THEO HƯỚNG TỔ CHỨC BIẾT HỌC HỎI 3.1 NGUYÊN TẮC XÁC LẬP CÁC BIỆN PHÁP
3.2. CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TTSP CỦA CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH THEO HƯỚNG TCBHH
TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH THEO HƯỚNG TCBHH
· Nâng cao nhận thức của các thành viên trong nhà trường, tạo sự đồng thuận trong xây dựng TTSP theo hướng TCBHH
· Mục đích, ý nghĩa
Xây dựng TTSP theo hướng TCBHH là công việc chung của cả nhà trường dưới sự chỉ đạo của HT. Vì vậy hiểu biết, sự thấu hiểu của cả đội ngũ về ý nghĩa, tầm quan trọng, những thách thức, khó khăn, trở ngại và cả tiềm năng của nhà trường khi lựa chọn hướng phát triển này có ý nghĩa quyết định thành cơng.
Xây dựng TCBHH là công việc lâu dài và nhiều thách thức. Phải đạt được sự đồng thuận, nhất trí cao trong tồn thể đội ngũ. Mọi thành viên phải cùng đồng lịng quyết tâm thì nhà trường mới vượt qua được trở ngại trên con đường xây dựng TTSP biết học hỏi.
· Nội dung thực hiện
Hàng năm, HT nhà trường cần tổ chức hội thảo, mời chuyên gia am hiểu về cơng tác quản lý, nói chuyện về các vấn đề văn hóa nhà trường, về tổ chức biết học hỏi, bồi dưỡng kỹ năng mềm cho CBQL, GV, NV, đặc biệt là trao đổi, tư vấn về công tác xây dựng TTSP trường THPT theo hướng TCBHH.
Nhà trường phối hợp với Ban Chấp hành Cơng đồn, Đồn Thanh niên tổ chức các hoạt động phong trào, các cuộc thi... Thông qua các hoạt động này tuyên truyền,
chia sẻ về tầm nhìn, sứ mạng và các giá trị mà nhà trường đang hướng đến.
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, lãnh đạo nhà trường cần quan tâm cập nhật thông tin về xu thế phát triển giáo dục trên thế giới và định hướng chính sách phát triển giáo dục nước ta. Từ đó có biện pháp thích hợp nâng cao nhận thức chung của đội ngũ.
Khi xây dựng nội quy hoạt động của cơ quan, quy chế công tác, quy chế phối hợp của các tổ chức trong nhà trường, cần đảm bảo tính thống nhất với các chủ trương chung của ngành, các văn bản pháp quy và phải được lấy ý kiến rộng rãi trong CBQL, GV, NV nhà trường. Các ý kiến đóng góp nếu khơng phù hợp phải được giải trình rõ ràng trước tập thể nhằm tạo ra sự đồng thuận cao trong quá trình thực hiện.
HT nhà trường cần xây dựng các quy tắc xử sự chung, các chuẩn mực cơng tác và hình thành trong CBQL, GV, NV thói quen hành động theo các chuẩn mực đó nhằm xây dựng nề nếp chung và mơi trường lành mạnh, tích cực, hướng đội ngũ đến sự thay đổi, phát triển khơng ngừng. Cần có chế độ, chính sách khen thưởng kịp thời để động viên, khích lệ CBQL, GV, NV và HS thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ.
· Định hướng phát triển TTSP phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường và các giá trị văn hóa hướng đến sự thay đổi
· Mục đích, ý nghĩa
HT cần xác định rõ tầm nhìn của nhà trường và truyền thơng cho CBQL, GV, NV và HS cùng chia sẻ tầm nhìn đó. Mọi người phải hình dung được hình ảnh tương lai khả thi của nhà trường, nhận thức rõ sứ mạng và ý thức được các giá trị cốt lõi của nhà trường, để trên cơ sở đó xác định trách nhiệm tham gia của bản thân nhằm hiện thực hóa tầm nhìn.
