung

ã Những mặt tớch cực

ã Đội ngũ CBQL, GV, NV luụn đầy nhiệt huyết với nhà trường, thuận lợi cho việc triển khai thực hiện những chủ trương, đường lối cũng như nội quy, quy chế trong công tác quản lý. Môi trường làm việc, học tập thuận lợi, không gian thoáng đãng, tinh thần đoàn kết, nhất trí, quyết tâm cao.

ã Sự quan tõm sõu sỏt của BGH là động lực để toàn thể CBQL, GV, NV nỗ lực không ngừng. Nhà trường đã có các chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện kịp thời về mặt thời gian và vật chất đối với đội ngũ CBQL, GV, NV trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành là điều kiện thuận lợi giúp nhà trường hoàn thành nhiệm vụ đề ra.

ã Đối chiếu với yờu cầu xõy dựng TTSP biết học hỏi, cú thể thấy ở cỏc TTSP trường THPT huyện Trà Cú, Trà Vinh đã có hiện diện ở mức độ nhất định các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của TCBHH; ở các nhà trường đã nhận thấy sự hình thành các điều kiện xây dựng TTSP trở thành TCBHH.

ã Những mặt hạn chế

ã Cỏc trường chưa xõy dựng được sứ mạng, tầm nhỡn và cỏc giỏ trị cốt lừi của mỡnh một cỏch rừ ràng, chưa xỏc định lộ trỡnh và biện phỏp thực hiện.

ã Lónh đạo nhà trường chưa cú biện phỏp hữu hiệu phỏt huy tiềm năng, năng lực của đội ngũ, thiếu kế hoạch dài hạn trong việc thực hiện các chiến lược phát triển nhà trường. Nhà trường chưa xây dựng được môi trường phát huy tinh thần chia sẻ, nỗ lực học hỏi của các thành viên. Phong cách quản lý của lãnh đạo còn nặng về mệnh lệnh, chưa tạo ra bầu không khí dân chủ, thúc đẩy, phát huy khả năng sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của CBQL, GV, NV.

ã Đội ngũ CBQL, GV, NV cũn hạn chế về trỡnh độ chuyờn mụn, nghiệp vụ. Một

số GV chưa tích cực, nỗ lực vươn lên trong học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Chất lượng giáo dục và đào tạo còn hạn chế.

ã í thức học tập nhúm, làm việc nhúm chưa cao, đụi khi chưa cú sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ chuyên môn, giữa các cá nhân.

ã CBQL, GV, NV cũn e dố trong việc trải nghiệm cỏc cỏch làm mới. Nhà trường chưa có biện pháp hữu hiệu phát huy khả năng sáng tạo của cá nhân. Công tác thi đua, khen thưởng chưa thực sự thúc đẩy nỗ lực vươn lên của đội ngũ.

ã Nhà trường chưa cú được nền tảng văn húa tớch cực, đủ để cú ảnh hưởng sõu rộng, tỏc động tớch cực rừ nột đến mọi thành viờn trong TTSP.

ã Phõn tớch nguyờn nhõn

ã Nguyờn nhõn khỏch quan, phổ biến đối với sự phỏt triển của TTSP cỏc trường THPT huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh là điều kiện kinh tế, xã hội có nhiều khó khăn, hạn chế so với các huyện, tỉnh trong khu vực.

ã Cỏc trường THPT ở huyện được thành lập vào những giai đoạn khỏc nhau.

Tuy nhiên, có thể nhận thấy một điểm chung, đó là cơ sở vật chất chưa được đầu tư tương xứng với nhiệm vụ của nhà trường. Thậm chí, điều kiện dạy học chưa đáp ứng yêu cầu tối thiểu đổi mới hoạt động dạy học theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT, nhiều hạng mục quan trọng vẫn chưa được đầu tư xây dựng.

ã Đội ngũ cỏn bộ chủ chốt của nhà trường phần lớn chưa qua cỏc lớp bồi dưỡng chuyên sâu về QLGD, năng lực và kinh nghiệm trong quản lý còn nhiều mặt hạn chế.

- Chủ trương, kế hoạch xõy dựng TTSP chưa rừ ràng, chưa cú định hướng dài hạn và chiến lược xây dựng đội ngũ. Nhà trường chưa xác định mục tiêu, nội dung xây dựng TTSP thành TCBHH. Công tác chỉ đạo xây dựng đội ngũ ở các nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, hiệu quả đạt được không cao.

ã Sở GD - ĐT và BGH cỏc nhà trường đều chưa tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về xây dựng TTSP theo hướng TCBHH, chưa tạo được nhận thức

chung trong đội ngũ về việc xây dựng nền tảng văn hóa tích cực trong các nhà trường.

ã Nhà trường chưa cú biện phỏp tỏc động, động viờn, kớch thớch cỏc hoạt động sáng tạo, thúc đẩy đội ngũ tham gia vào các phong trào sáng kiến làm cơ sở cho việc hình thành TCBHH. Chưa có chế độ đánh giá, khen thưởng các hoạt động sáng tạo. Chưa thiết kế, vận hành cấu trúc tổ chức theo chiều ngang, lấy các tổ chuyên môn làm trung tâm, từ đó rút ngắn khoảng cách giữa lãnh đạo với nhân viên. Chưa thật sự mạnh dạn trong việc ủy quyền, phân quyền.

