8. Cấu trúc đề tài
1.3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kĩ năng NBVTHCX cho
Ngay từ khi mới ra đời, sự phát triển cảm xúc của trẻ đã bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố phức tạp và đa dạng bao gồm sự khác biệt trong nhận thức, sự phát triển ngôn ngữ và xã hội hóa.
Đầu tiên sự phát triển kỹ năng này bị ảnh hƣởng bởi sự phát triển nhận thức (tự ý thức và kiến thức). Sự phát triển nhận thức và cảm xúc có tác động qua lại với nhau. Nhận thức điều chỉnh cảm xúc và cảm xúc cũng điều chỉnh lại nhận thức. Ví dụ, cảm xúc tiêu cực khiến trẻ gặp khó khăn trong việc xử lý thông tin, trong khi cảm xúc tích cực tạo điều kiện cho trẻ học tập tốt hơn. Trẻ có cảm xúc tích cực sẽ kiên trì và bền bỉ hơn, thể hiện tốt hơn những trẻ có cảm xúc tiêu cực. Mặt khác, một số nhà tâm lý cho rằng cảm xúc chƣa phải là nguyên nhân chính của vấn đề về cảm xúc. Cảm xúc còn bị điều khiển bởi suy nghĩ. Ví dụ: Trong giờ học vẽ Cô yêu cầu trẻ vẽ về gia đình của mình, khi thu bài có một em để giấy trắng. Lúc đó, Cô cảm thấy rất giận gọi trẻ lên và hỏi với giọng gay gắt nhƣng đứa trẻ vẫn im lặng lúc đó cơn giận của Cô càng tăng. Nhƣng sau đó Cô đƣợc biết gia đình trẻ không hạnh phúc bố mẹ trẻ đã ly thân nên trẻ ở với ông bà. Từ cơn giận đến khi biết đƣợc
nguyên nhân mọi suy nghĩ của Cô giáo đã thay đổi và trở nên đồng cảm và yêu thƣơng đứa trẻ hơn. Nhƣ vậy chúng ta thấy rằng những suy nghĩ nhanh chóng làm thay đổi cảm xúc. Nhà tâm lý học Ellis tin rằng ý nghĩ luôn luôn điều khiển cảm xúc; vì vậy suy nghĩ quan trọng hơn cảm xúc vì nó là nguyên nhân dẫn đến vấn đề về cảm xúc.
Ngoài ra, sự phát triển ngôn ngữ cũng ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình phát triển kỹ năng này, thông qua việc phát triển vốn từ, giúp trẻ nhận diện và gọi tên cảm xúc của mình một cách chính xác. Bắt đầu từ năm thứ hai trẻ đã sử dụng ngôn ngữ bên trong để miêu tả cảm xúc của mình và ngƣời khác. Khả năng nhận biết cảm xúc sẽ đƣợc tăng dần theo độ tuổi của trẻ, nó phụ thuộc vào cách ngƣời lớn dạy dỗ và giúp trẻ gọi tên và nhận diện chúng.
Ví dụ: “Trong giờ học vẽ, Trevor đang chờ để đƣợc dùng tuýp màu đỏ và bạn cậu nói “Hãy kiên nhẫn”, Trevor đáp lại “Bà tớ luôn nói “Hãy kiên nhẫn” nhƣng điều đó chỉ khiến tớ thêm ức chế mà thôi”.
Hơn nữa, việc tăng vốn từ giúp trẻ tạo nên sự khác biệt trong các trạng thái cảm xúc khác nhau, và khả năng hình thành những biểu hiện về mặt tinh thần cho phép trẻ tƣởng tƣợng và hành động một cách cảm tính.
Cuối cùng sự phát triển kỹ năng này còn bị ảnh hƣởng bởi tác nhân xã hội hóa nhƣ một mô hình (cách trẻ quan sát ngƣời khác nhận biết và phản ứng với cảm xúc của mình). Trẻ thƣờng học cách phản ứng cảm xúc và hành vi của mình qua việc quan sát ngƣời khác. Đặc biệt là những ngƣời thân nhƣ cha mẹ, GV và bạn bè có ảnh hƣởng trong việc phát triển kỹ năng này cho trẻ.
Nhƣ vậy, có thể thấy sự phát triển kỹ năng NBVTHCX chịu sự tác động chi phối của nhiều yếu tố: nhận thức, ngôn ngữ, xã hội hóa. Vì vậy, để thúc đẩy kỹ năng NBVTHCX cho trẻ cần phải chú ý phối hợp phát triển các yếu tố nhằm nâng cao kỹ năng này cho trẻ.