8. Cấu trúc đề tài
1.3.1. Đặc điểm phát triển nhận thức, ý chí, cảm xúc – tình cảm của trẻ
sau:
Biện pháp giáo dục kỹ năng NBVTHCX là cách thức cụ thể mà giáo viên sử dụng để tác động đến trẻ nhằm giáo dục trẻ khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm để nhận diện và hiểu cảm xúc của bản thân và ngƣời khác từ đó thể hiện những thái độ và hành vi một cách phù hợp vào trong thực tiễn nhằm đạt kết quả mong đợi”.
1.3. Lý luận về kĩ năng NBVTHCX của trẻ 5 – 6 tuổi và việc giáo dục kĩ năng NBVTHCX cho trẻ 5 – 6 tuổi NBVTHCX cho trẻ 5 – 6 tuổi
1.3.1. Đặc điểm phát triển nhận thức, ý chí, cảm xúc – tình cảm của trẻ 5 – 6 tuổi 6 tuổi
a. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi
Theo quy luật phát triển thông thƣờng tâm lý con ngƣời có ba mặt và có mối liên hệ phát triển chặt chẽ với nhau đó là tình cảm – nhận thức và ý chí. Thông thƣờng nhận thức sẽ dẫn đến tình cảm sau đó sẽ dẫn đến hành động ý chí.
Ý chí cũng tác động ngƣợc lại lĩnh vực tình cảm nhƣ kiềm hãm hoặc thúc đẩy con ngƣời hành động [28].
Chính vì vậy, mọi tác động giáo dục lên lĩnh vực tình cảm của trẻ chỉ đạt hiệu quả khi các nhà giáo dục nắm đƣợc đặc điểm tâm lý nói chung cũng nhƣ khả năng nhận thức và mặt ý chí của trẻ nói riêng theo từng độ tuổi. Nhƣ vậy, các biện pháp giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi chỉ đạt hiệu quả khi các nhà giáo dục nắm đƣợc đặc điểm tâm lý cũng nhƣ khả năng nhận thức và mặt ý chí của trẻ ở độ tuổi này.
Trí nhớ
Trí nhớ của trẻ 5-6 tuổi phát triển mạnh hơn so với lứa tuổi trƣớc. Vào cuối tuổi mẫu giáo trẻ hoạt động phức tạp hơn, giáo viên thƣờng đƣa ra những yêu cầu cao buộc trẻ không chỉ định hƣớng vào hiện tại mà phải định hƣớng vào tƣơng lai cũng nhƣ quá khứ.Vì vậy, trí nhớ có chủ định của trẻ cũng bắt đầu đƣợc hình thành và phát triển. Sự phát triển có chủ định đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một. Vì vậy, khi tổ chức hoạt động giáo dục giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ suy nghĩ, tìm hiểu về nội dung, ôn lại hành động và những từ đƣợc ghi nhớ.
Ngoài ra, trí nhớ của trẻ mang tính trực quan hình tƣợng rõ nét. Những tài liệu bằng học cụ trực quan đƣợc trẻ ghi nhớ tốt hơn so với tài liệu chỉ bằng ngôn ngữ. Tuy nhiên, giai đoạn này trí nhớ ngôn ngữ của trẻ bắt đầu đƣợc hình thành. Nhƣng trẻ chỉ nhớ đƣợc những từ cụ thể hơn là những từ trừu tƣợng. Đặc biệt trẻ ghi nhớ tốt những từ mô tả hình tƣợng hoặc mô tả có tính chất diễn cảm. Chẳng hạn nhƣ những từ giàu hình tƣợng, nhịp điệu rõ ràng, giọng truyền cảm thì trẻ có khả năng nhớ nhanh và lâu bền hơn. Bên cạnh đó, trẻ bắt đầu hình thành trí nhớ logic. Trẻ không chỉ ghi nhớ máy móc mà còn có khả năng ghi nhớ có ý nghĩa.
Tư duy
Tƣ duy của trẻ 5-6 tuổi đã có một bƣớc ngoặc thay đổi lớn. Bắt đầu chuyển từ tƣ duy trực quan hình tƣợng sang tƣ duy logic. Trẻ sử dụng loại tƣ duy này để giải các bài toán không chỉ đƣợc thực hiện bằng phép thử bên ngoài mà đƣợc thực hiện bằng cả những phép ngầm trong óc dựa vào những hình ảnh, những biểu tƣợng ở trong đầu, hay kinh nghiệm trẻ có đƣợc. Loại tƣ duy này đặc biệt phát triển ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ. Và là điều kiện thuận lợi làm nảy sinh những yếu tố ban đầu của kiểu tƣ duy trừu tƣợng đƣợc phát triển ở giai đoạn sau.
