Nâng cao chất lượng quản lý, giám sát thi công xây lắp công trình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án cho các dự án thủy điện tại công ty cp đầu tư xây dựng và thương mại quốc tế (Trang 111 - 116)

3.2. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quảnlý các dự án thủy điện tạ

3.2.5. Nâng cao chất lượng quản lý, giám sát thi công xây lắp công trình

a) Căn cứ đề xuất giải pháp

Quản lý thi công xây dựng là công tác quan trọng nhất để quản lý thực hiện dự án, chiếm một thời gian dài nhất trong toàn bộ chu trình quản lý dự án và điều quan trọng hơn là quyết định chất lượng công trình xây dựng, thời gian xây dựng theo kế hoạch.

Những khó khăn tồn tại của công tác thi công các dự án của Ban QLDA được thể hiện trong chương 2 làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng và chi phí dự án.

b) Nội dung giải pháp

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị thi công

Trước khi triển khai thi công công trình, công ty phải yêu cầu nhà thầu phải lập biện pháp tổ chức xây dựng, tiến độ thi công xây dựng, phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt để trình công ty thống nhất, đặc biệt cần lưu ý phương án cắt điện, đấu nối và dự phòng tiến độ cho những yếu tố chưa dự kiến trước được. Trên cơ sở biện pháp thi công đã được phê duyệt, cán bộ ban quản lý phối hợp chặt chẽ với Tổng thầu, tư vấn giám sát chủ đầu tư giám sát chặt chẽ công tác thi công của các nhà thầu nhằm đảm bảo chất lượng công việc của dự án.

Tăng cường tuyển dụng, bổ sung thêm cán bộ có năng lực và kinh nghiệm đã từng tham gia thực hiện các dự án tương tự. Tạo điều kiện tối đa về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho cán bộ thực hiện giám sát thi công xây lắp công trình.

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý

nhận cự ly, các hệ số khó khăn của đường vận chuyển vật tư thiết bị bằng thủ công. Biện pháp tổ chức thi công cụ thể cho một số hạng mục đặc biệt đối với công trình ngầm như gia cố, chống sạt lở, làm công trình tạm đối với móng cọc, móng giếng. Phân bổ kế hoạch thi công của các dự án hoặc các hạng mục của một dự án hợp lý thuận lợi theo điều kiện thời tiết, theo mùa.

Kiểm tra kỹ danh mục, quy cách, chủng loại và tính năng của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, máy móc, thiết bị xây dựng để sử dụng trong công trình của nhà thầu.

Kiểm tra điều kiện, biện pháp đảm bảo an toàn thi công cho công trình và các công trình lân cận.

Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra chất lượng thi công, kịp thời phát hiện những sai phạm trong tổ chức thi công, nghiệm thu theo đúng chủng loại vật tư thiết bị, tiêu chuẩn kỹ thuật, nếu phát hiện có những sai phạm cần phải đình chỉ thi công để khắc phục.

Nâng cao chất lượng công tác thực hiện thi công

Công tác giám sát phải được thực hiện ngay từ khi bắt đầu dự án đến khi dự án kết thúc và được bàn giao, đưa vào vận hành. Trong quá trình thực hiện, cán bộ ban quản lý phải phối hợp với cán bộ tư vấn giám sát, tổng thầu và các nhà thầu thi công tại hiện trường, xem xét, đánh giá và có những giải pháp trực tiếp ngay tại hiện trường khi có những sai sót, vướng mắc, tránh mất nhiều thời gian thực hiện công việc.

