Sự thay đổi động lực học tiếng Anh trước và sau khi học theo dự án

Một phần của tài liệu NÂNG CAO ĐỘNG lực học TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP học THEO dự án (PROJECT BASED LEARNING) (Trang 61 - 63)

Với những dữ liệu thu được từ phiếu điều tra liên quan đến 4 yếu tố theo khung động lực ARCS có thể thấy rằng động lực học tiếng Anh của sinh viên trước và sau khi học theo dự án có sự thay đổi. Đa phần sinh viên nhận định rằng học theo dự án đem lại những tác động tích cực tới động lực học học tiếng Anh của họ. Sự thay đổi đó được thể hiện rõ theo biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 3.4: So sánh về động lực học tiếng Anh trước và sau khi học theo dự án

(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm tác giả)

Kết quả từ biểu đồ 3.4 cho thấy sau khi học theo dự án, động lực học tiếng Anh của sinh viên đã có những chuyển biến tích cực. 4 yếu tố động lực gồm sự tập trung, sự liên hệ, sự tự tin và sự hài lòng đều tăng lên so với trước khi PBL được áp dụng. Trong đó, sự tập trung và sự hài lòng là hai yếu tố có cải thiện nhiều nhất (hơn 80%).

Từ những dữ liệu thu được từ phiếu điều tra và các cuộc phỏng vấn có thể thấy rằng động lực học tiếng Anh của sinh viên đã có sự cải thiện sau khi học theo dự án. Phần lớn sinh viên đánh giá phương pháp học theo dự án khiến họ thay đổi về cách học tập của mình. Thực tế là, trước khi học theo dự án, sinh viên khá thụ động và còn lơ là trong việc học tiếng Anh “Em chỉ tham khảo thông tin trong giáo trình thôi chứ cũng

không đọc thêm tài liệu nào bên ngoài vì các giờ học đều chỉ xoay quanh nội dung trong sách, vì thế em cảm thấy nhàm chán”, L (2033ENPR0811) tâm sự hay “Em cảm thấy mất tập trung và lười học tiếng Anh”, A (2033ENPR0811) bộc bạch. Ngoài ra, kỹ năng

tiếng Anh của sinh viên còn bộc lộ nhiều hạn chế do không có cơ hội thực hành “Mỗi

khi trình bày nội dung nào đó bằng tiếng Anh em đều lúng túng, lo lắng một phần là vì thiếu vốn từ, một phần là vì tâm lý thiếu tự tin và chưa được trải nghiệm nhiều” (Đ,

2033ENPR0811). Tuy nhiên, sau khi triển khai dự án, sinh viên đã đưa ra những đánh giá tích cực trong việc thay đổi động lực học tiếng Anh của họ. Thứ nhất, sinh viên chủ

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%

Sự tập trung Sự liên hệ Sự tự tin Sự hài lòng

động hơn trong việc tìm hiểu thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau để hoàn thiện bài của nhóm và cũng có trách nhiệm hơn với phần bài của mình. Điều này thúc đẩy tính tự giác của người học. Thứ hai, sinh viên có hứng thú, đam mê hơn với việc học tiếng Anh. Họ dành nhiều thời gian luyện tập, thực hành ngoại ngữ hơn là sử dụng quỹ thời gian đó để làm những việc vô bổ. Thứ ba, sinh viên có cơ hội được kết nối, hợp tác với các thành viên của nhóm, từ đó tạo dựng các mối quan hệ mới, cùng hỗ trợ nhau trong học tập.

Để thực hiện dự án đạt hiệu quả hơn, các nhóm đã đưa ra một số đề xuất mang tính chất xây dựng. Thứ nhất, các dự án cần khá nhiều thời gian để chuẩn bị về nội dung và dụng cụ trực quan sinh động. Vì vậy, sinh viên đề xuất các nhóm cần có thêm thời gian nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm. Thứ hai, để có hướng triển khai dự án phù hợp và sáng tạo, sinh viên mong muốn giảng viên nên đưa ra những hướng dẫn chi tiết hơn về mỗi chủ điểm của dự án. Ngoài ra, giảng viên cũng cần cung cấp thêm các nguồn tài liệu thực tế liên quan đến từng chủ điểm, từ đó sinh viên có thể tạo nên các sản phẩm mang tính ứng dụng hơn. Thứ ba, sinh viên thiếu nguồn tư liệu để chuẩn bị cho dự án ngoại trừ những thông tin, dữ liệu thu thập được ở trên mạng; do đó sinh viên hi vọng rằng thư viện nhà trường có thể bổ sung thêm nhiều nguồn học liệu đa dạng hơn, phong phú hơn, để giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận làm tài liệu bổ trợ, tham khảo phục vụ cho việc học tập chuyên sâu hơn.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO ĐỘNG lực học TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP học THEO dự án (PROJECT BASED LEARNING) (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)