8. Cấu trúc đề tài
2.3.6. Nguyên nhận thực trạng việc giáo dục kĩ năng NBVTHCX cho trẻ
6 tuổi ở trường mầm non
a. Nguyên nhân chủ quan
Quá trình tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng NBVTHCX chịu ảnh hƣởng chính từ giáo viên tổ chức dạy phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: Năng lực sƣ phạm, năng lực chuyên môn, khả năng tập trung thu hút trẻ, tâm huyết với nghề, yêu trẻ, cách thiết kế tổ chức hoạt động cho trẻ và đặc biệt phụ thuộc lớn vào khả năng sáng tạo của GVMN.
Điều đầu tiên để có thể đem lại hiệu quả cao cho quá trình giáo dục kĩ năng NBVTHCX cho trẻ 5 – 6 tuổi thì ngƣời giáo viên cần phải nắm vững đƣợc các kiến thức, nắm vững các phƣơng pháp để tổ chức hoạt động cho trẻ. Ngoài ra, giáo viên cần nhận thức đƣợc sự quan trọng của kĩ năng NBVTHCX, hiểu rõ đƣợc bản chất của kĩ năng ấy. Từ đó, vận dụng những kiến thức, phƣơng pháp, kỹ năng đã đƣợc học vào việc tổ chức. Nhƣng quá trình nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả tổ chức hoạt động cho trẻ tìm hiểu về kĩ năng này hiện nay vẫn chƣa cao vì lý do chính là khả năng sáng tạo của GVMN chƣa cao.
Giáo viên sử dụng các phƣơng pháp và biện pháp tổ chức còn rời rạc, riêng lẻ, chủ yếu là những biện pháp và phƣơng pháp truyền thống đƣợc giáo viên sử dụng theo kinh nghiệm của bản thân. Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng NBVTHCX cho trẻ thì giáo viên còn chƣa sử dụng và phối hợp một cách linh hoạt các phƣơng pháp, đồ dùng – đồ chơi. Giáo viên chƣa có thái độ, kĩ năng tìm tòi, sử dụng, sáng tạo ra những phƣơng pháp mới, điều này diễn ra thƣờng xuyên khiến trẻ không còn hứng thú với hoạt động này nữa. Giáo viên chƣa thật sự tìm kiếm, trau dồi khả năng sáng tạo của mình nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng NBVTHCX.
b. Nguyên nhân khách quan
Trong quá trình tổ chứ hoạt động giáo dục kĩ năng NBVTHCX, chất lƣợng hoạt động giáo dục chịu rất nhiều yếu tố khách quan chi phối nhƣ:
- Do cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt – học tập của trẻ chƣa đƣợc chú trọng tối đa. Phòng học chƣa phù hợp, một số phòng diện tích còn nhỏ trong đó phòng học vừa là phòng vui chơi, phòng ăn, phòng ngủ của trẻ và còn rất nhiều kệ, hộp, tủ đựng đồ chơi. Vì thế, việc tổ chức các hoạt động thí nghiệm, tổ chức trò chơi, hoạt động học cho trẻ ở lớp gặp rất nhiều khó khăn và không đƣợc thoải mái.
- Hiện các tài liệu phục vụ cho hoạt động giáo dục kĩ năng NBVTHCX chỉ mang tính khái quát, chƣa cụ thể hóa các vấn đề khi tổ chức, tài liệu số lƣợng còn hạn hẹp.
- Các giáo viên mầm non hiện đang rất vất vả với công việc. Ngoài việc chăm sóc giáo dục trẻ thì giáo viên còn tham gia các hoạt động ngoại khóa, thi đua, giao lƣu văn nghệ, không có thời gian để nghiên cứu và thực hiện những ý tƣởng trong việc tổ chức hoạt động giáo dục riêng từng kĩ năng. Hơn nữa, số lƣợng trẻ trong lớp khá đông, cô không đủ điều kiện và thời gian để quan tâm và đánh giá từng trẻ để có thể lựa chọn phƣơng pháp giáo dục phù hợp với từng trẻ.
