Hiệu quả của phương pháp học theo dự án tới động lực học tiếng Anh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO ĐỘNG lực học TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP học THEO dự án (PROJECT BASED LEARNING) (Trang 53 - 61)

3.2.3.1. Những điểm tích cực của phương pháp học theo dự án

Bảng 3.10: Đánh giá của sinh viên về ưu điểm của PBL

(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm tác giả)

Bạn nhận định như thế nào khi học theo dự án? Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không chắc Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

1. Tôi nhận thấy học theo dự án kích thích động cơ và hứng thú học tập của sinh viên từ đó giúp họ hứng khởi, tự tin và học tập hiệu quả hơn.

0% 0% 19% 66,7% 14,3%

2. Tôi có thể phát huy năng lực tự chủ và tính trách nhiệm trong học tập thông qua việc thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện dự án của nhóm.

4,8% 4,8% 4,8% 71,4% 14,3%

3. Tôi có thể cải thiện kỹ năng hợp tác và trách nhiệm làm việc theo nhóm trong quá trình thực hiện dự án.

0% 0% 4,8% 66,7% 28,6%

4. Tôi có cơ hội phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện trong quá trình thực hiện dự án theo nhóm.

0% 0% 19% 66,7% 14,3%

5. Tôi có thể nâng cao tính sáng tạo bằng cách trình bày dự án theo nhiều hình thức khác nhau.

0% 0% 14,3% 52,4% 33,3%

Theo kết quả ở bảng 3.10, hầu hết sinh viên đều đưa ra những đánh giá tích cực về các dự án đã thực hiện. Hơn 80% sinh viên đồng ý rằng học theo dự án kích thích động cơ và

hứng thú học tập từ đó giúp họ hứng khởi, tự tin và học tập hiệu quả hơn, trong khi đó số sinh viên “không chắc” chỉ chiếm 19% và đặc biệt không sinh viên nào tỏ thái độ không đồng ý. Kết quả này cũng đồng nhất với kết quả thu được từ phỏng vấn. “Em cảm thấy học theo dự

án giúp mình hứng thú hơn trong giờ học Tiếng Anh. Bình thường các giờ học đều học theo sách giáo khoa nên có chút nhàm chán và mất tập trung nhưng khi thực hiện dự án thì em tập trung tìm tòi thông tin để hoàn thiện bài của nhóm và cũng có trách nhiệm hơn với phần bài của mình”, chia sẻ của T (2036ENPR0811).

Với cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm của PBL, sinh viên nhận thấy họ có thể phát huy năng lực tự chủ và tính trách nhiệm trong học tập thông qua việc thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện dự án của nhóm (85,7% sinh viên lựa chọn “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý”). T (2033ENPR0811) nói rằng: “Em thấy học

theo dự án giúp bản thân có trách nhiệm hơn vì sinh viên sẽ phải làm việc nhóm và thực hiện một phần công việc trong đó”. Số lượng sinh viên đồng ý với nội dung số 3 (Tôi có thể cải thiện kỹ năng hợp tác và trách nhiệm làm việc theo nhóm trong quá trình thực hiện dự án) rất cao với 93,5%, trong khi chỉ có 4,8% sinh viên hoài nghi với điều này.

A (2033ENPR0811) cho biết “học theo dự án giúp em tăng khả năng làm việc nhóm, từ

đó em học hỏi được nhiều điều từ các thành viên khác trong nhóm như kỹ năng, kiến thức…”Nội dung số 4 (Tôi có cơ hội phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện trong quá trình thực hiện dự án theo nhóm) nhận được sự ủng hộ của hơn 80% sinh

viên vì “đây đều là những kỹ năng rất quan trọng và hữu ích giúp ích được cho công

việc trong tương lai” (T – 2033ENPR0811). Giống với những nội dung trên, 85,7% sinh

viên đồng ý rằng họ có thể nâng cao tính sáng tạo bằng cách trình bày dự án theo nhiều hình thức khác nhau (nội dung số 5). Nhìn chung, dữ liệu thu được từ phiếu điều tra và từ các cuộc phỏng vấn đều đưa ra kết quả khá giống nhau: phần lớn sinh viên tham gia trải nghiệm đều nhận thấy phương pháp học theo dự án đem lại nhiều lợi ích cho họ trong việc học tiếng Anh nói riêng và phát triển các kỹ năng nói chung. Bên cạnh đó, động lực học tiếng Anh của những sinh viên này cũng được đẩy cao như tăng tính trách nhiệm, phát huy tính tự chủ trong quá trình thực hiện dự án và đặc biệt là các sinh viên đều cảm thấy hứng thú hơn với môn học, chủ động tìm tòi các thông tin, tài liệu có liên quan.