ã Phõn tớch cơ hội và thỏch thức

Những phân tích lý luận ở Chương 1 luận văn đã khẳng định rằng việc xây dựng TTSP theo hướng TCBHH có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các nhà trường. Kết quả khảo sát thực trạng ở Chương 2 đã phác họa được bức tranh toàn cảnh của TTSP các trường THPT huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Để có thêm căn cứ khách quan khẳng định sự cần thiết xây dựng TTSP của các trường này theo hướng TCBHH, đồng thời có thể đề xuất được các biện pháp quản lý hợp lý thúc đẩy quá trình này, chúng tôi lựa chọn phân tích SWOT về các TTSP.

Bảng 2.18. Phân tích SWOT về TTSP các trường THPT trên địa bàn huyện Trà Cú theo hướng TCBHH (Điểm mạnh - Điểm yếu)

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

ã Lónh đạo nhà trường luụn quan tâm, tạo điều kiện cho GV, NV;

- Vị trí của trường thuận lợi, giao

- Lãnh đạo chưa phát huy triệt để khả năng sáng tạo của đội ngũ;

- Điều kiện kinh tế - xã hội của địa

thông thuận tiện;

ã Đội ngũ CBQL, GV, NV cú trình độ chuyên môn đạt yêu cầu, năng động, nhiệt tình, ham học hỏi và tâm huyết với nhà trường;

- Nội bộ đoàn kết, dễ dàng thích nghi và ham hiểu biết, có khả năng ứng dụng những thành quả NCKH cũng như triển khai các chủ trương đổi mới giáo dục vào nhà trường.

phương còn nhiều hạn chế;

ã Đội ngũ GV, NV cú trỡnh độ chuyên môn chưa đồng đều; có sự chênh lệch cao về tuổi tác nên mức độ đạt được nhận thức chung có nhiều hạn chế;

ã í thức học tập nhúm, làm việc nhóm chưa cao; sự phối hợp giữa các tổ bộ môn, các nhóm chưa tốt;

- Chưa xây dựng được môi trường thúc đẩy phát huy sáng kiến trong đội ngũ.

Bảng 2.19. Phân tích SWOT về TTSP các trường THPT trên địa bàn huyện Trà Cú theo hướng TCBHH (Cơ hội - Thách thức)

C

ơ hội (O) Thách thức (T)

- Kinh tế - xã hội của huyện Trà Cú được lãnh đạo quan tâm (huyện nghèo được đầu tư cơ sở hạ tầng), có tác động và chi phối đến chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường;

ã Chủ trương về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT của Đảng và Nhà nước tạo cơ hội cho đội ngũ CBQL, GV, NV các nhà trường vươn lên, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và tiếp cận với cách làm mới;

- Nhà nước và địa phương có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm đến công tác GD-ĐT nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ các nhà trường nói riêng.

ã Tốc độ phỏt triển của khoa học công nghệ và xu thế phát triển giáo dục đòi hỏi nhiều hơn về phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL, GV, NV;

- Nhu cầu của xã hội, buộc các nhà trường phải hướng tới sự thay đổi để tồn tại và phát triển, trong khi điều kiện cho sự thay đổi còn nhiều hạn chế;

- Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn dài vẫn sẽ là thách thức đối với sự phát triển giáo dục;

- Sự phát triển của đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới quản lý nói riêng cần có thời gian đủ dài cho sự thay đổi.

Nội dung trình bày trong Bảng 2.18 và 2.19 chỉ ra rằng: Mặc dù còn rất nhiều điểm yếu cần khắc phục, song cơ hội và thách thức đang đòi hỏi các nhà quản lý các trường THPT nổ lực vượt qua trở ngại, tranh thủ mọi cơ hội để đẩy mạnh quá trình xây dựng TTSP trở thành TCBHH nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của địa phương.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã trình bày kết quả nghiên cứu khảo sát thực trạng công tác xây dựng TTSP của các trường THPT huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh theo quan điểm về TCBHH.

Qua nghiên cứu thực trạng, có thể nhận thấy sự hiện diện của các tiền đề xây dựng TTSP các trường THPT huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh theo hướng TCBHH. Những hạn chế của TTSP xem xét dưới góc độ xây dựng TCBHH chỉ ra rằng cần có sự đầu tư thích đáng cho mục tiêu này. Trong bối cảnh và thực trạng đã phân tích, cần đề xuất được một hệ thống các biện pháp thích hợp, mà việc thực hiện trước hết phải giúp đạt được sự thống nhất chung về nhận thức, quan điểm của đội ngũ, sau nữa là cần tác động thay đổi được cả về tổ chức và hoạt động của các nhà trường, nâng cao được vai trò, đổi mới phong cách lãnh đạo của nhà quản lý, xây dựng được bộ máy quản lý có hiệu lực và thích hợp với sự đổi mới, và đặc biệt là tạo được môi trường làm việc phát huy tính tích cực, sáng tạo của đội ngũ, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài TTSP theo hướng TCBHH đã xác định. Nội dung các biện pháp này sẽ được trình bày ở chương tiếp theo của luận văn.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TTSP CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TRÀ

Một phần của tài liệu Xây dựng tập thể sư phạm các trường trung học phổ thông huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh theo hướng tổ chức biết học hỏi (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)