Ngoài ra, tƣ duy trực quan sơ đồ cũng bắt đầu xuất hiện ở trẻ 5-6 tuổi. Loại tƣ duy này vẫn giữ tính hình tƣợng của sự vật nhƣng chỉ giữ lại những nét chủ yếu mang tính khái quát. Việc phát triển tƣ duy này rất có ý nghĩa với trẻ. Giúp trẻ đi sâu vào những mối quan hệ phức tạp của sự vật và mở ra khả năng nhìn thấy mặt
bản chất của sự vật mà loại tƣ duy trƣớc không có đƣợc. Đặc biệt, khi trẻ biết sử dụng thành thục các vật thay thế, khi phát triển tốt chức năng kí hiệu của ý thức. Trẻ sẽ hiểu rằng có thể biểu thị một sự vật hay một hiện tƣợng nào đó bằng từ ngữ hay kí hiệu khác, khi giải những bài toán tƣ duy độc lập. Sự phát triển này đóng vai trò quan trọng để xuất hiện một kiểu tƣ duy mới khác về chất đó là tƣ duy logic, kiểu tƣ duy này sẽ đƣợc hình thành và phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn học sinh.
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ của trẻ MG ngày càng phát triển : ngữ âm ngày càng hoàn thiện, vốn từ đƣợc mở rộng tăng lên cả số lƣợng và chất lƣợng, trẻ sử dụng tƣơng đối đúng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ. Nếu ngôn ngữ của trẻ ấu nhi sử dụng liên quan đến cái đang tri giác thì trẻ 5-6 tuổi đã bắt đầu hiểu nghĩa các từ, biết sử dụng tiếng mẹ đẻ thành thạo trong sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, trẻ có khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp làm thế nào để nói về điều trẻ cảm thấy và nhận đƣợc sự giúp đỡ của ngƣời khác.
Bên cạnh đó, ngôn ngữ tình huống dần mất đi, trẻ bắt đầu xây dựng cho mình một kiểu ngôn ngữ khác ít phụ thuộc vào tình huống hơn. Kiểu ngôn ngữ này đòi hỏi trẻ phải nói năng sao cho ngƣời khác hiểu, hình dung đƣợc những điều mình định mô tả mà không dựa vào tình huống trƣớc mắt. Đây là ngôn ngữ ngữ cảnh. Ngoài ra, ngôn ngữ giải thích của trẻ cũng phát triển mạnh. Trẻ có mong muốn giải thích cho ngƣời lớn hiểu những điều trẻ muốn nói. Nhƣ vậy, trẻ phải trình bày ý kiến theo một trình tự nhất định, nêu bật những điểm chủ yếu và những mối quan hệ liên kết các sự vật và hiện tƣợng một cách hợp lí và điều này cũng đã dẫn đến sự phát triển của ngôn ngữ mạch lạc. Loại ngôn ngữ này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Vì khi sử dụng ngôn ngữ mạch lạc thì những điều trẻ định nói ra cần đƣợc suy nghĩ rõ ràng, rành mạch ngay từ trong đầu. Nhƣ vậy, cần phải có sự hỗ trợ của tƣ duy. Ngƣợc lại, chính ngôn ngữ mạch lạc là phƣơng tiện cho tƣ duy của trẻ phát triển lên một chất lƣợng mới, đó là nảy sinh các yếu tố của tƣ duy logic, nhờ đó trẻ 5-6 tuổi phát triển mới, cao hơn so với lứa tuổi trƣớc.
b. Đặc điểm phát triển ý chí của trẻ 5 – 6 tuổi
Sự phát triển ý chí của trẻ 5-6 tuổi xuất hiện nhƣ là sự điều chỉnh có ý thức đối với hành vi của bản thân. Trẻ đã biết chủ động điều khiển hành vi, hoạt động tâm lý của mình từ chỗ không chủ định sang chủ định. Chẳng hạn, trẻ đã biết tập trung quan sát sự vật hiện tƣợng nào đó, im lặng nghe cô kể chuyện, không đánh bạn hoặc gây ồn ào trong lớp học.
Đặc biệt, sự phát triển ý chí của trẻ có quan hệ mật thiết với sự biến đổi các động cơ hành vi. Nó có sự tác động qua lại của 3 mặt: đầu tiên là đặt ra mục đích của hành động hoặc chấp nhận mục đích do ngƣời khác đặt ra; Thứ hai là xác lập quan hệ giữa mục đích hành động và động cơ; Thứ ba là tăng cƣờng vai trò điều chỉnh của ngôn ngữ trong việc thực hiện những hành động.
Ví dụ: Em bé biết hôm nay là sinh nhật mẹ, mục đích em bé đặt ra là muốn mua một món quà tặng mẹ. Động cơ khiến em bé làm việc này chính là tình yêu dành cho mẹ. Để đạt mục đích nhất định em bé luôn nghĩ thầm trong óc là mình sẽ mua tặng mẹ món quà để mẹ vui. Nhƣ vậy em bé đã dùng ngôn ngữ để điều chỉnh hành vi của mình.
