Quy trình thực hiện nghiên cứu hành động

Một phần của tài liệu NÂNG CAO ĐỘNG lực học TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP học THEO dự án (PROJECT BASED LEARNING) (Trang 37 - 39)

Các bước thực hiện nghiên cứu hành động được phân tích theo nhiều cách khác nhau. Theo Kemmis và Mc Taggart (1988), nghiên cứu hành động được thực hiện theo 4 bước gồm lập kế hoạch, hành động, quan sát và phản ánh. Ở một cách tiếp cận khác, Susman (1983) chỉ ra 5 giai đoạn được tiến hành trong mỗi chu kỳ nghiên cứu: (1) Chẩn đoán: nhận dạng hoặc xác định một vấn đề, (2) Lập kế hoạch hành động: xem xét các phương án hành động thay thế, (3) Thực hiện hành động: lựa chọn các hành động, (4) Đánh giá: nghiên cứu kết quả của mỗi hành động, và (5) Xác định những vấn đề cần học: xác định những phát hiện chung. Ngoài ra, Burn (1999) coi quá trình nghiên cứu hành động là một chuỗi chu trình gồm 10 bước: khám phá, xác định, lập kế hoạch, thu thập dữ liệu, phân tích, đưa ra giả thuyết, can thiệp, quan sát, báo cáo, viết và trình bày.

Nunan (2001) đưa ra mô hình nghiên cứu hành động với 6 bước thực hiện gồm: khởi xướng (initiation), điều tra sơ bộ (preliminary investigation), giả thuyết (hypothesis), can thiệp (intervention), đánh giá (evaluation) và phổ biến (dissemination). Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu hành động của Nunan (2001) vì mô hình này dễ thực hiện tại lớp học nơi một trong hai tác giả trực tiếp giảng dạy trong một khoảng thời gian hạn chế. Hơn nữa 6 bước thực hiện của mô hình này rất rõ ràng và dễ hiểu.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp nghiên cứu

3.1.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu hành động

Như đã trình bày trong Chương 2, nhóm tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu hành động của Nunan (2001) trong nghiên cứu này với 6 bước thực hiện được cụ thể hóa trong bảng 3.1:

Bảng 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu hành động Bước thực hiện Nội dung thực hiện

Khởi xướng

(Tuần 1 đến tuần 2)

Nhận thấy động lực học tiếng Anh của sinh viên vẫn còn thấp (chưa chăm chú học, vẫn còn thờ ơ với việc học, chưa thực sự năng nổ tham gia các hoạt động tại lớp), nhóm tác giả quyết định tìm hiểu thực trạng động lực học tiếng Anh của sinh viên.

Điều tra sơ bộ (Tuần 3 đến tuần 4)

Phiếu điều tra thứ nhất được phát cho sinh viên với mục đích tìm hiểu

thái độ, nhận thức của sinh viên với việc học tiếng Anh và động lực học tiếng Anh

Giả thuyết Việc phân tích và thảo luận về những dữ liệu thu được từ phiếu điều tra thứ nhất dẫn đến giả thuyết sau: Động lực học tiếng Anh của sinh viên còn chưa thật sự cao nên cần áp dụng phương pháp học theo dự án để nâng cao động lực học tiếng Anh cho sinh viên.

Can thiệp

(Tuần 5 đến tuần 10)

Dựa vào việc phân tích số liệu thu được từ phiếu điều tra thứ nhất, nhóm tác giả lập kế hoạch và chuẩn bị cho quá trình áp dụng phương pháp học theo dự án. Dự án được triển khai với sinh viên năm thứ 2 của Viện Hợp tác Quốc tế ở học kỳ 1, năm học 2020-2021. Chủ điểm của dự án được lấy từ chủ đề chính “Let’s talk marketing” của bài học số 6 (Unit 6) và “Shopping around” của bài học số 7 (Unit 7) trong giáo trình Head for

Business đang được sử dụng cho đối tượng sinh viên này.

Tổng thời gian thực hiện cho các dự án là 6 tuần tính từ thời điểm nhóm sinh viên nhận chủ đề cho đến khi trình bày sản phẩm. Sau khi trình bày sản phẩm, phiếu điều tra thứ hai được giảng viên phát cho lớp nhằm thu

Bước thực hiện Nội dung thực hiện

thập thông tin về đánh giá của sinh viên với việc áp dụng phương pháp học theo dự án.

Ngoài ra, giảng viên còn lại sẽ phỏng vấn sinh viên để đảm bảo sự khách quan và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.

Đánh giá (Tuần 11)

Phiếu điều tra thứ hai được phân tích để thu thập thông tin về thái độ của sinh viên với việc áp dụng phương pháp học theo dự án. Thông qua phản hồi từ phía sinh viên, nhóm tác giả so sánh với phiếu điều tra thứ nhất để đánh giá hiệu quả của phương pháp học theo dự án, từ đó thấy được sự thay đổi về thái độ và động lực học tiếng Anh của sinh viên.

Phổ biến (Tuần 12)

Nhóm tác giả chia sẻ kết quả của nghiên cứu với các đồng nghiệp.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO ĐỘNG lực học TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP học THEO dự án (PROJECT BASED LEARNING) (Trang 37 - 39)