Thực trạng động lực học tiếng Anh của sinh viên

Một phần của tài liệu NÂNG CAO ĐỘNG lực học TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP học THEO dự án (PROJECT BASED LEARNING) (Trang 47 - 53)

3.2.2.1. Nhận thức của sinh viên về động lực học tiếng Anh

Bảng 3.4: Nhận thức của sinh viên về động lực học tiếng Anh

(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm tác giả)

Bạn nhận thức thế nào về động lực học tiếng Anh? Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không chắc Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

1. Thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên với nhiệm vụ học tiếng Anh.

0% 9,5% 14,3% 66,7% 9,5%

2. Là nội lực thúc đẩy sinh viên học tiếng Anh nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

0% 14,3% 9,5% 61,9% 14,3%

3. Thể hiện tính kiên trì và sự tham gia tích cực của sinh viên đối với việc học tiếng Anh.

4,8% 4,8% 38,1% 42,9% 9,5%

4. Kích thích và truyền cảm hứng cho sinh viên dựa theo nhu cầu và thái độ học tiếng Anh của sinh viên.

4,8% 4,8% 9,5% 52,4% 28,6%

Bảng 3.4 cho thấy phần lớn sinh viên năm thứ hai của Viện Hợp tác Quốc tế tại trường Đại học Thương mại đều nhận thức được khái niệm động lực học tiếng Anh. Hầu hết sinh viên đều đồng ý với những khái niệm về động lực học tiếng Anh mà các tác giả đưa ra. Nội dung số 3 (thể hiện tính kiên trì và sự tham gia tích cực của sinh viên

đối với việc học tiếng Anh) nhận được sự đồng thuận của 81% sinh viên, tiếp đó là 76,2%

sinh viên đồng ý với định nghĩa số 1 (thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên với nhiệm

vụ học tiếng Anh) và 2 (là nội lực thúc đẩy sinh viên học tiếng Anh nhằm đạt được mục tiêu đề ra), và số lượng sinh viên đồng tình với nội dung số 4 (kích thích và truyền cảm hứng cho sinh viên dựa theo nhu cầu và thái độ học tiếng Anh của sinh viên) chiếm

52,4%. Tuy nhiên, nhiều sinh viên không chắc hoặc không đồng ý với các định nghĩa được nêu ra. Cụ thể, 38,1% sinh viên cảm thấy hoài nghi với định nghĩa số 3, 14,3% sinh viên không chắc với định nghĩa số 1, trong khi đó với định nghĩa số 2 và 4 có 9,5% sinh viên cảm thấy mơ hồ. Số lượng sinh viên không đồng ý với nội dung số 3 và 4 khá khiêm tốn với 4,8%. Bên cạnh đó, không nhiều sinh viên đồng ý với định nghĩa số 1 và

2 với số liệu lần lượt là 9,5% và 14,3%. Nhìn chung, sinh viên được điều tra đều nhận thức được khái niệm động lực học tiếng Anh.

Bảng 3.5: Vai trò của động lực trong việc học tiếng Anh

(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm tác giả)

Theo bạn, động lực đóng vai trò gì trong việc học tiếng Anh?

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không chắc Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

5. Nó quyết định mức độ tham gia tích cực của sinh viên.

4,8% 0% 23,8% 23,8% 42,9%

6. Nó ảnh hưởng lớn đến nỗ lực và sự kiên trì của sinh viên.

4,8% 0% 23,8% 38,1% 28,6%

7. Nó liên quan tới mong muốn hòa nhập vào cộng đồng mới với những người mới học tiếng Anh.

4,8% 4,8% 28,6% 52,4% 9,5%

8. Nó thể hiện mức độ sinh viên tương tác với người bản ngữ.

4,8% 9,5% 19% 57,1% 9,5%

9. Nó thúc đẩy việc học và duy trì quá trình học tập lâu dài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0% 0% 14,3% 52,4% 28,6%

Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy sinh viên đưa ra những đánh giá khác nhau về vai trò của động lực trong việc học tiếng Anh. Số sinh viên đồng ý với nội dung 5 (Nó quyết