Thường xuyên phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giám sát. Phải tuyển dụng các cán bộ giám sát có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức kỷ luật tốt. Phải bố trí cán bộ giám sát đúng chuyên môn được đào tạo và đúng lĩnh vực cần giám sát: kỹ sư xây dựng giám sát các hạng mục về xây dựng, kỹ sư điện giám sát các hạng mục về điện…

Cần phải gắn trách nhiệm, cụ thể trong công việc được giao cho các cán bộ giám sát, ban hành các chế tài thưởng phạt nghiêm minh đối với các cán bộ giám sát. Cần phải thường xuyên tổ chức họp giao ban về tiến độ giữa các đơn vị liên

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý

Luận văn cao học QTKD 111 Lê Thanh Hải

thầu xây lắp. Trong cuộc họp này sẽ đánh giá tổng quát về tiến độ, chất lượng, các khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện dự án từ đó kiến nghị Ban QLDA các giải pháp khắc phục để đảm bảo tiến độ, chất lượng công tác đầu tư dự án.

Đối với cán bộ phục vụ vận hành sau này của Nhà máy, do thời gian tuyển dụng và đạo tạo sớm sẽ có nhiều thời gian theo dõi quá trình thi công dự án. Phòng vật tư thiết bị cần đề xuất giải pháp với lãnh đạo ban giải pháp bổ sung nhân lực phục vụ công tác theo dõi thi công lắp đặt thiết bị dự án từ những cán bộ nhân viên quản lý vận hành. Đối với cán bộ sửa chữa, cần thiết bố trí phối hợp với đơn vị lắp đặt thiết bị tại hiện trường thực hiện công việc lắp đặt nhằm nâng cao trình độ và năng lực cán bộ sửa chữa.

Công tác áp dụng kỹ thuật, phần mềm công cụ quản lý chưa được quan tâm. Các số liệu thống kê, quản lý các hạng mục của dự án còn rời rạc, thiếu nhất quán. Chủ yếu các bộ phận tự thực hiện, không phối hợp với nhau, không có bộ phận tổng hợp theo dõi toàn bộ quá trình thực hiện dự án

Ban QLDA cần phải có chế tài xử lý nghiêm túc các trường hợp không thực hiện đúng hợp đồng bao gồm cả tư vấn, xây lắp, cung cấp vật tư thiết bị và dịch vụ. Các chế tài xử phạt phải đưa và nêu rõ vào trong các điều khoản của hợp đồng.

Mặt khác phải thanh toán sòng phẳng kịp thời cho các nhà thầu.Kiến nghị rút ngắn thời gian thanh toán vốn, đặc biệt các vốn vay nước ngoài.

Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài do nguyên nhân khách quan thì công ty báo cáo người quyết định đầu tư để quyết định việc điều chỉnh tiến độ của dự án.

c) Lợi ích của giải pháp

Công tác thi công xây dựng là khâu ảnh hưởng trực tiếp nhất đến chất lượng, tiến độ dự án.Thực hiện tốt công tác này sẽ rút ngắn được tiến độ, đảm bảo công trình chất lượng.Từ việc rút ngắn tiến độ sẽ không làm phát sinh chi phí.

Tiết kiệm được chi phí đào tạo cán bộ sửa chữa, không những vậy, cán bộ thuộc khối sửa chữa trong quá trình phối hợp với đơn vị thi công lắp đặt sẽ nắm bắt được cách thức thực hiện, tình trạng kỹ thuật thiết bị để phục vụ công tác sửa chữa sau này.

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở hiện trạng các ưu nhược điểm trong công tác quản lý dự án tạo ban quản lý các dự án công trình thủy điện thuộc Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại quốc tế, Trong chương 3, luận văn trình bày nhiệm vụ của tập thể ban quản lý dự án thủy điện trong giai đoạn 2016 đến 2020, và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý các dự án thủy điện tại ban quản lý dự án thủy điện nhằm đảm bảo, việc thực hiện dự án với chất lượng cao với chi phí thấp và đảm bảo tiến độ theo quy trình quản lý các bước thông qua các công tác quản lý thực hiện:

- Hoàn thiện công tác chuẩn bị trước khi lập dự án đầu tư

- Hoàn thiện công tác xin giao đất và đền bù giải phóng mặt bằng - Nâng cao chất lượng công tác khảo sát thiết kế công trình

