8. Cấu trúc đề tài
1.3.3. Vai trò của việc giáo dục kĩ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi
Charles Darwin là một trong những nhà khoa học nghiên cứu sớm nhất về cảm xúc. Ông cho rằng, biểu lộ cảm xúc đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại và an toàn của con ngƣời. Nếu chúng ta gặp một con vật đang phát ra âm thanh gầm gừ hoặc rít lên vì giận dữ điều đó sẽ giúp ta tìm cách tự vệ và trốn thoát. Tƣơng tự nhƣ vậy, trong quá trình giao tiếp với những ngƣời xung quanh việc nhận ra và hiểu cảm xúc của ngƣời khác có thể giúp chúng ta điều chỉnh và thể hiện cảm xúc phù hợp, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những ngƣời xung quanh. Qua đó, con ngƣời có thể đối phó với các tình huống khác nhau trong cuộc sống và đạt đƣợc những hiệu quả trong giao tiếp.
Sự phát triển kỹ năng NBVTHCX trong những năm đầu đời có ý nghĩa quan trọng đối với một đứa trẻ. Là cơ sở hình thành những phẩm chất đạo đức và nhân cách của một con ngƣời. Ngay từ bé, một đứa trẻ có khả năng NBVTHCX sẽ dễ dàng đồng cảm với ngƣời khác, biết làm chủ cảm xúc của bản thân, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè và những ngƣời xung quanh. Đồng thời, sẽ giúp trẻ phát triển những năng lực cá nhân, có đƣợc kỹ năng sống cần thiết để hòa nhập với cộng đồng xã hội.
Phát triển kỹ năng NBVTHCX sẽ giúp trẻ hiểu cảm xúc ảnh hƣởng đến hành vi cá nhân và các mối quan hệ xã hội nhƣ thế nào. Ở trƣờng, trẻ tƣơng đối gặp khó khăn trong mối quan hệ với bạn bè bởi vì trẻ không giống nhƣ ngƣời lớn, trẻ không thể thành thạo để kiểm soát cảm xúc. Nhƣ vậy,sự xung đột và hiểu lầm càng có cơ hội gia tăng khi trẻ đi học. Vì vây, sự hiểu biết về cảm xúc càng cao thì trẻ càng kiểm soát các tình huống và thích ứng với chúng. Đồng thời nó làm hạn chế những xung đột xảy ra giữa trẻ với bạn bè cùng trang lứa qua đó sẽ giúp giáo viên quản lý lớp học tốt hơn.
Trẻ có kỹ năng NBVTHCX sẽ giúp giáo viên và ngƣời thân hiểu đƣợc cảm xúc bên trong của trẻ. Khi trẻ giao tiếp tƣơng tác với cô giáo, thông qua lời nói hoặc những biểu hiện cảm xúc thể hiện trên nét mặt, ngôn ngữ cơ thể, ngƣời lớn có thể
dễ dàng nhận thấy những cảm xúc trẻ đang trải qua. Từ đó sẽ kịp thời chia sẻ, động viên, giúp trẻ đối phó một cách an toàn và lành mạnh.
Ngoài ra, thông minh cảm xúc sẽ giúp trẻ trở nên tự chủ, tự tin, nhạy cảm với cảm xúc biết quan tâm tới những ngƣời thân yêu. Đặc biệt có thể phân biệt hành vi tốt-xấu và lựa chọn cách ứng xử phù hợp. Khắc phục những nét tính cách không hay nhƣ ích kỉ, thiếu tự tin…Trang bị cho trẻ những kỹ năng thiết yếu để thành công trong học tập và cuộc sống nhƣ: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề.
Nhƣ vậy, giáo dục kỹ năng NBVTHCX có ý nghĩa quan trọng hình thành giá trị nhân cách và góp phần quyết định thành công của một con ngƣời. Chúng có thể thúc đẩy trẻ hành động theo những cách khác nhau và cung cấp cho trẻ những công cụ hữu ích giúp trẻ cũng nhƣ ngƣời lớn xây dựng nên tình ngƣời, sự vị tha lòng nhân ái trong xã hội đầy bạo lực và nhiều cám dỗ nhƣ hiện nay.
1.3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kĩ năng NBVTHCX cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non