Hệ giá trị cơ bản của nhà trường chính là những giá trị văn hóa cốt lõi và là lý do tồn tại của nhà trường. Các giá trị này là nền tảng tinh thần, mà dựa vào đó TTSP sẽ phát triển bền vững hướng đến sự thay đổi. Trên cơ sở có tầm nhìn, sứ mạng và hệ giá trị hành động của nhà trường, các thành viên có được sự định hướng lâu dài, và điều đó thúc đẩy họ phấn đấu, cống hiến và rèn luyện không ngừng.
· Nội dung thực hiện
Sứ mạng chính là lý do tồn tại, ý nghĩa tồn tại, nội dung hoạt động của nhà trường. Tầm nhìn chính là hình ảnh tương lai của nhà trường. Một bản tuyên bố về tầm nhìn là một phát biểu chính thức về vị trí mà nhà trường mong muốn đạt được. Bản tuyên bố tầm nhìn phác thảo ra tương lai của nhà trường khi đạt được những mục tiêu dài hạn và mục đích của mình. Các tun bố về tầm nhìn có thể khác biệt nhau về độ dài, có thể là một câu ngắn gọn, cũng có thể là một đoạn văn, nhưng phải xác định được đích đến cuối cùng của nhà trường.
Sứ mạng, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi của nhà trường được công bố rộng rãi cho mọi người biết rõ. Tuy nhiên để cho mọi CBQL, GV, NV và HS đều xác định rõ được sứ mạng, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi của nhà trường thì HT nhà trường cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như:
· Cơng bố sứ mạng, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi của nhà trường trên website của nhà trường, bảng tin đặt ở nơi dễ nhìn thấy nhất để mọi người đều có thể biết và đọc được.
· Thông qua các buổi hội họp, hội nghị, HT nhà trường tùy theo tính chất hoạt động, nội dung mà lồng ghép truyền thơng về sự mạng, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi của nhà trường để CBQL, GV, NV đều nắm rõ và ghi nhớ, có hành động phù hợp.
· Các thơng tin về sứ mạng, tầm nhìn, các giá trị của nhà trường cịn được chính thức thơng báo trên văn bản, thơng tin cho cha mẹ học sinh biết, hỗ trợ nhà trường thực hiện.
· Thông qua các hoạt động phong trào do nhà trường, Cơng đồn cũng như Đoàn Thanh niên tổ chức để tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ hơn về sứ mạng, tầm nhìn, các giá trị của trường mình và xác định vai trị trách nhiệm của từng người.
Cần lưu ý rằng, khác với các TTSP thông thường hiện nay, TTSP xây dựng theo hướng TCBHH đặc trưng bởi các giá trị định hướng đến sự thay đổi. Các giá trị cơ bản
trong một nhà trường như vậy có thể là: sự tự ý thức (mỗi người đều nhận thức rõ về nhiệm vụ và tự giác thực hiện); mọi sáng kiến đều được coi trọng (lao động sáng tạo được khích lệ); sự chia sẻ và phân quyền (nhấn mạnh chức năng hành động vì mục đích chung hơn là quan hệ cấp bậc); giao tiếp hiệu quả trong tổ chức (sự thấu hiểu nhiệm vụ chung và sẵn sàng tạo điều kiện hỗ trợ nhau trong công việc, đề cao sự hợp tác); tổ chức biết học hỏi (sự phát triển đào tạo, học tập là nhu cầu, trách nhiệm, quyền lợi của mọi thành viên)[18].
· Xây dựng bộ máy quản lý có hiệu quả với sự ủy quyền, phân cấp rõ ràng và minh bạch
· Mục đích, ý nghĩa
Ủy quyền giúp giảm bớt gánh nặng cho lãnh đạo, tạo cơ hội tốt để cán bộ, GV, NV rèn luyện, trưởng thành, đồng thời động viên họ. Ủy quyền là một cách thức để lãnh đạo phát huy được sức mạnh tổng hợp của tổ chức.
Phân cấp hợp lý sẽ tạo động lực và điều kiện để CBQL, GV, NV trong TTSP hoàn thành nhiệm vụ và phát huy được những năng lực tiềm ẩn.
· Nội dung thực hiện
Sự uỷ quyền thể hiện dưới 2 hình thức:
· Uỷ quyền chính thức qua cơ cấu tổ chức;
· Uỷ quyền khơng chính thức qua sự tín nhiệm cá nhân.
