Ngày nay, việc hiểu biết và vận dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy là một việc làm cần thiết và đem lại hiệu quả thiết thực. Hơn lúc nào, chúng ta cần chuẩn bị cho bản thân và tập thể một tinh thần cầu tiến và nhạy bén với cái mới. Vận dụng linh hoạt, kích thích sự năng động, sáng tạo, bồi dưỡng nhận thức đúng đắn cho đội ngũ trong việc ứng dụng CNTT là nhiệm vụ của người CBQL. Thực hiện tốt công tác này, chắc chắn sẽ mang lại những hiệu quả tích cực, góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới nhà trường.
Một TCBHH chắc chắn luôn tràn ngập thông tin. Để xác định nhu cầu và giải quyết vấn đề, người ta cần phải biết điều gì đang diễn ra. Các dữ liệu chính thức về ngân sách, chi phí v.v... phải ln có sẵn cho mọi thành viên. Đó chính là “quản lý theo lối sách để ngỏ”. Mọi thành viên đều có thể đọc “sách để ngỏ” và trao đổi thông tin với bất kỳ ai trong tổ chức. TCBHH phải biết sử dụng sự truyền thông công khai, kể cả việc truyền thông điện tử.
Xây dựng môi trường công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technologies - ICT) trong nhà trường sẽ giúp cho việc chia sẻ, truyền thông giữa các cấp quản lý, giữa nhà quản lý và GV, NV, giữa các GV với nhau, giữa GV và HS. Mối tương tác đa chiều và mở của ICT sẽ tăng cường cơ hội học tập, bổ sung cho môi trường học tập truyền thống, tăng khả năng tiếp cận tài nguyên cho GV và HS, giúp cho việc học tập theo hướng tương tác xảy ra thuận lợi hơn và đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế.
đ. Quản lý xây dựng văn hóa học tập
Văn hố nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức.
Văn hóa nhà trường liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của nhà trường. Nó biểu hiện trước hết trong sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu, triết lý, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý, bầu khơng khí tâm lý. Thể hiện thành một hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử được xem là tốt đẹp và được mỗi người trong nhà trường chấp nhận.
Trong một nhà trường các giá trị văn hóa có những biểu hiện rõ ràng, dễ nhìn thấy, nhưng cũng có những giá trị văn hóa ẩn chìm trong mỗi cá nhân, tạo nên những sự khác biệt về văn hóa của các thành viên trong nhà trường. Phần nổi gồm mục đích, mục tiêu, chính sách và các q trình, các mơ tả cơng việc. Phần chìm gồm: nhu cầu, cảm xúc, ước muốn của cá nhân; các ý tưởng khác biệt về vai trò sứ mệnh; quyền lực và cách thức ảnh hưởng; cạnh tranh và hợp tác; quan điểm về mối quan hệ và tầm nhìn; cảm giác về sự chân thật và tin tưởng; giá trị cá nhân; kỹ năng và năng lực.
Việc lãnh đạo hiểu rõ những giá trị chìm và nổi của tảng băng văn hóa rất quan trọng, đặc biệt là phần chìm của tảng băng. Nếu lãnh đạo không nắm bắt được tâm tư,
tình cảm, quan điểm của TTSP, khơng nhìn thấy các mâu thuẫn nảy sinh trong tổ chức để giải quyết thì trước hay sau giá trị bề nổi của văn hóa tổ chức cũng sẽ bị ảnh hưởng và người lãnh đạo có thể bị thất bại.
Có thể khẳng định văn hóa là nền tảng của TCBHH. Văn hóa của TCBHH phải mạnh mẽ trong ba lĩnh vực sau: cái toàn thể là quan trọng hơn cái bộ phận, ranh giới giữa các bộ phận phải giảm thiểu đến mức thấp nhất; văn hóa tổ chức là bình đẳng với tất cả mọi thành viên; các giá trị văn hóa phải được cải thiện và thích nghi.