định mức độ tham gia tích cực của sinh viên ) chiếm trên 65%. Ngoài ra, một số sinh

viên cảm thấy hoài nghi với nội dung này (23,8%) và rất ít sinh viên bày tỏ sự không đồng ý. Các số liệu trong nội dung 6 (Nó ảnh hưởng lớn đến nỗ lực và sự kiên trì của

sinh viên) tương đương với các số liệu trong nội dung 5. Với nội dung 7 (Nó liên quan tới mong muốn hòa nhập vào cộng đồng mới với những người học mới học tiếng Anh),

trên 60% sinh viên bày tỏ sự đồng ý, số lượng sinh viên không chắc với nội dung này chiếm 28,6% và số còn lại (9,6%) nghiêng về quan điểm không đồng tình. Giống với 3 nội dung trên (5,6,7), số lượng sinh viên đồng ý với nội dung số 8 (Nó thể hiện mức độ

sinh viên tương tác với người bản ngữ) chiếm trên 60%. Tuy nhiên, cũng còn một số

sinh viên cảm thấy hoài nghi (19%) và không đồng tình (14,3%) với nội dung này. Nội dung 9 (Nó thúc đẩy việc học và duy trì quá trình học tập lâu dài ) nhận được sự đồng

ý của hầu hết các sinh viên với số liệu thu được là trên 80%, số lượng sinh viên tỏ vẻ hoài nghi với nhận định này chiếm 14,3% và đặc biệt là không có bất cứ sinh viên nào lựa chọn “không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý”. Từ những kết quả trên, có thể thấy rằng hầu hết sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của động lực trong việc học tiếng Anh.

3.2.2.2. Thực trạng động lực học tiếng Anh của sinh viên

3.2.2.2.1. Sự tập trung

Bảng 3.6: Đánh giá của sinh viên về sự tập trung khi học tiếng Anh

(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm tác giả)

Bạn có sự tập trung ra sao khi học tiếng Anh?

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không chắc Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

10. Tôi tập trung học nhờ các hoạt động học tiếng Anh thú vị và mới lạ.

9,5% 14,3% 11,9% 47,6% 16,7%

11. Tôi tập trung học nhờ các bài học tiếng Anh đòi hỏi sự động não.

0% 19% 23,8% 40,5% 16,7%

12. Tôi tập trung học nhờ phương pháp giảng dạy tiếng Anh đa dạng của giảng viên như cho sinh viên làm nhóm, chơi trò chơi, tranh luận, v.v

0% 4,8% 14,3% 52,4% 28,6%

Kết quả của bảng 3.6 thể hiện đánh giá của sinh viên về sự tập trung của họ đối với việc học tiếng Anh. Cụ thể, hơn 60% sinh viên cho rằng họ tập trung học là nhờ các hoạt động học tiếng Anh thú vị và mới lạ; trong khi đó, số lượng sinh viên tỏ thái độ không đồng tình rất khiêm tốn chỉ với 23,8%. Nội dung số 11 (Tôi tập trung học nhờ

các bài học tiếng Anh đòi hỏi sự động não) nhận được sự ủng hộ của hơn 50% sinh viên.

Con số này cũng thể hiện số lượng sinh viên cảm thấy hoài nghi với nội dung này, và rất ít sinh viên không đồng tình (19%). Đặc biệt là, hầu hết sinh viên tập trung học nhờ phương pháp giảng dạy tiếng Anh đa dạng của giảng viên như cho sinh viên làm nhóm, chơi trò chơi, tranh luận, v.v với số liệu thu được là trên 80%. Ngoài ra, số lượng sinh viên lựa chọn “không chắc” hạn chế với 14,3%. Nhìn từ bảng trên có thể thấy rằng vẫn

còn sinh viên chưa chú tâm với việc học tiếng Anh, đặc biệt là khi những bài học tiếng Anh đó đòi hỏi sinh viên phải động não tìm ra hướng giải quyết.

