Kĩ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc

Một phần của tài liệu 22950 1612202023425902HUALETHIENTRANG (Trang 25 - 32)

8. Cấu trúc đề tài

1.2.1. Kĩ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc

a. Kĩ năng

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng. Quan niệm thứ nhất cho rằng kỹ năng là mặt kỹ thuật thao tác.

Tác giả Trần Trọng Thủy cho rằng kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, con ngƣời nắm đƣợc cách hành động tức là có kỹ thuật hành động, có kỹ năng [26]

Theo tác giả N.D.Levitovxam cho rằng kỹ năng gắn liền với kết quả hành động. Ngƣời có kỹ năng hành động là ngƣời phải nắm đƣợc và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả. Ông nhấn mạnh, muốn hình thành kỹ năng con ngƣời vừa phải nắm vững lý thuyết về hành động, vừa phải vận dụng lí thuyết đó vào thực tế [14]

Theo T.A.Ilina, “Kỹ năng là những hành động thực hành mà trẻ có thể thực hiện đƣợc trên cơ sở những kiến thức thu nhận đƣợc và về sau những hành động thực hành này lại giúp trẻ thu nhận những kiến thức mới” [24, tr.5]

Từ điển Tâm lý học (1983) của Liên Xô (cũ) định nghĩa “kỹ năng là giai đoạn giữa của việc nắm vững một phƣơng thức hành động mới – cái dựa trên một quy tắc (tri thức) nào đó và trên quá trình giải quyết một loạt các nhiệm vụ tƣơng ứng với tri thức đó, nhƣng còn chƣa đạt đến mức độ kỹ xảo” [19, tr.376].

Quan niệm thứ hai là xem kĩ năng nhƣ là một năng lực của con ngƣời:

A.V.Petrovski cho rằng kỹ năng là “Năng lực sử dụng các dữ kiện, các tri thức hay khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện những thuộc tính bản chất của các sự vật và giải quyết thành công những nhiệm vụ lý luận hay thực hành xác định” [22, tr.18].

Tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng “Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã

có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép [21].

Tác giả Vũ Dũng đã định nghĩa: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phƣơng thức hành động đã đƣợc chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tƣơng ứng” [10].

Nhƣ vậy, theo các quan niệm trên chúng ta thấy rằng: - Kỹ năng giúp con ngƣời làm việc đạt hiệu quả hơn.

- Để có kỹ năng con ngƣời cần phải nắm vững lý thuyết, có mục đích hành động và có khả năng vận dụng nó vào thực tiễn.

- Kỹ năng không tự nhiên mà có, nó phải thông qua luyện tập thƣờng xuyên mới có đƣợc.

Với những quan niệm trên chúng tôi cho rằng: Kỹ năng là khả năng vận dụng tri thức, kinh nghiệm con ngƣời có đƣợc để hành động có kết quả và hành động đó phải phù hợp với điều kiện cho phép.

b. Cảm xúc

Bàn về khái niệm cảm xúc đã có rất nhiều ý kiến khác nhau

Theo từ điển Tâm lý học của tác giả Vũ Dũng, “Cảm xúc là sự phản ánh tâm lý về mặt ý nghĩa sống động của các hiện tƣợng và hoàn cảnh, tức mối quan hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng với nhu cầu của cơ thể, dƣới hình thức những rung động trực tiếp” [10]

Từ điển tâm lý học của tác giả Nguyễn Khắc Viện đƣa ra nhƣ sau “Cảm xúc là sự phản ứng rung chuyển của con ngƣời trƣớc một kích động vật chất hoặc một sự việc gồm hai mặt: những phản ứng sinh lý do thần kinh thực vật nhƣ tim đập nhanh , toát mồ hôi, nội tiết tăng hay giảm, cơ bắp co thắt hoặc run rẩy, lối loạn tiêu hóa. Phản ứng tâm lý qua những thái độ, lời nói, hành vi và cảm giác dễ chịu, khó chịu, vui sƣớng, buồn khổ có tính bột phát, chủ thể kiềm chế khó khăn” [32].

Theo giáo trình tâm lý học đại cƣơng tác giả Huỳnh Văn Sơn (chủ biên) “Xúc cảm là những rung động của con ngƣời đối với từng sự vật, hiện tƣợng riêng lẻ có liên quan đến nhu cầu, động cơ của ngƣời đó trong những tình huống nhất định” [20]

Theo Caroll.E.Jzard định nghĩa về cảm xúc một cách đầy đủ phải chú ý 3 khía cạnh sau:

- Cảm giác này đƣợc thể nghiệm hay là đƣợc ý thức về cảm xúc.

