Các loại động lực

Một phần của tài liệu NÂNG CAO ĐỘNG lực học TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP học THEO dự án (PROJECT BASED LEARNING) (Trang 29 - 30)

2.1.3.1. Động lực nội tại

Harmer (2001) cho rằng động lực nội tại (tiếng Anh: intrinsic motivation) xuất phát từ bên trong mỗi cá nhân. Điều đó có nghĩa rằng động lực nội tại là mong muốn đến từ bên trong để làm một việc gì đó. Santrock (2004) cũng phát biểu rằng động lực nội tại là động lực bên trong nhằm thực hiện việc gì đó vì lợi ích của chính nó (tự nó kết thúc). Vì vậy, động lực nội tại là xu hướng tự nhiên với mục đích tìm kiếm thách thức khi chúng ta theo đuổi sở thích cá nhân và thực hiện các năng lực. Dưới đây là một số khía cạnh gây ra động lực nội tại:

- Sự quan tâm: Người học quan tâm đến một môn học thường có xu hướng chú ý đến nó (Achmad và Yusuf, 2016). Họ cảm thấy rằng nó tạo ra sự khác biệt cho họ. Họ muốn nhận thức đầy đủ về đặc tính của nó. Họ thích ứng phó với nó vì những gì nó mang đến hoặc vì lợi ích của chính nó. Quá trình học tập sẽ diễn ra tốt đẹp nếu người học có hứng thú. Họ sẽ học thường xuyên hoặc hiệu quả và họ sẽ thành công nếu họ có hứng thú cao với môn học.

- Nhu cầu: Theo Vandenbos (2016), nhu cầu là “là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau”. Ciccarelli và White (2009) phân chia các đặc điểm của nhu cầu thành ba loại:

+ Nhu cầu thành tích: liên quan đến mong muốn thành công mạnh mẽ để đạt

được mục tiêu; đó không chỉ là những mục tiêu thực tế mà còn là những thách thức.

+ Nhu cầu liên kết: những người có nhu cầu cao muốn được người khác thích

và muốn được đánh giá cao.

+ Nhu cầu quyền lực: quyền lực không phải để đạt được mục tiêu mà còn là

quyền kiểm soát hơn những người khác. Những người có nhu cầu này muốn có ảnh hưởng tới những người khác và tạo ảnh hưởng đến họ.

- Mục tiêu: Gage và Berliner (1984) cũng nói rằng động lực gắn bó chặt chẽ với mong muốn đạt được mục tiêu của một người. Người học nhận thức rất rõ về các mục tiêu học tập, hoặc các hoạt động học tập cụ thể, và luôn nỗ lực để đạt được những điều này. Mỗi cá nhân, trước khi làm điều họ muốn thì họ thường có mục tiêu trước. Trong hoạt động dạy và học, người học cần có mục tiêu, bởi vì điều đó là một động lực lớn cho họ, và để đạt được mục tiêu của bản thân, họ cần chuẩn bị mọi thứ thật tốt.

2.1.3.2. Động lực ngoại sinh

Theo Ur (1996), động lực ngoại sinh (tiếng Anh: extrinsic motivation) bắt nguồn từ ảnh hưởng của một số tác động thúc đẩy bên ngoài, khác với mong muốn học tập vì lợi ích của bản thân hoặc quan tâm đến nhiệm vụ. Động lực ngoại sinh hoạt động khi có kích thích từ bên ngoài. Ví dụ, học sinh học vì biết rằng ngày mai sẽ có một bài kiểm tra, vì vậy họ học với hy vọng đạt được điểm cao.

Gage và Berliner (1984) cho rằng loại động lực này đến từ giảng viên và môi trường:

- Giảng viên: là nhân tố chính tạo động lực cho người học. Giảng viên có vai trò quan trọng trong hoạt động dạy và học. Họ không chỉ là người truyền thụ kiến thức cho người học, mà còn là động lực có thể thúc đẩy hoặc hỗ trợ người học trong suốt quá trình học tập.

- Môi trường: Theo Gage và Berliner (1984), môi trường là thứ tồn tại xung quanh con người và có những ảnh hưởng tương quan đến họ. Với những người có môi trường học tiếng Anh thì môi trường đó sẽ khuyến khích và tạo động lực cho người học. Nói cách khác, môi trường ở đây có thể là bạn bè, gia đình, lớp học hay cơ sở vật chất tốt cũng đều giúp nâng cao chất lượng học tiếng Anh cho người học. Vì vậy, quyết tâm và động lực trong học tập không chỉ đến từ yếu tố cá nhân mà còn đến từ yếu tố môi trường.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO ĐỘNG lực học TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP học THEO dự án (PROJECT BASED LEARNING) (Trang 29 - 30)