3.2.2.2.2. Sự liên hệ

Bảng 3.7: Đánh giá của sinh viên về sự liên hệ khi học tiếng Anh

(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm tác giả)

Bạn có sự liên hệ như thế nào khi học tiếng Anh? Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không chắc Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

13. Tôi thấy rằng nội dung học tiếng Anh gắn liền với các mục tiêu cụ thể (nghề nghiệp, nhu cầu, mong muốn). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0% 0% 28,6% 47,6% 23,8%

14. Tôi có thể lựa chọn phương pháp học tiếng Anh phù hợp với bản thân.

0% 4,8% 19% 71,4% 4,8%

15. Tôi thấy rằng những tình huống trong cuộc sống đời thường liên quan tới các bài học tiếng Anh.

0% 0% 33,3% 52,4% 14,3%

16. Tôi nhận thấy nội dung học tiếng Anh không phù hợp với trình độ của mình.

4,8% 19% 28,6% 19% 0%

Kết quả của bảng 3.7 thể hiện đánh giá của sinh viên về sự liên hệ của họ đối với việc học tiếng Anh. Với nội dung số 13 (Tôi thấy rằng nội dung học tiếng Anh gắn liền với

các mục tiêu cụ thể (nghề nghiệp, nhu cầu, mong muốn)), hơn 70% sinh viên bày tỏ sự đồng

ý, số lượng sinh viên không chắc với nội dung này chiếm 28,6% và đặc biệt là không sinh viên phản đối quan điểm này. Tiếp đó, phần đông sinh viên cho rằng họ có thể lựa chọn phương pháp học tiếng Anh phù hợp với bản thân (nội dung số 14) với số liệu thu được là 76,2%, trong khi số lượng sinh viên cảm thấy hoài nghi chiếm 19% và rất ít bạn không đồng tình (4,8%). Nội dung số 15 (Tôi thấy rằng những tình huống trong cuộc sống đời thường

liên quan tới các bài học tiếng Anh) nhận được sự đồng ý của trên 65% sinh viên, trong khi

số bạn lựa chọn “không chắc” chỉ chiếm 33,3%. Ở nội dụng số 16, có 23,8% sinh viên tỏ vẻ không đồng tình, 28,6% sinh viên cảm thấy hoài nghi và 19% sinh viên bày tỏ sự đồng ý. Nhìn chung, kết quả ở bảng 3.7 thể hiện rằng sinh viên cảm thấy có sự liên hệ khi học tiếng

Anh, nhưng vẫn còn một số sinh viên mơ hồ, hoài nghi về sự liên quan giữa kiến thức họ học qua những bài học tiếng Anh với tình huống đời thực.

3.2.2.2.3. Sự tự tin

Bảng 3.8: Đánh giá của sinh viên về sự tự tin khi học tiếng Anh

(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm tác giả)

Bạn tự tin như thế nào khi học tiếng Anh?

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không chắc Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

17. Nội dung các bài học tiếng Anh không quá khó với tôi.

7,1% 4,8% 26,2% 33,3% 28,6%

18. Tôi tự tin rằng các bài học tiếng Anh cung cấp cho tôi nhiều kiến thức bổ ích.

4,8% 0% 14,3% 66,7% 9,5%

19. Tôi có thể đạt điểm số cao khi thường xuyên luyện tập.

4,8% 0% 23,8% 47,6% 23,8%

20. Tôi tự tin có thể thành thạo tiếng Anh nếu chương trình học được thiết kế phù hợp.

4,8% 0% 14,3% 38,1% 42,9%

Kết quả của bảng 3.8 thể hiện đánh giá của sinh viên về sự tự tin của họ đối với việc học tiếng Anh. Cụ thể, 61,9% sinh viên cho rằng nội dung các bài học tiếng Anh không quá khó với họ, số lượng sinh viên không đồng ý với nhận định này chỉ chiếm 11,9% và số còn lại là không chắc (26,2%). Với nội dung số 18 (Tôi tự tin rằng các bài

học tiếng Anh cung cấp cho tôi nhiều kiến thức bổ ích), hơn 75% sinh viên bày tỏ sự

đồng tình, số lượng sinh viên “không chắc” chiếm 14,3%, và rất ít sinh viên không đồng ý (4,8%). Phần đông sinh viên (71,4%) đánh giá rằng họ có thể đạt điểm số cao khi thường xuyên luyện tập và rất ít bạn không đồng ý với điều này (4,8%). Nội dung số 20 (Tôi tự tin có thể thành thạo tiếng Anh nếu chương trình học được thiết kế phù hợp) nhận được sự ủng hộ của hơn 70% sinh viên, trong khi không nhiều sinh viên hoài nghi (14,3%) và ít sinh viên không đồng ý. Nhìn chung, kết quả từ bảng 3.8 chứng minh rằng nhiều sinh viên bộc lộ sự tự tin khi học tiếng Anh, tuy nhiên vẫn còn sinh viên chưa thể hiện được điều đó.