Ngoài ra, sự phát triển ý chí của trẻ không chỉ phụ thuộc vào động cơ nào mạnh nhất mà là động cơ nào quan trọng hơn, có ý nghĩa hơn và do trẻ ý thức đƣợc. Ví dụ: Trong tình huống mẹ đang bị ốm, bạn đến rủ trẻ đi chơi. Trẻ giải quyết tình huống phụ thuộc vào hai động cơ khác nhau: Trẻ ham thích đi chơi sẽ đi cùng bạn hoặc sẽ ở nhà cùng mẹ. Nếu trẻ ở nhà cùng mẹ thì có thể ban đầu trẻ cũng ham thích đƣợc đi chơi cùng bạn nhƣng trẻ ý thức đƣợc mẹ đang ốm ở nhà với mẹ sẽ vui hơn. Nhƣ vậy, trẻ đã có khả năng tự chủ, kiềm chế đƣợc mong muốn, từ đó ý chí của trẻ cũng đƣợc hình thành và phát triển. Tuy nhiên không phải trẻ MGL nào cũng kết thúc bằng giải pháp nghiêng về động cơ có ý nghĩa. Điều đó còn phụ thuộc vào cách giáo dục của ngƣời lớn, có thể thông qua những tình huống, những lời chỉ dẫn, sự quan tâm để giúp trẻ có những cách giải quyết phù hợp mà qua đó ý chí đƣợc phát triển.
c. Đặc điểm phát triển cảm xúc – tình cảm của trẻ 5 – 6 tuổi
So với lứa tuổi trƣớc, tình cảm của trẻ 5-6 tuổi thể hiện ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc. Trẻ luôn mong muốn đƣợc ngƣời thân và bạn bè quan tâm, yêu thƣơng và cũng rất sợ khi mọi ngƣời xa lánh. Đồng thời, trẻ đã biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc khi ngƣời thân bị ốm. Biết đồng cảm và quan tâm tới bạn. Khi bạn buồn thể hiện sự an ủi bằng cách sẵn sàng chia sẻ, nhƣờng đồ chơi cho bạn. Đặc biệt, trẻ đã bắt đầu tự ý thức về bản thân, có thể lĩnh hội các chuẩn mực, quy tắc hành vi trong cuộc sống. Trẻ nhận ra những hành vi sai trái khi bị ngƣời lớn la mắng. Trẻ có thể biết rằng mọi cảm xúc đều có thể đƣợc chấp nhận ví dụ: tức giận. Nhƣng một hành động không phù hợp thì không thể (ví dụ: đánh bạn) và trẻ có thể lựa chọn cách tốt hơn để giải quyết vấn đề, có thể sử dụng lời nói để diễn tả cảm xúc và giải quyết vấn đề của mình.
Theo V.X.Mukhina: “Một trong những phƣơng hƣớng phát triển chủ yếu tình cảm ở lứa tuổi mẫu giáo là sự tăng cƣờng “tính hợp lý” của chúng gắn liền với sự phát triển trí tuệ của trẻ em. Trẻ em mới bắt đầu nhận thức thế giới xung quanh, tìm hiểu những hậu quả của những hành vi của mình, hiểu đƣợc cái gì là tốt cái gì là xấu” [17, tr.117].
Trẻ ở lứa tuổi ấu nhi, cảm xúc thƣờng gắn liền với cơ chế bẩm sinh của não, còn mang tính không chủ định. Ngƣợc lại, trẻ 5-6 tuổi đã biết kiềm chế những cảm xúc mạnh mẽ và đột ngột của mình. Trẻ có thể điều khiển những cảm xúc bột phát, đôi khi trẻ còn biết sử dụng tình cảm của mình để tác động đến mọi ngƣời xung quanh nhằm thông báo cho họ biết về thái độ của mình về việc làm đó. Ngoài ra, trẻ có khả năng bắt chƣớc những biểu cảm tinh tế của ngƣời lớn để vận dụng vào cuộc sống của mình. Biết nói những lời làm vui lòng ngƣời thân, biết dùng lời khen ngợi và cỗ vũ bạn bè, hỏi thăm cha mẹ, tặng quà cho ngƣời trẻ yêu mến.
Có thể thấy trẻ 5-6 tuổi thể hiện tình cảm phong phú và đa dạng. Đây cũng là thời điểm mà nhân cách trẻ đang hình thành và phát triển. Đặc biệt ở tuổi này trẻ thƣờng trải nghiệm nhiều cảm xúc khác nhau nhƣng không phải luôn xác định và kiểm soát đƣợc chúng. Vì vậy, giáo dục kỹ năng NBVTHCX có ý nghĩa quan trọng
giúp trẻ nhận biết, thể hiện và đối phó với cảm xúc một cách lành mạnh. Đồng thời phát triển kỹ năng này sẽ tạo cho trẻ có những mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè xung quanh, ổn định về mặt tâm lý và có khả năng học tập tốt hơn ở những bậc học tiếp theo.