3.2.3.2. Những mặt hạn chế của phương pháp học theo dự án

(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm tác giả)

Bạn nhận định như thế nào khi học theo dự án?

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không chắc Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

6. Tôi nhận thấy dự án tốn nhiều thời gian để đầu tư thiết kế và thực hiện.

0% 14,3% 33,3% 42,9% 9,5%

7. Việc tìm ý tưởng cho đề tài dự án không dễ dàng bởi vì có nhiều ý kiến khác nhau trong nhóm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0% 0% 42,9% 42,9% 14,3%

8. Tôi nhận thấy chọn hình thức trình bày cũng là một thách thức lớn nhằm tăng tính hấp dẫn cho dự án.

0% 4,8% 9,5% 76,2% 9,5%

9. Tôi cho rằng việc đánh giá dự án chưa được khách quan hoặc khó có thể đánh giá một cách chính xác.

0% 19% 42,9% 33,3% 4,8%

10. Tôi thấy rằng có một số thành viên không thực sự tham gia tích cực trong quá trình thực hiện dự án.

0% 19% 19% 47,6% 14,3%

Mặc dù đánh giá cao những lợi ích thiết thực của phương pháp học theo dự án nhưng các nhóm sinh viên vẫn không tránh khỏi những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện. Quá bán sinh viên (52,4%) nhận thấy dự án tốn nhiều thời gian đầu tư thiết kế và thực hiện, và chỉ rất ít sinh viên (14,3%) không đồng ý với điều này. Ngoài ra, nhiều sinh viên (57,2%) còn gặp khó khăn trong việc tìm ý tưởng cho đề tài vì có nhiều ý kiến khác nhau trong nhóm. Tuy nhiên, “Trong quá trình thảo luận, các nhóm phát huy kỹ năng làm việc nhóm, vì thế chủ

đề của nhóm được thống nhất nhanh chóng”, L (2033ENPR0811) chia sẻ. Tiếp đó, trên 80%

sinh viên đồng ý với nội dung số 8 (Tôi nhận thấy chọn hình thức trình bày cũng là một thách

thức lớn nhằm tăng tính hấp dẫn cho dự án). Đ (2036ENPR0811) cho rằng “Để có một dự án hấp dẫn cần kết hợp nhiều hình thức trình bày khác nhau nên cả nhóm đã phải đầu tư nhiều thời gian chuẩn bị các dụng cụ trực quan rất công phu và tỉ mỉ”. Với nội dung này rất

ít (9,5%) sinh viên cảm thấy hoài nghi và thể hiện sự không đồng ý. Bên cạnh đó, 38,1% sinh viên đồng ý rằng việc đánh giá dự án chưa được khách quan hoặc khó có thể đánh giá một cách chính xác; số lượng sinh viên không chắc chiếm 42,9% và tỷ lệ phần trăm sinh viên không đồng ý khá khiêm tốn với 19%. Ở nội dung số 10 (Tôi thấy rằng có một số thành viên

không thực sự tham gia tích cực trong quá trình thực hiện dự án), có trên 60% sinh viên bày

tỏ sự đồng ý, 19% sinh viên không chắc, và số sinh viên không đồng ý chiếm 19%. Bên cạnh đó, do nội dung của dự án đa dạng, hình thức trình bày mới lạ nên sinh viên có thể lạ lẫm.

Tóm lại, dữ liệu thu được từ phiếu điều tra và các cuộc phỏng vấn đều chứng minh rằng dù việc học theo dự án rất hữu ích và thực tế nhưng sinh viên vẫn không tránh khỏi những khó khăn nhất định như quản lý thời gian, hình thức trình bày, sự tham gia của các thành viên, v.v.

3.2.3.3. Hiệu quả của phương pháp học theo dự án tới động lực học tiếng Anh

3.2.3.3.1. Sự tập trung

Bảng 3.12: Đánh giá của sinh viên về sự tập trung khi học theo dự án

(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm tác giả)

Bạn có sự tập trung như thế nào khi học theo dự án? Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không chắc Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