3.2.2.2.4. Sự hài lòng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.9: Đánh giá của sinh viên về sự hài lòng khi học tiếng Anh

(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm tác giả)

Bạn hài lòng như thế nào khi học tiếng Anh?

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không chắc Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

21. Tôi thấy vui khi có nhiều cơ hội thực hành các kỹ năng tiếng Anh.

4,8% 0% 19% 52,4% 23,8%

22. Tôi có hứng thú học tiếng Anh vì nội dung giảng dạy hấp dẫn.

0% 4,8% 23,8% 54,7% 16,7%

23. Giảng viên tiếng Anh luôn giúp đỡ tôi trong quá trình học. 2,4% 2,4% 28,6% 52,4% 14,3% 24. Giảng viên tiếng Anh đánh giá kết quả học tiếng Anh của

tôi khách quan và công bằng.

0% 7,1% 16,7% 61,9% 14,3%

25. Giảng viên tiếng Anh sẵn sàng góp ý và động viên tôi. 0% 4,8% 28,6% 47,6% 14,3% Kết quả của bảng 3.9 thể hiện sự đánh giá của sinh viên về sự hài lòng của họ đối với việc học tiếng Anh. Hơn 70% sinh viên cảm thấy vui khi có cơ hội thực hành các kỹ năng tiếng Anh, trong khi đó, số lượng sinh viên không hào hứng rất khiêm tốn (4,8%). Bên cạnh đó, phần lớn sinh viên (71,4%) hứng thú học tiếng Anh vì nội dung giảng dạy hấp dẫn, số lượng sinh viên cảm thấy hoài nghi chiếm 28,6% và rất ít sinh viên không hào hứng. Ở nội dung số 23 (Giảng viên tiếng Anh luôn giúp đỡ tôi trong quá trình học) có 66,7% sinh viên đồng ý, 28,6% sinh viên không chắc và số lượng không đồng ý là 4,8%. Tiếp đó, 76,2% sinh viên hài lòng với cách đánh giá khách quan và công bằng về kết quả học của sinh viên từ phía giảng viên, trong khi đó, chỉ 7,1% sinh viên lựa chọn “không đồng ý”. Trong nội dung cuối, 61,9% sinh viên đồng ý rằng giảng viên tiếng Anh sẵn sàng góp ý và động viên họ, và rất ít sinh viên lựa chọn “không đồng ý”. Nhìn chung, với kết quả từ bảng 3.9, có thể thấy rằng đa phần sinh viên bộc lộ sự hài lòng khi học tiếng Anh.

Tóm lại, với những dữ liệu thu được, nhóm tác giả nhận thấy sinh viên nhận thức được khái niệm và vai trò của động lực trong việc học tiếng Anh. Động lực học tiếng Anh của sinh viên không thấp như giả thuyết ban đầu (đạt mức > 50%). Điều này có thể lý giải một phần do thực tế các học phần tiếng Anh cũng áp dụng các hình thức thảo luận, thuyết trình nhóm, giải quyết các bài tập tình huống nên có thể tạo động lực cho

sinh viên. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm giảng dạy của nhóm tác giả, các hoạt động này thường đơn giản và thực hiện ngay trên lớp khi có yêu cầu của giáo viên, các hoạt động thuyết trình nhóm thường chỉ thực hiện trên powerpoint dưới hình thức trình bày. Vì vậy, sinh viên có thể có động lực học nhưng chưa hẳn cao. Do đó, nhóm tác giả quyết định thực hiện PBL với các dự án có nội dung rõ ràng và hình thức đa dạng nhằm tìm hiểu hiệu quả của phương pháp này tới động lực học tiếng Anh của sinh viên. Các kết quả sau khi thực hiện dự án sẽ được trình bày trong các phần dưới đây.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO ĐỘNG lực học TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP học THEO dự án (PROJECT BASED LEARNING) (Trang 47 - 53)