Theo Kriwas (1999), PBL được thực hiện theo 5 bước như sau:
Bước 1: Xác định chủ đề
Bước này gồm lựa chọn chủ đề theo định hướng của giảng viên hoặc ý tưởng của thành viên nhóm có nội dung gắn liền với nhiệm vụ của học phần.
Bước 2: Xây dựng đề cương dự án
Bước này gồm các hoạt động: thành lập nhóm, xác định mục tiêu dự án, hình dung nội dung chi tiết, cách thức triển khai, dự kiến thời gian, địa điểm, phân công người thực hiện, dự kiến sản phẩm cần đạt được. Giảng viên tư vấn, hướng dẫn và thông qua đề cương và kế hoạch thực hiện.
Bước 3: Thực hiện dự án
Bước này gồm các hoạt động: thu thập thông tin (tư liệu, báo chí, Internet, điều tra, phỏng vấn, v.v), xử lý thông tin (phân tích, tổng hợp dữ liệu bằng biểu đồ, bảng tính), trao đổi ý kiến với các thành viên trong nhóm để giải quyết vấn đề, nhóm trưởng kiểm tra tiến độ thực hiện, tổng hợp các kết quả từ các thành viên khác để hoàn thành sản phẩm cuối cùng. Giảng viên góp ý với sản phẩm được sinh viên nộp.
Bước này gồm việc lựa chọn các phương pháp để giới thiệu sản phẩm đã được hoàn thành trước tập thể lớp, ví dụ như: trình chiếu slides, đóng kịch, quay video, v.v.
Bước 5: Đánh giá kết quả
Bước này gồm các hoạt động: Giảng viên và tập thể lớp góp ý về sản phẩm của người học và đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu ban đầu. Ngoài ra, giảng viên còn đánh giá phương pháp làm việc, chỉ ra các ưu khuyết điểm của từng thành viên nhóm và cho điểm. Người học tự rút ra kinh nghiệm cho các dự án sau.
Các bước thực hiện phương pháp học theo dự án của Kriwas (1999) sẽ được một trong hai tác giả sử dụng đối với hai lớp học phần tiếng Anh của mình. Các bước thực hiện cụ thể sẽ được trình bày trong Chương 3.