11. Nội dung của dự án rất hấp dẫn, thú vị và tác động lớn đến sự tập trung của tôi.

2,4% 2,4% 11,9% 59,5% 23,8%

12. Việc tương tác với các bạn trong nhóm giúp tôi chú ý hơn trong quá trình thực hiện dự án.

0% 0% 9,5% 76,2% 14,3%

13. Việc làm nhiều hoạt động khi thực hiện dự án giúp tăng cường sự tập trung của tôi.

0% 0% 23,8% 61,9% 14,3%

Kết quả từ bảng 3.12 cho thấy việc học theo dự án giúp tăng cường sự tập trung của phần lớn sinh viên. Số lượng sinh viên đồng ý rằng nội dung của dự án rất hấp dẫn và tác động lớn đến sự tập trung của họ khá cao với trên 80%, trong khi có 11,9% sinh viên cảm thấy “không chắc” và chỉ hơn 4,5% sinh viên không đồng ý với điều này. Ngoài ra, phần lớn sinh viên (90,5%) đồng ý rằng việc tương tác với các bạn trong nhóm giúp họ chú ý hơn trong quá trình thực hiện dự án. Điều này chứng minh rằng việc học qua dự án giúp cải thiện kỹ năng làm việc theo nhóm, tăng cường sự tương tác giữa các thành viên, nhờ đó sinh viên sẽ tập trung hơn trong suốt quá trình thực hiện dự án. Bên cạnh đó, đa phần (76,2%) sinh viên bày tỏ sự đồng ý với nội dung số 13 (Việc làm nhiều

hoạt động khi thực hiện dự án giúp tăng cường sự tập trung của tôi), trong khi đó số

lượng sinh viên “không chắc” khá khiêm tốn với 23,8%.

Với những dữ liệu thu được từ các phiếu điều tra có thể thấy rằng, trước và sau khi phương pháp học theo dự án được áp dụng, sự tập trung của sinh viên có sự thay đổi rõ rệt. Sau khi thực hiện dự án, sinh viên có sự tập trung cao hơn so với trước đó. Xét về số liệu ở bảng 3.6, số lượng sinh viên thừa nhận có thể tập trung khi học tiếng Anh trước khi thực hiện dự án đạt khoảng 70%. Sau khi thực hiện dự án, sự tập trung của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sinh viên cao hơn (83,3%) (bảng 3.12). Điều này chứng minh rằng việc thực hiện dự án đạt được sự kỳ vọng của sinh viên về sự tập trung khi học tiếng Anh.

3.2.3.3.2. Sự liên hệ

Bảng 3.13: Đánh giá của sinh viên về sự liên hệ khi học theo dự án

(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm tác giả)

Bạn có sự liên hệ gì khi học theo dự án?

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không chắc Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

14. Tôi thấy nội dung của dự án liên quan tới những điều tôi từng biết.

0% 0% 28,6% 57,1% 14,3%

15. Tôi nghĩ bản thân có thể áp dụng những gì đã học khi thực hiện dự án bằng tiếng Anh vào các dự án khác.

0% 0% 23,8% 66,7% 9,5%

16. Tôi nhận thấy thực hiện dự án bằng tiếng Anh rất hữu ích và thiết thực trong việc nâng cao kỹ năng tiếng Anh của tôi.

0% 0% 9,5% 61,9% 28,6%

17. Nội dung của dự án không phù hợp với trình độ kiến thức của tôi.

33,3% 31% 19% 7,1% 9,5%

Theo kết quả từ bảng 3.13, phần lớn sinh viên nhận thấy có sự liên hệ giữa những điều họ từng biết và các hoạt động họ đã tham gia trong quá trình thực hiện dự án. Hơn 70% sinh viên đồng ý rằng nội dung của dự án liên quan tới những điều họ từng biết, trong khi số lượng các bạn không chắc chỉ chiếm 28.6%. Ngoài ra, ở nội dung số 15 (Tôi nghĩ bản thân có thể áp dụng những gì đã học khi thực hiện dự án bằng tiếng Anh

vào các dự án khác), có 76,2% sinh viên bày tỏ sự đồng ý, và đặc biệt không có sinh

viên nào “bất đồng” với điều này. T (2036ENPR0811) chia sẻ rằng “Em mong muốn

phương pháp học theo dự án có thể được nhân rộng ở nhiều học phần khác để chúng em có cơ hội trải nghiệm, ứng dụng lý thuyết với thực tế, và như vậy việc học tập sẽ trở nên thú vị và bớt nhàm chán”. Bên cạnh đó, số lượng sinh viên đồng ý với nội dung số