- Hoàn thiện công tác lựa chọn Nhà thầu

- Nâng cao chất lượng quản lý, giám sát thi công xây lắp công trình

Trên cơ sở hiện trạng, các giải pháp mang tính thời sự được xem xét, nghiên cứu và đề xuất trên cơ sở thực trạng công tác của ban quản lý các dự án thủy điện thuộc Công ty cổ phẩn Đầu tư xây dựng và Thương mại quốc tế. Để đẩy nhanh tiến độ, chất lượng dự án đạt hiệu quả, chi phí thực hiện thấp, đem lại lợi ích kinh tế cho công ty cũng như cho xã hội. Thúc đẩy nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ nhân viên ban quản lý và tập thể cán bộ công ty phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý

Luận văn cao học QTKD 113 Lê Thanh Hải

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, mảng đầu tư xây dựng các dự án thủy điện tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Quốc tế thực sự đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch phát triển kinh tế của công ty. Xác định được công tác quản lý dự án chính là khâu then chốt để tiếp tục thực hiện đầu tư hiệu quả, đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý dự án cho các dự án Thủy điện tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Quốc tế” đã được tôi nghiên cứu nhằm phát huy được hiệu quả, khắp phục được những tồn tại yếu kém trong công tác quản lý dự án các công trình thủy điện, góp phần đẩy nhanh quá trình thực hiện các dự án giúp công ty ngày một vững mạnh trong nền kinh tế thị trường.

Trong chương 1, luận văn đã đề cập đến các khái niệm dự án đầu tư xây dựng, nội dung, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư các công trình và cơ chế quản lý.

Trong chương 2, trên cơ sở các nội dung về lý thuyết của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng thủy điện và nêu lên các tồn tại cũng như nguyên nhân trong quá trình thực hiện dự án dẫn đến làm chậm tiến độ và ảnh hưởng đến chất lượng dự án, làm phát sinh chi phí và từ đó sẽ đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác công tác quản lý dự án tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Quốc tế.

Chương 3 của bài luận văn đề xuất những giải pháp hoàn thiện cụ thể để khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý dự án nhằm thực hiện đầu tư các dự án một cách hiệu quả.

Trong khuôn khổ của một đề tài khá lớn, vấn đề lại phức tạp… do vậy một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng chưa có điều kiện nghiên cứu sâu hơn và toàn diện hơn, chắc chắn có nhiều ý kiến khác nhau về những nội dung nghiên cứu và những kiến nghị cụ thể, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn đồng nghiệp.

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Phạm Thị Thu Hà, Giáo trình quản lý dự án đầu tư, Đại học Bác Khoa Hà Nội. 2. PGS.TS. Từ Quang Phương, Giáo trình Quản lý dự án, NXB Đại học kinh tế quốc

dân Hà Nội

3. TS. Từ Quang Phương, Giáo trình Quản lý Dự án Đầu tư, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

4. Chính phủ (2005), Nghị định số 16/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về quản lý đầu tư và xây dựng, Hà Nội.

5. Chính phủ (2004), Nghị định số 209/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về quản lý chất lượng công trình,Hà Nội.

6. Chính phủ (2005), Nghị định số 112/NĐ-CP ngày 29/09/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP, Hà Nội.

7. Quốc hội (2005), Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003, Hà Nội. 8. Quốc hội (2013), Luật đấu thấu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013, Hà Nội.

9. Thông tư số 43/2012/TT-BCT: Quy định về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng dự án thủy điện và vận hành khai thác công trình thủy điện.

10.TS. Nguyễn Xuân Thủy, ThS. Trần Việt Hoa, ThS. Nguyễn Việt Ánh (2005),

Quản trị Dự án Đầu tư lý thuyết và bài tập, NXB Thống kê, Hà Nội. 11.TS. Bùi Ngọc Toàn, Cácnguyênlý quảnlý dự án, NXB Giao thông vận tải

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án cho các dự án thủy điện tại công ty cp đầu tư xây dựng và thương mại quốc tế (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)