Vai trò của HT trong quản lý xây dựng TTSP

Một phần của tài liệu Xây dựng tập thể sư phạm các trường trung học phổ thông huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh theo hướng tổ chức biết học hỏi (Trang 33 - 35)

Cùng với việc thực hiện các chức năng truyền thống của quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) trên cả ba mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu thì một điều rất quan trọng là tạo ra sự đồng thuận, huy động và lơi cuốn tập thể vì mục đích chung. Đặc biệt,

đối với trường THPT, đội ngũ gồm nhiều thành phần, ln biến động, có rất nhiều khó khăn về đối tượng giảng dạy, CSVC, chính sách đãi ngộ... Xây dựng TTSP là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của người cán bộ quản lý nhà trường.

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo [2], xây dựng TTSP thành TCBHH là hình thành một tập thể có các yêu cầu sau:

- Người lãnh đạo nhà trường gương mẫu.

- Các cán bộ, giáo viên trong TTSP đều hiểu được quyền hạn, nhiệm vụ của mình theo sứ mệnh của nhà trường và được giúp đỡ để thực hiện quyền tự chủ, sáng tạo trong tập thể.

- Các giáo viên xây dựng được các mối liên hệ theo chiều ngang một cách hợp lý, tạo nên sức mạnh tổng hợp của tập thể.

- Xây dựng hệ thống thơng tin QLGD của nhà trường có tính minh bạch và hiệu lực.

- Nhà trường xây dựng được sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược hành động trong mối tương thích với sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

- Tập thể xây dựng được một hệ giá trị tạo nên văn hoá đặc trưng của nhà trường, phù hợp với hệ giá trị tiên tiến của thời đại.

Chất lượng giáo dục trong nhà trường là sự đóng góp chung của TTSP.

Xây dựng TTSP thành “tổ chức biết học hỏi” là một chiến lược, một tầm nhìn của người lãnh đạo nhà trường nhằm đảm bảo cho nhà trường và mọi thành viên luôn hợp tác, sáng tạo, học hỏi, thích nghi với những biến đổi liên tục của xã hội, của giáo dục, tạo ra “vốn tổ chức” và đó cũng là xây dựng nét đẹp truyền thống của văn hoá nhà trường.

· Nội dung quản lý xây dựng TTSP theo hướng TCBHH

· Xây dựng bộ máy quản lý

Cấu trúc theo chiều dọc truyền thống của các nhà trường, theo hình thức mệnh lệnh - kiểm soát đang dần bị thay thế bởi cấu trúc theo nhóm để tạo ra tổ chức theo chiều ngang, với ưu thế là tạo ra sự linh hoạt cao hơn và có sự tham gia nhiều hơn của các

thành viên. Việc xác lập và xử lý đúng đắn các mối quan hệ về tổ chức là yếu tố trọng yếu để vận hành bộ máy ăn khớp nhịp nhàng, tạo ra hiệu lực của tổ chức. Khi xác lập các mối quan hệ trong tổ chức cần xác định rõ: cấu trúc quản lý theo chiều dọc hay cấu trúc quản lý theo chiều ngang; quan hệ lâu dài, thường xuyên hay đột xuất; quan hệ chính thức hay khơng chính thức.

TCBHH sẽ phá bỏ cấu trúc tổ chức theo chiều dọc, cấu trúc ngăn cách người quản lý và nhân viên. TCBHH vận dụng những ý tưởng mới nhất để đạt được sự cộng tác, hợp tác giữa người lãnh đạo với các thành viên, giữa các thành viên với nhau, giữa bộ phận này với bộ phận khác. Đó là ý tưởng về mối liên kết ngang, trong đó các nhóm, tổ có tính tự chủ đáng kể, cơ chế quản lý cồng kềnh ở các cấp sẽ bị giảm thiểu.

Cấu trúc theo chiều ngang là đòi hỏi tất yếu của xu thế tái trang bị kỹ thuật trong bối cảnh cách mạng khoa học cơng nghệ hiện đại, trong đó các q trình cơng nghệ theo chiều ngang được liên kết lại thành một đơn vị duy nhất nhằm đẩy nhanh tốc độ và hiệu quả.

Cấu trúc tổ chức theo chiều ngang lấy tổ, nhóm làm trung tâm, có vai trị tích cực trong cơng tác xây dựng TTSP. Các tổ, nhóm có trách nhiệm ngày càng cao trong các hoạt động giáo dục, giảng dạy ở trường học.

Một phần của tài liệu Xây dựng tập thể sư phạm các trường trung học phổ thông huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh theo hướng tổ chức biết học hỏi (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)