Nguyên nhân của các hạn chế trên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án cho các dự án thủy điện tại công ty cp đầu tư xây dựng và thương mại quốc tế (Trang 93 - 97)

2.3 Đánh giá chung về công tác quảnlý các dự án thủy điện tại ICT

2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế trên

2.3.3.1. Nguyên nhân thuộc Ban quản lý

Cơ cấu tổ chức tại ban quản lý chưa phù hợp với điều kiện thực tế khi triển khai các dự án của công ty. Việc bố trí 01 phó giám đốc kỹ thuật kiêm nhiệm công tác chuẩn bị sản xuất sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến công tác theo dõi, giám sát kỹ thuật của dự án. Các đơn vị phòng ban chức năng, không bố trí lãnh đạo trực tiếp, tất cả các thông tin, xử lý liên quan đến kỹ thuật đều phụ thuộc vào một phó giám đốc kỹ thuật. Phần thiết bị công nghệ nhà máy cũng không bố trí lãnh đạo chuyên trách do đó công tác kiểm tra, giám sát kỹ thuật phụ thuộc chủ yếu vào tư vấn giám sát và Tổng thầu.

Cơ chế chính xách và các chế độ đãi ngộ cán bộ nhân ban quản lý chưa thỏa đáng, lãnh đạo công ty và lãnh đạo ban quản lý chưa thực sự quan tâm đến đời sống

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý

tinh thần của nhân viên. Đặc thù các dự án thủy điện thường được xây dựng ở những nơi hẻo lánh, xa trung tâm, xa dân cư. Đời sống tinh thần của cán bộ nhân viên thiếu thốn, áp lực công việc thì lớn do số lượng nhân viên hạn chế một người phải thực hiện quá nhiều công việc tuy nhiên chưa được sự quan tâm động viên từ phía lãnh đạo công ty. Hiện nay đã có một số cán bộ nhân viên ban quản lý đã xin nghỉ việc do những điều kiện chế độ chính xác và cơ chế đãi ngộ từ phía công ty chưa hợp lý.

Căn cứ theo mô hình tổ chức và số lượng nhân viên ban quản lý đã nêu ở trên, số lượng nhân viên và chất lượng nhân viên hiện tại đang là một trong những vấn đề khó khăn vướng mắc lớn mà ban quản lý phải quan tâm giải quyết. với cơ cấu 01 phó giám đốc kỹ thuật, 03 cán bộ phòng kỹ thuật thi công và 02 cán bộ phòng vật tư thiết bị không thể đảm bảo hết được những phần công việc của dự án đang triển khai và các dự án sắp triển khai. Một cán bộ kỹ thuật ban quản lý phải quản lý quá nhiều phần việc, đơn giản từ xem xét phê duyệt thiết kế kỹ thuật thi công đến công tác kiểm tra giám sát thi công và giải quyết các vấn đề phát sinh, nghiệm thu thanh quyết toán công trình. Với số lượng cán bộ như trên, sức ép tiến độ công trình nên việc sai sót không thể tránh khỏi trong quá trình thực hiện quản lý dự án.

Tại các công trường đã và đang triển khai, hệ thống hạ tầng cơ sở thông tin đã được lãnh đạo công ty và ban quản lý rất quan tâm. Hệ thống cơ sở hạ tầng và thông tin liên lạc, điều kiện làm việc được đánh giá là một trong những dự án có hệ thống hạ tầng tốt nhất trong cả nước. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng và hệ thống thông tin thôi chưa đủ, đối với các cán bộ kỹ thuật, dụng cụ, trang thiết bị kỹ thuật cơ bản, cần thiết vẫn chưa được ban lãnh đạo quan tâm, những thiết bị chuyên ngành thiết yếu khi cần làm việc đều phải mượn của những đơn vị cộng tác tại công trường làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện công việc.

Trình độ của các cán bộ của Ban QLDA còn hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm. Phần lớn các cán bộ Ban quản lý đều là nhân viên trẻ, kinh nghiệm thực tế và kỹ năng quản lý còn kém, chưa có được cái nhìn một cách tổng quát do vậy chưa thực sự nhận thức được sự quan trọng của công tác quản lý dự án.

