Động lực rất quan trọng trong việc học các ngôn ngữ khác. Gardner (1985) chỉ ra rằng động lực liên quan đến sự kết hợp của nỗ lực và mong muốn đạt được mục tiêu học ngôn ngữ cùng với thái độ tích cực đối với việc học ngôn ngữ. Ông cũng nói rằng động lực học tiếng Anh được xác định bởi các khuynh hướng cơ bản và đặc điểm tính cách như thái độ của người học đối với người nước ngoài nói chung, nhóm mục tiêu và ngôn ngữ nói riêng.
Pinter (2006) cho rằng “khi chúng ta học ngôn ngữ đầu tiên, tất cả là một phần tự nhiên của sự trưởng thành”. Với những người học một ngôn ngữ mới, động lực học tập của họ có liên quan đến việc muốn hòa nhập với mọi người trong cộng đồng mới của họ.
Hơn nữa, Claire (2008) lưu ý rằng trong việc học ngôn ngữ, động lực là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến nỗ lực và sự kiên trì của người học. Đó là một hiện tượng phức tạp bao gồm nhiều yếu tố như: nghị lực nội tại, nhu cầu thành công, sự tò mò, mong muốn kích thích và trải nghiệm mới.
Allwright và Bailey (1994) nhận định rằng những người học có động lực sẽ dễ tiếp thu hơn những ai không có động lực. Hơn nữa, động lực thúc đẩy việc học tập, từ
đó duy trì quá trình học tập lâu dài. Động lực quyết định mức độ tham gia tích cực của cá nhân trong học tập và có ảnh hưởng trực tiếp đến tần suất người học sử dụng chiến lược học ngôn ngữ, mức độ tương tác với người bản ngữ và thời gian họ duy trì các kỹ năng ngôn ngữ. Ngược lại, nếu không có đủ động lực, ngay cả những cá nhân có năng lực nhất cũng không thể hoàn thành các mục tiêu dài hạn.