16 (Tôi nhận thấy thực hiện dự án bằng tiếng Anh rất hữu ích và thiết thực trong việc

nâng cao kỹ năng tiếng Anh của tôi) rất cao với hơn 90%. “Qua việc thực hiện dự án em cảm thấy kỹ năng tiếng Anh được cải thiện đáng kể, đặc biệt là kỹ năng nói vì em phải thực hành thường xuyên phần nội dung của mình, vì thế em phải học cách trình bày cũng như diễn đạt sao cho dễ hiễu và mạch lạc. Trước đây, do thiếu môi trường

học, không có mục tiêu hay hướng dẫn gì nên khả năng tiếng Anh của em còn nhiều hạn chế, bản thân em không có chút động lực nào để phấn đấu cả”, Đ (2036ENPR0811) bộc

bạch. Ở nội dung số 17 (Nội dung của dự án không phù hợp với trình độ kiến thức của

tôi), có hơn 60% sinh viên không đồng ý, 19% sinh viên cảm thấy hoài nghi, và số lượng

sinh viên đồng ý chiếm 16,6%. Số liệu này chứng minh rằng nội dung dự án không mang tính đánh đố, gây khó hiểu với sinh viên. Do phù hợp với kiến thức của sinh viên nên “trong quá trình thực hiện, chúng em không có cảm giác chán nản hay căng thẳng”, L (2033ENPR0811) chia sẻ.

Nhìn chung, dữ liệu thu được từ phiếu điều tra và các cuộc phỏng vấn đều cho thấy sinh viên đưa ra những đánh giá tích cực về sự liên hệ qua việc thực hiện dự án. Những dữ liệu thu được từ các phiếu điều tra và các cuộc phỏng vấn chứng minh rằng sự liên hệ của sinh viên có sự thay đổi trước và sau khi học theo dự án. Xét về số liệu ở bảng 3.7, số lượng sinh viên nhận thấy có sự liên hệ khi học tiếng Anh trung bình đạt 55%, trong khi đó, mức độ liên hệ của sinh viên khi học theo dự án trung bình đạt hơn 70% (bảng 3.13).

3.2.3.3.3. Sự tự tin

Bảng 3.14: Đánh giá của sinh viên về sự tự tin khi học theo dự án

(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm tác giả)

Bạn tự tin như thế nào khi học theo dự án?

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không chắc Đồng ý Hoàn toàn đồng ý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18. Tôi nhận thấy việc thực hiện dự án bằng tiếng Anh không quá khó với tôi.

0% 9,5% 23,8% 38,1% 28,6%

19. Tôi tự tin rằng việc thực hiện các dự án khác nhau bằng tiếng Anh cung cấp cho tôi nhiều kiến thức bổ ích.

0% 0% 23,8% 61,9% 14,3%

20. Tôi có thể nâng cao các kỹ năng tiếng Anh nếu thường xuyên thực hiện dự án bằng tiếng Anh.

0% 4,8% 19% 66,7% 9,5%

21. Một dự án có thiết kế hợp lý bằng tiếng Anh giúp tôi tự tin cải thiện kỹ năng tiếng Anh của mình.

0% 0% 19% 57,1% 19%

Kết quả từ bảng 3.14 thể hiện sự đánh giá của sinh viên về sự tự tin của họ khi học theo dự án. 66,7% sinh viên cho rằng việc thực hiện dự án bằng tiếng Anh không quá khó với họ, trong khi số lượng sinh viên “không chắc” chỉ khiêm tốn với 23,8%.

Ở nội dung số 19 (Tôi tự tin rằng việc thực hiện các dự án khác nhau bằng tiếng Anh

cung cấp cho tôi nhiều kiến thức bổ ích), số lượng sinh viên đồng ý khá cao với hơn

75%, đặc biệt là không sinh viên nào chọn không đồng ý. Thực tế cho thấy sinh viên triển khai hai dự án khác nhau, trong đó mỗi dự án là một chủ đề riêng với hình thức trình bày đa dạng, vì vậy họ có cơ hội tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích. Tiếp đó, hơn 75% sinh viên đồng ý rằng họ có thể nâng cao kỹ năng tiếng Anh nếu thường xuyên thực hiện dự án bằng tiếng Anh, số lượng sinh viên cảm thấy hoài nghi khá khiêm tốn với 19% và rất ít sinh viên không đồng ý với điều này (4,8%). Số lượng sinh viên đồng ý với nội dung số 21 (Một dự án có thiết kế hợp lý bằng tiếng Anh giúp

tôi tự tin cải thiện kỹ năng tiếng Anh của mình) chiếm hơn 75% trong khi không có

sinh viên nào lựa chọn “không đồng ý” với điều này. Rõ ràng là với một dự án tiếng Anh được thiết kế phù hợp cả về mặt nội dung và hình thức sẽ tạo hứng thú, tiếp thêm sự tự tin cho sinh viên trong việc phát triển các kỹ năng tiếng Anh của bản thân. Tóm lại, dữ liệu thu được từ phiếu điều tra cho thấy phương pháp học theo dự án đã tạo dựng niềm tin cho phần lớn sinh viên tham gia trải nghiệm. Điểm rõ rệt ở bảng này là

Một phần của tài liệu NÂNG CAO ĐỘNG lực học TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP học THEO dự án (PROJECT BASED LEARNING) (Trang 53 - 61)