- Các quá trình diễn ra trong hệ thần kinh, hệ nội tiết, hô hấp, tiêu hóa và các hệ khác của cơ thể.

- Các phức hợp biểu cảm, cảm xúc đƣợc đƣa ra quan sát, đặc biệt là những phức hợp phản ánh trên bộ mặt [7].

Nhƣ vậy, có thể thấy cảm xúc là một quá trình tâm lý, đƣợc thể hiện về mặt rung động của con ngƣời, mang tính bản năng, gắn liền với phản xạ không điều kiện, nó bị gây nên bởi những tác động của sự vật hiện tƣợng xung quanh.

Trong đề tài này, ngƣời nghiên cứu sử dụng khái niệm cảm xúc theo từ điển Tâm lý học của tác giả Vũ Dũng “Cảm xúc là sự phản ánh tâm lý về mặt ý nghĩa sống động của các hiện tƣợng và hoàn cảnh, tức mối quan hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng với nhu cầu của cơ thể, dƣới hình thức những rung động trực tiếp”.

*Phân loại cảm xúc

Theo R.Plutchik con ngƣời có tám loại cảm xúc cơ bản: vui – buồn, ngạc nhiên – đề phòng, chấp nhận – ghê tởm, sợ hãi – giận dữ. Các cảm xúc cơ bản kết hợp với nhau tạo ra các cảm xúc khác đa dạng hơn. Các cảm xúc cơ bản có thể dễ phân biệt khi có cƣờng độ cao và khó phân biệt khi có cƣờng độ thấp [8].

C.Izard đƣa ra mô hình gồm mƣời cảm xúc: vui, buồn, ngạc nhiên, giận dữ, chán ghét, coi khinh, sợ hãi, hổ thẹn, tội lỗi, quan tâm. Các cảm xúc này khi tổ hợp với nhau cũng tạo ra các cảm xúc khác [8].

Theo Lƣu Hồng Khanh ngƣời Việt Nam theo truyền thống phƣơng Đông có bảy mối cảm xúc là “mừng, giận, buồn, sợ, ghét, yêu, thèm muốn”. Những cảm xúc tích cực gồm: vui mừng, yêu thƣơng, thèm muốn. Những cảm xúc tiêu cực gồm: giận, buồn, sợ , ghét [28]

* Sự biểu hiện của một xúc cảm, tình cảm

cử chỉ, điệu bộ và nhận thức.

- Những biểu hiện trên phƣơng diện sinh lý

Là những thay đổi về thể chất, sinh lý hoặc thay đổi thành phần các chất hóa học của máu, thần kinh, thể dịch trong cơ thể. Ví dụ: khi sợ hãi con ngƣời thƣờng biểu hiện: tim đập nhanh, toát mồ hôi, hơi thở ngắn, dạ dày co thắt mạnh. Hoặc khi tức giận bàn tay nắm lại, tim đập nhanh, hơi thở gấp, mặt nóng lên…Có thể tùy vào hoàn cảnh, cƣờng độ cảm xúc mạnh nhẹ mà con ngƣời thể hiện phản ứng cảm xúc có liên quan đến phƣơng diện sinh lý, thể chất nhƣ trên. Những thay đổi này cũng chính là kết quả phản ứng của hệ thần kinh tự động điều khiển hoạt động của các tuyến nội tiết cơ và máu. Và khi con ngƣời ý thức đƣợc những thay đổi bên trong cơ thể thì có thể điều chỉnh đƣợc.

- Những biểu hiện trên phƣơng diện hành vi, cử chỉ, điệu bộ

Biểu hiện trên hành vi, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ chẳng hạn nhƣ khi vui mừng có thể nhẫy cẫng lên, cƣời nhiều, khi buồn nét mặt chảy xệ, vai xệ xuống, nói chậm lại, khi tức giận thì mím chặt môi, tay co lại, những thể hiện xúc cảm nét mặt thƣờng mang tính chất bẩm sinh, tuy nhiên nó cũng ảnh hƣởng bởi yếu tố văn hóa.

- Những biểu hiện trên phƣơng diện nhận thức

Ngoài những thay đổi về thể chất và hành vi ra con ngƣời trải nghiệm xúc cảm, tình cảm thông qua việc có thể ý thức đƣợc về nó và dùng ngôn ngữ để mô tả lại những trải nghiệm đó của mình [36].

