Mối quan hệ giữa phương pháp học theo dự án và động lực học

Một phần của tài liệu NÂNG CAO ĐỘNG lực học TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP học THEO dự án (PROJECT BASED LEARNING) (Trang 34 - 35)

Theo một số nghiên cứu trước đây, PBL có những tính năng sau (Moursund, 1999; Thomas, 2000):

(1) Nâng cao động lực học (2) Tăng cường cơ hội hợp tác

(3) Phát huy các kỹ năng mềm như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp

Hơn nữa, PBL có thể tạo động lực cho người học và nâng cao các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm nhóm, giải quyết vấn đề (Surif, Ibrahim và Mokhtar, 2013). Blumenfeld và các cộng sự (1991) đã chỉ ra hiệu quả của PBL tới động lực học của

người học, và nhiều học giả cũng thảo luận một vài khía cạnh được cân nhắc trong PBL.

Thứ nhất là tính chân thực của dự án, tức là, người học sẽ có nhiều động lực hơn trong

việc giải quyết các vấn đề thực tiễn khi phải đối mặt với chúng. Điều này chính là do người học được thực sự trải nghiệm với nhiều vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Thứ

hai, người học tập trung vào lợi ích và giá trị của dự án. Các sinh viên thường thích dự

án có chút thách thức hơn so với trình độ của họ; họ muốn thoải mái lựa chọn dự án, để từ đó họ có thể hoàn thành dự án với động lực cao.

Barron và các cộng sự (1998) cho rằng kết quả thu được từ dự án cũng cần được cân nhắc. Qua khía cạnh này, chúng ta có thể quan sát hoạt động làm nhóm của sinh viên và nhận định xem họ có trách nhiệm với bản thân hay không. Bên cạnh đó, Bradford (2005) nêu rằng PBL đem đến môi trường học tập đích thực theo hướng thực hành nhằm tạo động lực cho người học. Helle và các cộng sự (2007) cũng báo cáo những kết quả tương tự liên quan đến hiệu quả của PBL tới động lực học của sinh viên. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng thiết kế khóa học theo PBL cần cân nhắc các tiêu chí: tính chân thực, sự tham gia, tính tự chủ, kỹ năng làm nhóm của người học.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO ĐỘNG lực học TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP học THEO dự án (PROJECT BASED LEARNING) (Trang 34 - 35)