Để uỷ quyền thành công, trước hết việc ủy quyền phải tiến hành một cách có ý thức từ phía người uỷ quyền và người được uỷ quyền.
Người uỷ quyền phải rất hiểu biết bản thân và cấp dưới thì mới thực hiện được sự uỷ quyền. Cấp dưới được uỷ quyền phải xác định được trách nhiệm trước cấp trên khi được giao quyền và phải thấy rõ những giới hạn trong quyền lực của mình để khơng vượt qua giới hạn đó.
Người uỷ quyền một mặt địi hỏi hệ thống chỉ huy phải rõ ràng, nhưng khơng nên địi hỏi sự tuân thủ máy móc của người được uỷ quyền, phải cho họ được linh hoạt giải quyết cơng việc, thậm chí được phép điều chỉnh, sửa đổi nội dung công việc khi cần
thiết. Người uỷ quyền cũng phải biết chấp nhận một vài thất bại do người được uỷ quyền phạm phải.
Khi uỷ quyền phải cho người được uỷ quyền biết tính chất, phạm vi, kết quả cần đạt được trong công việc, giao quyền lực và trách nhiệm cần thiết, tạo điều kiện để người được ủy quyền hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Ủy quyền cần thực hiện theo trình tự hợp lý: Tiêu chuẩn hóa nhiệm vụ; tạo khơng khí uỷ quyền; chuyển đổi trạng thái tâm lý; chọn người uỷ quyền; chọn việc để uỷ quyền và thực hiện ủy quyền.
HT nhà trường khi phân công công việc, cần căn cứ vào các văn bản pháp quy, vận dụng linh hoạt, sáng tạo những nguyên tắc và yêu cầu của việc phân công, quan tâm đến nguyện vọng cá nhân để khai thác thế mạnh của mỗi người. Phân công tổ trưởng chuyên môn, phân công GV chủ nhiệm, phân công chuyên môn trong TTSP phải đảm bảo sự đồng đều, chất lượng, tránh sự thiếu cơng bằng, đảm bảo lợi ích cho HS và tính đến đặc thù của đội ngũ.
· Phân cơng nhiệm vụ cụ thể trong các thành viên BGH. Các phó HT, tùy theo năng lực, sở trường mà phân công các công việc phù hợp. Giao cho họ quyền quyết định và chịu trách nhiệm trước HT về những cơng việc được phân cơng, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm khi thực thi nhiệm vụ.
· Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Khi thực hiện nhiệm vụ, lãnh đạo các tổ chức cần xây dựng kế hoạch cụ thể, thông qua chi bộ và cùng BGH thảo luận, bàn bạc và thống nhất thực hiện. Người đứng đầu các tổ chức đồn thể phải có thực quyền để điều hành tổ chức mình và chịu trách nhiệm trước nhà trường về hoạt động của tổ chức.
· Tổ trưởng bộ môn chịu sự chỉ đạo trực tiếp của BGH nhà trường và là người có trách nhiệm quản lý, theo dõi về chuyên môn, cũng như công việc của bộ phận mình phụ trách. Do vậy, để có thể thực hiện phân cấp quản lý hiệu quả, BGH nhà trường cần có sự lựa chọn những cán bộ vững về chun mơn, có năng lực quản lý nhóm, có uy tín trong đội ngũ để bổ nhiệm phụ trách các bộ
môn. Cần xây dựng rõ quy định về nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể của tổ trưởng bộ mơn.
Khi có sự phân cấp, người lãnh đạo phải đồng thời giao cho người phụ trách những quyền lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ theo những định hướng, mục tiêu của nhà trường, đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà trường về hoạt động của bộ phận mình phụ trách.
Để đánh giá được chính xác năng lực điều hành của tổ trưởng bộ môn, định kỳ từng học kỳ, HT cần tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của CBQL, GV, NV trong nhà trường. Đồng thời qua thực tế quản lý, HT cần chủ động có biện pháp tư vấn thúc đẩy để nâng cao năng lực đội ngũ CBQL trong nhà trường.