Theo William Hinds, có 8 loại cảm xúc chính yếu và thƣờng có các biểu hiện sau: [15, tr.82]

Cảm xúc Điều cảm xúc thực hiện Điều gì xảy ra trên khuôn mặt Các câu trả lời cảm xúc bị kích thích Nỗi buồn – sự thống khổ

Dấu hiệu rút lui để bảo vệ Tìm kiếm sự giúp đỡ

Lông mày sẽ chùn xuống và cùng nhau, tạo thành một “tam giác lo lắng”;gò má căng,

Quan tâm, sợ hãi

những kiểu đƣờng nét lo lắng

Sự giận dữ - cơn thịnh nộ

Giúp chúng ta có đƣợc thứ mình muốn, đe dọa mọi ngƣời

Miệng và quai hàm rắn chắc, môi mỏng mắt thu hẹp, nhìn khó chịu, gầm gừ,môi kéo về phía sau để lộ răng nanh Sợ hãi, đau buồn, giận dữ Nỗi sợ hãi – sự kinh hoàng

Bảo vệ chúng ta, giúp chúng ta tiến lên

Lòng trắng hầu nhƣ toàn mắt, lông mày kết chặt, trán nhăn, miệng mở

Sợ hãi, khinh miệt

Tội lỗi – tủi thẹn

Bảo vệ chúng ta cho thấy sự quy phục Đầu cúi, mắt chùng xuống, đỏ mặt, ngƣợng ngùng Chán ghét – sự khinh miệt

Bắt buộc hoặc từ chối (liên kết với mùi và vị)

Khinh miệt: 1 góc của môi trên nhô lên; ghê tởm : cả hai góc của môi trên nhô lên

Ghê tởm, khinh miệt Thích thú – bất ngờ Tập trung chú ý, định hƣớng chúng ta Thích thú: chăm chú chú ý, tập trung

Quan tâm, yêu thƣơng

Hạnh phúc – hân hoan

Giải tỏa, căng thẳng Cƣời mỉm chi, cƣời lớn, lỗ mũi nở, gò mà nhô, kiểu “chân quạ”

Hạnh phúc – hân hoan

Quan tâm – yêu thƣơng

Phục hồi lại chúng ta, ủng hộ, quan tâm, khiến chúng ta tập trung vào những điều bên ngoài

Cái nhìn ngôi sao, nhìn vào mắt ngƣời khác, đôi mắt dịu dàng

Quan tâm yêu thƣơng

Việc nắm rõ những phƣơng diện đặc điểm, biểu hiện về cảm xúc sẽ là sẽ đóng vai trò quan trọng là cơ sở để giáo viên giáo dục trẻ nhận biết cảm xúc của bản thân cũng nhƣ ngƣời khác trong công tác hoạt động giáo dục của mình.

c. Kĩ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc

Có thể thấy một trong những yếu tố không thể thiếu trong việc phát triển năng lực cảm xúc là khả năng trẻ nhận thức đƣợc cảm xúc của bản thân mình và ngƣời khác, biết đƣợc bản thân đang có cảm xúc gì? Nên làm gì để đối phó với chúng? Những điều trẻ làm sẽ mang lại cho ngƣời khác cảm xúc gì?

Theo hội đồng khoa học quốc gia – phát triển trẻ em (2005). Những đặc điểm chính của phát triển cảm xúc bao gồm khả năng nhận diện và hiểu cảm xúc của bản thân, để nhận ra và hiểu một cách chính xác trạng thái cảm xúc của ngƣời khác, quản lý những cảm xúc mạnh mẽ và thể hiện việc điều chỉnh hành vi, để phát triển sự đồng cảm với ngƣời khác và thiết lập duy trì các mối quan hệ [36].

Theo Salovey và John Mayer thì: Sự hiểu biết về cảm xúc đó là sự ý thức về bản thân – có thể nhận biết cảm xúc của mình. Những ngƣời biết chắc về cảm giác của mình sẽ có thể sống tốt hơn, cảm nhận chân thực và đúng đắn hơn về các quyết định của mình [8].

Sự nhận biết cảm xúc có mối liên quan đến sự dán nhãn cảm xúc. Đây là sự diễn đạt ngôn từ về cảm xúc có tác động xoa dịu đối với hệ thần kinh của trẻ. Phát hiện này đã đƣợc đo lƣờng trong phòng thí nghiệm [16].

