Chúng ta đều biết văn hóa của tổ chức là những giá trị, những niềm tin, sự hiểu biết, các chuẩn mực được các thành viên trong tổ chức chia sẻ. Có thể khẳng định văn hóa là nền tảng của “tổ chức biết học hỏi”. Nền tảng văn hóa của tổ chức biết học hỏi phải mạnh mẽ trong ba lĩnh vực sau: cái toàn thể là quan trọng hơn cái bộ phận, ranh giới giữa các bộ phận phải giảm thiểu đến mức thấp nhất; văn hóa tổ chức là bình đẳng với tất cả mọi thành viên; các giá trị văn hóa phải được cải thiện và thích nghi [11].
1.6. NỘI DUNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TTSP TRƯỜNG THPT THEO HƯỚNG TCBHH TCBHH
1.6.1. Hiệu trưởng và công tác xây dựng TTSP theo hướng TCBHH
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Xây dựng TCBHH ở nhà trường là xây dựng
trường thành nơi mà các cá nhân đều làm chủ việc học tập của mình và có cơ hội để học tập, các kiến thức được chia sẻ, hoạt động của mỗi GV hay HS đều được kết nối và thống nhất với các hoạt động của nhà trường; các ý tưởng mới được khuyến khích và sự sáng tạo được nuôi dưỡng. Tổ chức nhà trường liên tục phát triển và thích nghi tốt với môi trường. Người lãnh đạo tổ chức, HT nhà trường là người quyết định để tạo nên một nhà trường, một TCBHH”[4].
Để xây dựng nhà trường thành “tổ chức biết học hỏi”, người HT phải có khả năng xây dựng tầm nhìn, quan điểm được chia sẻ, phải biết giúp người khác nhìn thấy tồn bộ hệ thống, biết cách làm việc cùng với mọi người, thiết kế cấu trúc tổ chức, khởi xướng sự đổi mới, phát huy năng lực của mỗi thành viên hướng tới tương lai. HT phải có khả năng giúp đỡ mọi thành viên cùng xây dựng phát triển nhà trường. Đồng thời huy động
được công sức chung của mọi người, huy động nhiều nguồn lực đa dạng, gắn kết những hoạt động thường ngày của nhà trường hướng đến mục tiêu giáo dục của trường, cùng nhau hành động vì sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.