Công tác thi công xây lắp công trình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án cho các dự án thủy điện tại công ty cp đầu tư xây dựng và thương mại quốc tế (Trang 80 - 85)

2.3 Phân tích công tác quảnlý các dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy điện

2.3.5 Công tác thi công xây lắp công trình

Công tác thi công tại công trường có vai trò quan trọng nhất trong quá trình thực hiện dự án, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và cht lượng thi công của dự án, nó quyết định phần lớn chất lượng công trình xây dựng. Không nhưng vậy, giai đoạn này còn có thời gian dài nhất trong toàn bộ chu trình quản lý dự án mà còn ảnh hưởng mạnh đến tiến độ và chi phí đầu tư cả dự án.

a) Thực trạng

Với vai trò ban quản lý dự án, các đơn vị ban quản lý dự án bao gồm phòng kỹ thuật thi công, phòng vật tư thiết bị, phòng kinh tế kế hoạch phối hợp với tư vấn giám sát theo dõi quá trình thực hiện thi công của các nhà thầu phụ theo từng thành phần hạng mục công việc tương ứng.

Thực trạng theo thống kê tại Bảng 2.2- Kết quả thực hiện về mặt thời gian, các dự án đã hoàn thành và đang thi công đều chậm tiến độ ít nhất từ 2 đến 12 tháng. Cán bộ ban quản lý là những cán bộ còn non trẻ, năng lực và kinh nghiệm thi công còn hạn chế, do đó trong quá trình thi công, không lường hết và đánh giá được tình trạng kỹ thuật và biện pháp giải quyết.

Năng lực các nhà thầu tham gia thi công cũng là một trong những vấn đề gây ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng thi công. Công trình thủy điện Vĩnh Hà, khi thực hiện mở hố móng tuyến đập, do không lường trước được địa chất tại tuyến đập, việc đưa ra biện pháp xử lý khắc phục gia cố mất nhiều thời gian, chủ yêu do năng lực và biện pháp thi công của nhà thầu xây dựng không được tốt, kéo dài thời gian

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý

Luận văn cao học QTKD 79 Lê Thanh Hải

Gói thầu cung cấp lắp đặt thiết bị thủy công và tuyến đường dây đấu nối tại thủy điện Vĩnh Hà, do năng lực của nhà thầu kém đã làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công toàn dự án.

Công tác bảo quản vật tư thiết bị tại hiện trường cũng gặp nhiều khó khăn, do mặt bằng thi công chật hẹp, công tác tập kết và tổ hợp tại hiện trường trước khi đưa vào lắp đặt kéo dài, không thể tiến hành đồng thời. Các thiết bị điện khi tập kết đến công trường không được bảo quản tốt, khi đưa thiết bị ra lắp đặt một số thiết bị đã hư hỏng, không đạt chất lượng thường bị động do các sai sót này chỉ phát hiện sau khi lắp đặt và thí nghiệm. Đặc biệt đến giai đoạn thí nghiệm hiệu chỉnh trước khi chạy máy, lúc này công trình đã đi vào giai đoạn cuối và hầu như không có thời gian để xử lý.Việc xử lý các tồn tại này hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp.Vì thế nếu không có sự chuyển bị, dự phòng sẽ làm cho giai đoạn này bị kéo dài.

Phần thiết bị của dự án hiện nay đa số nhập khẩu thiết bị từ các nhà sản xuất nước ngoài đặc biệt các thiết bị thuộc gói thầu cơ điện. Việc lắp đặt và hiệu chỉnh cũng phải do nhà cung cấp thiết bị cử chuyên gia đến hướng dẫn. Công tác chuyển giao công nghệ khó khăn chủ yếu do các nhà sản xuất luôn giữ bí mật công nghệ. Do vậy việc phối hợp thi công trên công trường cũng phức tạp hơn các dự án thông thường.

Bảng 2.10: Các vướng mắc trong quá trình thi công

TT Các vướng mắc thường gặp Mức độ xuất hiện (dự án) Mức độ tác động Tiến độ Chi phí 1 Do công tác khảo sát >30% Chậm 1 tháng đến 3 tháng Tăng 300 triệu đến 40 tỷ đồng 2 Do công tác thiết kế >50% Chậm 4 tháng đến 1 năm Tăng 1 tỷ đến 15 tỷ đồng

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý

3 Do bảo quản thiết bị không

tốt >60% Chậm 1 tháng đến 3 tháng Tăng 400 triệu đến 1,5 tỷ đồng

4 Do các nguyên nhân không

lường trước >20% Chậm 3 tháng đến 1 năm Tăng 400 triệu đến 1,1 tỷ đồng 5 Do điều hành và quản lý dự án yếu kém >15% Chậm 3 tháng đến 1 năm Tăng 400 triệu đến 2 tỷ đồng

6 Do năng lực yếu kém của

nhà thầu >20% Chậm 3 tháng đến 1 năm Tăng 300 triệu đến 40 tỷ đồng

(Nguồn Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Quốc tế) b) Nguyên nhân

Năng lực nhà thầu thi công cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến việc chậm tiến độ. Đối với những công trình có địa chất tốt, việc thi công tương đối dễ dàng thì năng lực thi công của nhà thầu không gây ảnh hưởng lớn tuy nhiên đối với công trình có địa chất phức tạp thì việc chọn được nhà thầu thi công chuyên nghiệp, có đủ máy móc và tuân thủ đúng các quy định an toàn là điều kiện tiên quyết.

