Công tác chuẩn bị trước khi lập dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án cho các dự án thủy điện tại công ty cp đầu tư xây dựng và thương mại quốc tế (Trang 62 - 64)

2.3 Phân tích công tác quảnlý các dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy điện

2.3.1 Công tác chuẩn bị trước khi lập dự án đầu tư

Trong các giai đoạn của 01 dự án, giai đoạn chuẩn bị đầu tư là giai đoạn có thể nói là quan trọng nhất.Nó là tiền đề để quyết định sự thành công hay thất bại của dự án. Dự án có khả thi, phát huy tối đa khi đưa vào vận hành hay không chính là nhờ việc xác định các mục tiêu đúng đắn. Nội dung chủ yếu của giai đoạn chuẩn bị đầu tư là việc xây dựng dự án đầu tư. Trong đó vấn đề chất lượng, tính chính xác của các kết quả nghiên cứu tính toán và dự án là quan trọng nhất.

2.3.1.1. Nội dung công tác chuẩn bị trước khi lập dự án đầu tư a) Công tác chuẩn bị trước khi lập dự án

Trước khi thực hiện quá trình đầu tư, Chủ đầu tư sẽ thuê và mời Tư vấn phối hợp với các phòng ban và Ban lãnh đạo công ty xem xét các vấn đề liên quan đến quá trình chuẩn bị lập dự án đầu tư, lập báo cáo tóm tắt liên quan đến dự án , bao gồm các hạng mục công việc:

- Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư, tính khả thi của dự án, khả năng tài chính đầu tư, khả năng sinh lời của dự án,..vv.

- Kiểm tra quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng dự án; hiện trạng và quy hoạch các dự án khai thác, sử dụng tài nguyên nước có liên quan trên lưu vực đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đánh giá đầy đủ các điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất, khí tượng, thủy văn, động đất kiến tạo), dân sinh, kinh tế - xã hội, giao thông vận tải

- Đánh giá hiện trạng lưới điện, điểm đầu nối tại khu vực có dự án đầu tư, xem xét khả năng đấu nối và truyền tải công suất trên lưới điện hiện có.

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý

Luận văn cao học QTKD 61 Lê Thanh Hải

- Đánh giá tác động môi trường khi thực hiện dự án theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ.

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng quy hoạch vùng liên quan đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Dự án khác được đề xuất quy hoạch phải đảm bảo không chiếm dụng quá 10 ha đất các loại hoặc không di dời quá 01 hộ dân với 01 MW công suất lắp máy.

- Xếp hạng thứ tự ưu tiên đầu tư xây dựng các dự án kiến nghị trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và tác động môi trường - xã hội của từng dự án.

b) Phê duyệt dự án đầu tư

Sau khi hoàn thành công tác lập dự án đầu tư, Chủ đầu tư phải đệ trình các hồ sơ liên quan đến các đơn vị phê duyệt dự án, cụ thể:

- Tổng cục Năng lượng xem xét phê duyệt và bổ sung quy hoạch vào hệ thống điện quốc gia.

- UBND tỉnh xem xét lập quy hoạch dự án, phê duyệt quy hoạch 1/5000, lập báo cáo Bộ Công Thương xem xét phê duyệt dự án.

- Thỏa thuận điểm đấu nối với cơ quan quản lý Điện lực miền, hệ thống điện quốc gia.

Thỏa thuận mua bán điện với Tập đoàn điện lực Việt Nam hoặc các điện lực miền.

c) Thực trạng công tác chuẩn bị đầu tư tại Công ty

Công tác chuẩn bị cho giai đoạn đầu tư được tổ chức phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban của công ty, Ban quản lý dự án và tư vấn khảo sát thiết kế. Ban quản lý dự án, cụ thể bộ phận thi công có trách nhiệm xem xét, tập hợp các hồ sơ do tư vấn thiết kế lập. Phòng kỹ thuật thi công có trách nhiệm kiểm tra tính đúng đắn của hồ sơ thiết kế, đề xuất các phương án với các phòng ban liên quan và ban lãnh đạo công ty. Bộ phận kinh tế kinh tế kế hoạch có trách nhiệm xem xét báo cáo kinh tế kỹ thuật, tóm tắt đầu tư, tổng mức đầu tư dự kiến, đề xuất giải pháp với ban lãnh đạo công ty.

Tuy nhiên thực tại công tác chuẩn bị đầu tư do Ban quản lý thực hiện chưa tốt, thời gian thực hiện kéo dài, phương án và các đề xuất không thực tế, hồ sơ thực hiện để trình các cấp phê duyệt còn sai sót, hiệu chỉnh nhiều lần dẫn đến quá trình cấp giấy phép chậm, chi phí phục vụ cho các công tác chuẩn bị đầu tư lớn

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý

d) Nguyên nhân

Một phần ngyên nhân lớn khi sảy ra tình trạng trên là do cơ cấu bố trí của Ban quản lý dự án. Căn cứ trên cơ cấu bố trí, việc thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư dự án chủ yếu tập trung ở 03 bộ phận chuyên trách: phòng kỹ thuật thi công, phòng kinh tế kế hoạch, Ban đề bù giải phóng mặt bằng. Ngoài nhiệm vụ chính là theo dõi tình hình thi công thực tế tại các dự án đang triển khai tại thủy điện Chiêm Hóa, Vĩnh Hà, các bộ phận đó còn phải kiêm nhiệm công việc cho công tác chuẩn bị đầu tư tại các dự án Nậm Trai 5 và Thanh Sơn. Do đó công tác chuẩn bị đầu tư cho các dự án mới sẽ bị ảnh hưởng nhiều, thời gian kéo dài.

Ban lãnh đạo công ty chưa nhìn nhận kỹ những vấn đề liên quan đến kỹ thuật của dự án. Một phần nguyên nhân do sức ép đầu tư từ những doanh nghiệp khác tác động đến giấy phép đầu tư của dự án nên công ty có những quyết định chưa đúng đắn, quyết định khi chưa đánh giá hết các yếu tố cụ thể.

Ngoài ra do các thủ tục và quy định của các cơ quan ban nghành liên quan đến đầu tư còn quá phức tạp, cán bộ ban quản lý không có nhiều người chuyên trách, phải giải quyết nhiều công việc trong một khoảng thời gian ngắn do đó những sai sót về thủ tục và hồ sơ xin thẩm định và phê duyệt dự án là không tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án cho các dự án thủy điện tại công ty cp đầu tư xây dựng và thương mại quốc tế (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)