8. Cấu trúc đề tài
3.3.1. Biện pháp 1: Xây dựng góc cảm xúc
a. Mục đích và ý nghĩa
Mỗi con ngƣời đều có trong mình rất nhiều cảm xúc, và việc của chúng ta là làm sao để nhận biết, thể hiện, quản lý tốt cảm xúc của mình cũng nhƣ nhận biết
đƣợc cảm xúc của ngƣời khác. Và trẻ em cũng vậy, những đứa trẻ với vô vàn cảm xúc nhƣng chúng chƣa thực sự nhận biết và thể hiện cảm xúc một cách tốt nhất, nhƣ kết quả khảo sát thực trạng ở Chƣơng 2 cho thấy, trẻ chƣa tốt ở kĩ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc. Vì vậy, chúng tôi tiến hành tổ chức góc cảm xúc nhằm tạo cho trẻ môi trƣờng để nâng cao nhận thức về kĩ năng NBVTHCX.
b. Nội dung và cách thực hiện
Xây dựng góc cảm xúc sẽ tạo ra môi trƣờng tích cực, tạo cơ hội cho trẻ nâng cao nhận thức về kĩ năng NBVTHCX.
Ở góc cảm xúc sẽ đƣợc trang trí bởi các khuôn mặt cảm xúc: Vui vẻ, buồn bã, ngạc nhiên, sợ hãi, giận dữ, ghê tởm. Trẻ đến với góc này sẽ đoán xem các khuôn mặt này thể hiện cảm xúc gì và gọi đúng tên cảm xúc ấy.
Ngoài ra, góc này còn đƣợc chuẩn bị nguyên vật liệu để trẻ thể hiện cảm xúc của mình bằng những nguyên vật liệu ấy. Hơn nữa, các cháu có thể đến góc cảm xúc để trò chuyện, chia sẻ với nhau những câu chuyện và thông qua đây, trẻ học đƣợc cách thể hiện cảm xúc của mình đối với ngƣời khác nhƣ thế nào cho phù hợp. Chuẩn bị ghế bình yên, khi trẻ cảm thấy bực bội thì trẻ có thể đến đây để ngồi kiểm soát lại cảm xúc của mình. Và chuẩn bị bong bóng cho trẻ thổi khi trẻ cảm thấy tức giận, trẻ thổi quả bóng ấy và đập bể nó.
Ở biện pháp này, giáo viên sẽ là ngƣời quan sát, lắng nghe trẻ trò chuyện cùng nhau để biết kĩ năng NBVTHCX của trẻ tới đâu đồng thời giáo viên cũng có thể hƣớng dẫn trẻ nếu trẻ không nhận ra các gƣơng mặt cảm xúc.