Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp học theo dự án

Một phần của tài liệu NÂNG CAO ĐỘNG lực học TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP học THEO dự án (PROJECT BASED LEARNING) (Trang 33 - 34)

2.2.3.1. Ưu điểm

Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh những lợi ích mà PBL đem lại cho người học.

Thứ nhất, PBL giúp người học nâng cao năng lực tự chủ và tính trách nhiệm

trong học tập thông qua việc lập mục tiêu, kế hoạch và tổ chức (Proulx, 2004).

Thứ hai, PBL cải thiện các kỹ năng mềm cho người học, trong đó có kỹ năng

hợp tác, phát huy “trí tuệ tập thể” vì người học có cơ hội tương tác và giao tiếp với nhau trong bối cảnh đích thực (Perremoud, 2002). Theo Markham (2011), kỹ năng hợp tác trong PBL giống với kỹ năng làm theo nhóm, từ đó trang bị kỹ năng làm nhóm hiệu quả và giúp người học ứng biến tốt hơn trong công việc tương lai.

Thứ ba, PBL giúp người học phát triển tư duy phản biện và rèn luyện các kỹ

năng giải quyết vấn đề (Boaler, 1997). Đây là những kỹ năng quan trọng kéo dài suốt đời mà người học cần có bên ngoài lớp học. Nhờ những kỹ năng này, người học có thể tăng cường nhận thức và từ đó thúc đẩy việc học tập.

Thứ tư, PBL kích thích động cơ và hứng thú học tập của người học (Proulx,

2004). PBL tạo không khí học tập vui vẻ giúp người học không cảm thấy nhàm chán trong lớp học, từ đó tạo hứng khởi, tự tin và giúp người học học tập hiệu quả hơn, từ đó giúp họ lĩnh hội kiến thức trong bối cảnh thực.

Thứ năm, PBL kích thích óc sáng tạo của người học qua việc trình bày dự án với

học thể hiện sự hiểu biết của bản thân với vấn đề nghiên cứu và trình bày nó qua nhiều hình thức đa dạng, hấp dẫn như video, tranh ảnh, mô hình, nhật ký, biểu đồ, v.v.

2.2.3.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm mà PBL đem lại thì phương pháp này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế.

Thứ nhất, PBL đòi hỏi nhiều thời gian từ việc chuẩn bị đến hoàn thành sản phẩm.

Việc thiết kế học theo dự án hiệu quả đòi hỏi một lượng lớn thời gian, trong đó bao gồm quy trình thu thập tài liệu và thông tin về các dự án. Phương pháp này không thay thế mà chỉ bổ sung cho các phương pháp giảng dạy truyền thống (Grant, 2002).

Thứ hai, không dễ tìm ý tưởng cho đề tài dự án vì nhiều ý kiến mâu thuẫn và

thiếu sự thống nhất trong nhóm (Grant, 2002).

Thứ ba, việc đánh giá chưa được khách quan hoặc khó có thể đánh giá một cách

chính xác và khách quan tuyệt đối (Alves và các cộng sự, 2016).

Thứ tư, người học không thực sự tham gia tích cực. Một số sinh viên thiếu hứng

thú với chủ đề dự án, điều này khiến tâm trí người học bị phân tán, không quan tâm tới việc thực hiện dự án (Hugg và Wurdinger, 2007).

Thứ năm, việc áp dụng PBL đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.

Thực tế, một số dự án cần có một lượng kinh phí nhất định để mua sắm nguyên liệu hoặc dụng cụ (Chandrasekaran, Stojcevski, Littlefair và Joordens, 2012)

Thứ sáu, việc lựa chọn hình thức trình bày dự án cũng là một thách thức lớn khi

đa phần sinh viên áp dụng hình thức trình chiếu slides thông thường. Việc kết hợp nhiều hình thức trình bày khác nhau đòi hỏi người học phải có tính sáng tạo rất cao (Hồ Sĩ Thắng Kiệt, 2019).

Một phần của tài liệu NÂNG CAO ĐỘNG lực học TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP học THEO dự án (PROJECT BASED LEARNING) (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)