Việc quản lý điều phối các nhà thầu cùng tham gia thi công trên công trường cũng rất phức tạp, đòi hỏi ban điều hành của Tổng thầu phải có sự điều phối uyển chuyển, phối hợp nhịp nhàng giữa các nhà thầu. Tuy nhiên, do khả năng và kinh nghiệm điều hành của Tổng thầu tại các dự án đang thực hiện quá kém, áp lực tiến độ đối với các nhà thầu quá lớn nên trong quá trình thực hiện cũng sảy ra nhiều va chạm giữa các nhà thầu. Chính vì vậy yêu cầu Ban quản lý và Tư vấn giám sát chủ đầu tư phải cử cán bộ có năng lực thực sự luôn luôn có mặt tại hiện trường để có thể điều phối các công việc tránh sảy ra xung đột nhằm đảm bảo tiến độ chung của toàn dự án.

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý

Luận văn cao học QTKD 81 Lê Thanh Hải

Năng lực và nhân lực của Ban quản lý còn hạn chế, số lượng cán bộ theo dõi giám sát quá trình thi công của Nhà thầu quá ít, kinh nghiệm thực tế còn thiếu. Tiếp nhận và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công chậm.

2.3.5.1. Công tác giám sát thi công xây lắp công trình

Quá trình thi cônglà khâu rất quan trọng trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng. Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trên công trường để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Việc tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theocác bước sau:

- Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu thi thực hiện dự án.

- Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ và hợp đồng.

- Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công đưa vào dự án. - Kiểm tra về hệ thông quản lý chất lượng của nhà thầu thi.

- Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn, phục vụ thi công.

- Kiểm tra các cơ sở sản xuất vật tư sản phẩm xây dựng phục vụ thi công. - Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư được cung cấp đến công trường, vật liệu được cung cấp theo yêu cầu của thiết kế.

- Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm và kết quả kiểm định chất lượng của thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình.

- Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình.

- Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại công trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật kí giám sát hoặc biên bản kiểm tra theo quy định.

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý

- Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàng thành công trình xây dựng.

- Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu tư vấn thiết kế điều chỉnh.

- Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng.

- Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan để giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình. Phối hợp giữa các nhà thầu triển khai dự án thu xếp mặt bằng giải quyết các khúc mắc giữa các nhà thầu thiết bị, xây dựng. - Ngoài ra công tác giám sát an toàn lao động và vệ sinh môi trường trên công trường của đơn vị giám sát chưa được chú trọng. Mặc dù đây chỉ là một công tác nhỏ nhưng lại làm ảnh hưởng đến môi trường sống của mọi người trong công trường và các hộ dân xung quanh.

a. Thực trạng

Theo số liệu thống kê tại bảng 2.3- Kết quả thực hiện về mặt chất lượng công trình, mức độ sai sót về mặt chất lượng thi công công trình xảy ra do nguyên nhân giám sát có xu hướng tăng lên. Đối với dự án thủy điện Chiêm Hóa, mức độ sai sót là 16%, tuy nhiên khi thực hiện dự án thủy điện Vĩnh Hà, mức độ sai sót lại tăng lên 33%.

Số lượng nhân viên thuộc phòng kỹ thuật thi công và phòng vật tư thiết bị quá ít, hạn chế về năng lực và kinh nghiệm thực tế, công tác giám sát thi công chủ yếu dựa vào tư vấn giám sát, cán bộ ban quản lý không kiểm soát được chi tiết, nội dung chất lượng các hạng mục công trình đã hoàn thành.

Công tác kiểm soát khối lượng vật tư thiết bị tại công trường chưa được kiểm soát. Vật tư và thiết bị chính được Tổng thầu cung cấp theo hợp đồng trọn gói, tuy nhiên khi đến công trường sẽ bàn giao cho đơn vị thi công lắp đặt thông qua ban quản lý. Do số lượng cán bộ hạn chế, việc theo dõi thiết bị lắp đặt tại hiện trường không sát sao do đó khối lượng thiết bị tổn thất không nhỏ, nhiều hệ thống khi lắp

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý

Luận văn cao học QTKD 83 Lê Thanh Hải

b. Nguyên nhân

Thực trạng giám sát tại công trường vẫn còn nhiều sai sót, chủ yếu do số lượng nhân viên ít, năng lực trình độ cũng như kinh nghiệm thực tế thi công chưa có dẫn đến chất lượng thi công một số hạng mục công trình không đảm bảo

Một phần nguyên nhân xảy ra sai sót lớn khi thực hiện công tác giám sát tại thủy điện Vĩnh Hà, Chủ đầu tư đã không thuê Tư vấn giám sát có đủ năng lực kinh nghiệm thực hiện gói thầu xây dựng công trình, chủ đầu tư tự thành lập phòng giám sát thi công tự thực hiện gói thầu. Cán bộ CNV tham gia công tác giám sát còn non trẻ, ít kinh nghiệm thực tế cũng như kinh nghiệm thiết kế dẫn đến quá trình giám sát các hạng mục công trình không đảm bảo, sai sót nhiều.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án cho các dự án thủy điện tại công ty cp đầu tư xây dựng và thương mại quốc tế (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)