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý

Luận văn cao học QTKD 93 Lê Thanh Hải

Ban QLDA chưa tính trước những vấn đề rủi ro có thể xảy ra và phải hạn chế được những rủi ro đó nếu những yếu tố đó làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Các quy định, văn bản pháp lý của Nhà nước còn rườm rà:

Hiện nay ở nước ta tồn tại rất nhiều văn bản pháp luật liên quan đến quá trình quản lý và thực hiện dự án thủy điện. Ví dụ như trong công tác đến bù giải phóng mặt bằng vừa phải tuân thủ luật Đất Đai, vừa quy định trong luật Điện Lực nhưng vẫn không giúp giải quyết rõ ràng được nhưng khúc mắc giữa người dân và CĐT dẫn đến tình trạng giằng co, khiếu kiện kéo dài. Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính liên quan còn khá rườm rà.Dù đã có nhiều điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện mới của đất nước và tạo điều kiện hội nhập với thế giới, song vẫn không tránh khỏi còn khó khăn cho quá trình thực hiện quản lý dự án.

Các doanh nghiệp đầu tư xây dựng trong nước thiếu môi trường cạnh tranh bình đẳng để phát triển. Vẫn còn trình trạng xin cho dự án, dẫn đến cuộc chạy đua chiếm chỗ khi chưa kịp nghiên cứu kỹ tất cả các yếu tố cấu thành gây hậu quả lâu dài trong công tác thực hiện dự án sau này.

Giá cả vật tư, vật liệu đầu vào tăng giảm thất thường, khó lường trước.Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình quản lý dự án. Đặc biệt trong giai đoạn năm 2013, giá thép, xăng dầu, trong nước và trên thị trường quốc tế tăng vọt, gây khó khăn lớn cho Ban QLDA và các nhà thầu trong việc đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án trong khuôn khổ chi phí cho phép.

Năm 2011, do khủng hoảng kinh tế thế giới, hệ thống ngân hàng thương mại cấp vốn cho các dự án thủy điện của Công ty cũng lao đao vì tình trạng thiếu vốn diễn ra khi các khách hàng đồng loạt rút tiền ồ ạt. Ngoài việc khó khăn về giải ngân cho các dự án đang triển khai, lãi suất tín dụng tăng mạnh cũng là rào cản không thể vượt qua cho các dự án đầu tư mới. Do đó kế hoạch đầu tư không đúng tiến độ, phải kéo dài tiến độ và tạm dừng triển khai để tìm nguồn vốn khác.

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã nêu lên toàn cảnh bức tranh về tình hình quản lý dự án đầu tư các công trình thủy điện thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Quốc tế từ trước đến nay. Đầu tiên đó là mô hình tổ chức quản lý các dự án thủy điện nhằm đảm bảo, việc thực hiện dự án với chất lượng cao với chi phí thấp và đảm bảo tiến độ vạch ra .

Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý thực hiện các dự án thủy điện và đồng thời cũng trình bày các tồn tại cũng như nguyên nhân trong quá trình thực hiện dự án dẫn đến làm chậm tiến độ và ảnh hưởng đến chất lượng dự án, làm phát sinh chi phí thông qua các công tác quản lý thực hiện:

- Công tác chuẩn bị trước khi lập dự án đầu tư

- Công tác khảo sát, thiết kế kỹ thuật và lập tổng dự toán - Công tác đền bù giải phóng mặt bằng

- Công tác lựa chọn nhà thầu

- Công tác thi công xây lắp công trình - Nghiệm thu đưa vào sử dụng

- Công tác thanh quyết toán các công trình xây dựng - Quản lý, vận hành dự án sau đầu tư

Trên cơ sở các phân tích nêu trên, trong chương 3 của luận văn sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư các dự án thủy điện Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Quốc tế, góp phần cho công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng đạt hiệu quả để đảm bảo đem lại lợi ích kinh tế cũng như góp phần cung ứng đủ nhu cầu điện năng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý

Luận văn cao học QTKD 95 Lê Thanh Hải

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án cho các dự án thủy điện tại công ty cp đầu tư xây dựng và thương mại quốc tế (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)