Ví dụ: Khi một đứa trẻ đang rơi vào trạng thái thất vọng và tỏ ra hậm hực, khó chịu khi bạn nó nhanh tay lấy món đồ chơi yêu thích của nó. Cô giáo đến bên và nói “Cô biết rằng con đang rất thất vọng khi bạn lấy đồ chơi yêu thích của con. Đây là một cảm xúc rất khó chịu phải không nào?”

Việc gọi tên và dán nhãn cảm xúc này có liên quan đến sự kết nối hệ thần kinh. Đó là sự kết nối giữa hai hệ thần kinh giao tiếp ngôn từ và phi ngôn từ. Trí não của trẻ kết nối hai hệ thống này chƣa thật tốt. Cơ thể của trẻ có thể cảm nhận đƣợc nỗi sợ hãi, gớm ghiếc và cả niềm vui trƣớc khi bộ não nói về chúng. Điều này có nghĩa là trẻ sẽ trải nghiệm những đặc tính sinh lý học cảm xúc trƣớc khi

biết đƣợc cảm xúc ấy là gì. Nhƣ vậy, trẻ cần phải kết nối hai thần kinh này lại với nhau. Các nhà nghiên cứu tin rằng học cách dán nhãn cảm xúc sẽ tạo ra sợi dây kết nối. Sự kết nối này diễn ra càng sớm thì chúng ta sẽ chứng kiến những lợi ích của chúng cũng nhƣ chứng kiến những hành vi tự xoa dịu của trẻ [16].

Theo Higgs và Dulewicz, nhận biết cảm xúc là “Khả năng tự thấu hiểu cảm xúc của một ngƣời và khả năng nhận ra cũng nhƣ kiểm soát những cảm xúc này theo cách mà ngƣời đó cảm nhận và có thể kiểm soát đƣợc. Yếu tố này bao gồm cả mức độ niềm tin của họ vào tác động của xúc cảm trong môi trƣờng làm việc” Theo chúng tôi, nhận biết cảm xúc là khả năng hiểu cảm xúc của chính mình tại bất kỳ thời điểm nào và nhận thức một cách đầy đủ cảm xúc đó tác động đến mình và mọi ngƣời ra sao. Đó còn là khả năng điều chỉnh cảm xúc, khả năng nhận ra và hiểu rằng cảm xúc có thể thay đổi và vì sao lại nhƣ vậy. Nhận biết cảm xúc cũng là khả năng biết đƣợc suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của bản thân mình và nhận ra đƣợc cảm xúc của ngƣời khác [34, tr.27].

Từ những phân tích trên theo chúng tôi “Kỹ năng nhận biết cảm xúc là khả năng trẻ nhận diện và gọi tên cảm xúc phù hợp với ngôn ngữ để mô tả trạng thái cảm xúc của bản thân và ngƣời khác ra bên ngoài”.

Việc dạy trẻ nhận biết cảm xúc có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của trẻ. Nghiên cứu cho thấy cảm xúc có tác động đến hành vi xã hội của trẻ. Ví dụ khả năng dự đoán các vấn đề về cảm xúc có ý nghĩa trong cuộc sống của trẻ. Khi trẻ gặp phải những vấn đề (chẳng hạn sự trêu chọc của bạn bè). Lúc này trẻ nhận thức chính xác những cảm xúc đang xuất hiện và kiểm soát những kích động về cảm xúc đó một cách hiệu quả. Sau đó trẻ bắt đầu suy nghĩ thấu đáo về vấn đề. Sẽ cho trẻ những lựa chọn phù hợp và kiểm soát hành vi của mình. Điều này sẽ giúp trẻ thể hiện cảm xúc một cách hiệu quả. Hơn nữa nhận biết cảm xúc sẽ giúp trẻ ứng phó với cảm xúc ngƣời khác một cách phù hợp đặc biệt là khả năng đồng cảm biết đặt mình vào vị trí của ngƣời khác. Nghiên cứu cho thấy trẻ hiểu và điều chỉnh cảm xúc của bản thân, sẽ ứng xử phù hợp với cảm xúc của ngƣời khác, học tập và hòa nhập với cộng đồng tốt hơn [8].

khả năng nhận diện và hiểu cảm xúc của bản thân và ngƣời khác, trên cơ sở đó có những thái độ và hành vi thể hiện ra bên ngoài phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cho phép”.

Một phần của tài liệu 22950 1612202023425902HUALETHIENTRANG (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)