Nhà trường trở thành TCBHH khi các thành viên trong nhà trường có đủ thơng tin để thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, nhìn thấy được triển vọng tương lai của nhà trường và có trách nhiệm với nhà trường. Đồng thời, mọi thành viên không ngừng học tập, nâng cao năng lực bản thân và họ được huy động, được lôi cuốn để tạo dựng tương lai, để nâng cao chất lượng cuộc sống cho chính mình, để tạo ra những kết quả mà họ mong muốn.
· Xây dựng phong cách lãnh đạo của nhà quản lý
Phong cách quản lý là hệ thống những phương pháp, thủ thuật, cách thức ứng xử, hành động của nhà quản lý trong hoạt động giao tiếp, tạo nên sự khác biệt giữa nhà quản lý này với nhà quản lý khác.
Nhìn chung, phong cách có tính ổn định song phong cách có thể thay đổi, đặc biệt khi quan hệ xã hội thay đổi, đặc điểm nghề nghiệp thay đổi, mơi trường sống và làm việc thay đổi.
Có 3 loại phong cách cơ bản:
· Phong cách dân chủ: Người lãnh đạo điều hành các khách thể quản lý bằng hệ thống hành vi đặc trưng bởi sự quan tâm, độ lượng, nhân ái, tôn trọng, lắng nghe ý kiến mọi người trong TTSP. Mọi quyết định của người lãnh đạo đều xuất phát từ lợi ích chung, lấy nguyên tắc “tập trung dân chủ” làm nguyên tắc điều hành và ra quyết định.
Quản lý theo phong cách dân chủ có ưu điểm là tập hợp được lực lượng, đoàn kết tập thể tạo thành sức mạnh thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo, đồng thời phát huy khả
năng sáng tạo, tự giác của các thành viên, tạo bầu khơng khí thuận lợi cho hoạt động của nhà trường.
Quản lý theo phong cách này trong nhiều trường hợp vai trị của người lãnh đạo có thể khơng rõ ràng, mờ nhạt; sự dân chủ quá trớn đơi khi cũng gây tình trạng tản mạn, bất lợi.
Tuy nhiên trong nhà trường, với một tập thể tri thức, TTSP có tính tự trọng cao, việc lãnh đạo theo phong cách dân chủ cần được ưu tiên phát huy.
· Phong cách mệnh lệnh, độc đoán là phong cách lãnh đạo lấy hiệu quả công việc và ý đồ chủ quan của nhà quản lý làm mục tiêu chính. Theo phong cách này, lãnh đạo phân công lao động và đánh giá sản phẩm thuần túy căn cứ vào u cầu cơng việc, rất ít quan tâm đến đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của các thành viên trong TTSP.
Lãnh đạo theo phong cách này giúp hồn thành cơng việc đúng quy định, quản lý theo quy trình, tiết kiệm tài chính, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cấp bách. Tuy nhiên, lạm dụng phong cách mệnh lệnh sẽ làm nhà quản lý trở nên quan liêu, cứng nhắc, độc tài, gia trưởng, xa rời quần chúng.
- Phong cách tự do: Nhà quản lý dưới danh nghĩa tôn trọng tự do của cá nhân, ngại va chạm, đấu tranh. Với cấp trên nhà quản lý giữ thái độ tôn trọng đúng mức qua việc thực hiện chỉ thị, văn bản. Đối với cấp dưới nhà quản lý nặng về phổ biến chỉ thị, nghị quyết thiếu kiểm tra sâu sát. Nhà quản lý thường tiếp cận thông tin thông qua người giúp việc của mình. Phong cách này có thể dẫn đến tùy tiện, làm việc thiếu chủ động sáng tạo. Tính kế hoạch, tính khoa học, tính kiên quyết khơng thể hiện rõ nét.
Trong quản lý xây dựng TTSP nhà quản lý nên vận dụng, phối hợp một cách có hiệu quả những ưu điểm của ba loại phong cách trên nhằm đạt được mục tiêu quản lý đề ra.