Nhƣ vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng NBVTHCX, mỗi yếu tố đều có một vai trò nhất đinh. Nhƣng nếu đƣợc
đầu tƣ đầy đủ về cơ sở vật chất, tài liệu hƣớng dẫn, đồng thời giáo viên tích cực trau dồi khả năng sáng tạo của mình thì tôi tin chắc hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng NBVTHCX sẽ đƣợc nâng cao.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Kết quả khảo sát thực trạng giúp chúng tôi đƣa ra một số kết luận sau:
Đa số GV tham gia vào nghiên cứu đều có cách hiểu chƣa phù hợp về nội dung giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi. Chỉ có 11.43% GV có quan điểm đúng với nội dung giáo dục kỹ năng này. Bên cạnh đó, về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ có 85.71% GV cho rằng rất quan trọng và 14.29% GV cho rằng quan trọng và không có lựa chọn nào là ít quan trọng và không quan trọng. Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát thực tế kết hợp nhiều phƣơng pháp khác nhau chúng tôi nhận thấy. Việc giáo dục kỹ năng này cho trẻ chƣa thực sự đƣợc quan tâm và chú trọng. Cụ thể nhƣ sau:
1. Kết quả khảo sát về mức độ nhận thức kỹ năng NBVTHCX của trẻ 5-6 tuổi ở mức trung bình. Biểu hiện “Thể hiện chia vui với bạn” ở mức cao có điểm trung bình cao nhất là 2.47. Riêng 3 biểu hiện còn lại trẻ đạt ở mức trung bình xếp lần lƣợt theo thứ hạng từ thứ 2 đến cuối cùng là “Thể hiện sự an ủi bạn”, “thể hiện sự kiềm chế cảm xúc giận dữ”, “Nhận biết cảm xúc của ngƣời khác qua 6 cảm xúc”, thấp nhất là biểu hiện “nhận biết cảm xúc của bản thân qua 6 bức tranh”. Trong đó ở biểu hiện nhận biết cảm xúc bản thân và ngƣời khác hầu nhƣ trẻ chỉ nhận biết đƣợc 3 cảm xúc: vui, buồn, giận. Vốn từ và khả năng nhận biết 3 cảm xúc còn lại: sợ hãi, xấu hổ, ngạc nhiên là rất thấp. Về mặt thể hiện cảm xúc trẻ thể hiện việc chia vui với bạn ở mức cao, riêng biểu hiện “thể hiện sự an ủi với bạn” và biểu hiện “Thể hiện sự kiềm chế cảm xúc của trẻ” đều đạt ở mức trung bình.Trẻ chƣa biết dùng lời hoặc hành động để an ủi và những cách để giữ bình tĩnh mỗi khi giận dữ.
2. GV thực hiện biện pháp giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi chủ yếu là hình thức lồng ghép. Ba biện pháp đƣợc GV sử dụng rất thƣờng xuyên là “Đàm thoại, trò chuyện cùng trẻ”, “Dùng tình cảm, làm gƣơng cho trẻ noi theo”, “Sử dụng phƣơng pháp nghệ thuật: bài thơ, câu chuyện, tranh ảnh, bài hát.” Tuy nhiên, qua quá trình quan sát và phỏng vấn chúng tôi nhận thấy mức độ sử dụng các biện pháp chƣa đƣợc sử dụng ở mức “rất thƣờng xuyên” nhƣ đã lựa chọn. Bên cạnh
đó, GV đã bỏ qua rất nhiều cơ hội để giáo dục trẻ đặc biệt là trong hoạt động vui chơi. Khi đƣợc quan sát và trò chuyện với GV về những trò chơi, câu chuyện GV đã tổ chức giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho thấy GV vẫn còn hạn chế về trò chơi và câu chuyện nội dung chƣa phong phú, đa dạng để giáo dục trẻ.
3. Ngoài ra, trong quá trình tổ chức giáo dục kỹ năng này cho trẻ GV còn gặp những khó khăn nhất định, trong đó GV có 4 khó khăn nổi bật là “Nội dung giáo dục cảm xúc khó thực hiện”, “Giáo viên ít có thời gian quan tâm đến cảm xúc của trẻ”, “Khả năng truyền đạt cảm xúc của giáo viên còn hạn chế, “Giáo viên và phụ huynh chƣa thấy việc giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ là cần thiết”. Và những khó khăn khác nhƣ: “Cơ sở vật chất chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực hành kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc”và “Chƣơng trình, tài liệu hƣớng dẫn về giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ mẫu giáo trong chƣơng trình còn ít”. “Thời gian dành cho việc giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ còn hạn chế”. “Lớp học đông trẻ”.
Từ việc khảo sát thực trạng giáo dục này, cùng với những buổi trò chuyện, phỏng vấn với BGH và GV là những căn cứ thực tiễn làm tiền đề để chúng tôi đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi.
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG NBVTHCX CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GÓC Ở
TRƢỜNG MẦM NON 3.1. Cơ sở xây dựng biện pháp
3.1.1. Dựa vào cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
- Kỹ năng NBVTHCX không có sẵn mà đƣợc hình thành trong quá trình giáo dục và luyện tập lâu dài. Vì vậy cần có những biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao kỹ năng này cho trẻ.
- Xuất phát từ lý luận dạy học hiện đại với xu hƣớng dạy học “Lấy ngƣời học làm trung tâm”.
- Xuất phát từ chƣơng trình giáo dục mầm non 2017 và Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi do Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam ban hành vào năm 2010.