Phương pháp khảo sát

Một phần của tài liệu 22950 1612202023425902HUALETHIENTRANG (Trang 56 - 59)

8. Cấu trúc đề tài

2.1.4. Phương pháp khảo sát

a. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi anket

* Quy trình thiết kế bảng khảo sát

Trƣớc khi sử dụng phiếu điều tra chính thức, ngƣời nghiên cứu tiến hành soạn thảo bảng thăm dò mở nhằm thu thập những ý kiến của GV và BGH. Sau khi thu phiếu ngƣời nghiên cứu tiếp tục phân loại các câu trả lời trong từng vấn đề theo phƣơng pháp phân tích nội dung cũng nhƣ những câu hỏi phỏng vấn từ GV và BGH. Từ đó ngƣời nghiên cứu tiến hành khảo sát phiếu điều tra chính thức.

* Tiến hành khảo sát chính thức

Tiến hành phát phiếu điều tra chính thức. Kết quả thu về cụ thể nhƣ sau: + Số phiếu phát ra: 35 phiếu

+ Số phiếu thu về: 35 phiếu + Số phiếu không hợp lệ: 0 phiếu *Mô tả chung về bảng hỏi chính thức

Nội dung bảng hỏi chính thức bao gồm 3 phần, phần mở đầu: lời chào, phần thứ 2: thông tin cá nhân, phần thứ 3: nội dung khảo sát.

+ Nội dung khảo sát:

Câu 1: Tìm hiểu quan điểm của GV về kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi. Câu 2: Tìm hiểu nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi.

Câu 3, câu 4, câu 5, câu 6, câu 7: Tìm hiểu về hình thức, nội dung, biện pháp, những khó khăn, mức độ cần thiết và kết quả đạt đƣợc trong quá trình tổ chức giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ MG 5-6 tuổi.

Câu 8: Đánh giá chung của GV về mức độ kỹ năng NBVTHCX của trẻ MG 5-6 tuổi.

Câu 9: Tìm hiểu những đề xuất của GV về nội dung giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ MG 5-6 tuổi.

*Cách thức chấm điểm ở bảng hỏi chính thức Các câu hỏi có 5 mức độ đƣợc tính điểm nhƣ sau:

Ta có công thức tính giá trị trung bình đối với thang đo khoảng: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5 – 1)/5 = 0.8

Điểm trung bình Mức độ

1 – 1.8 Không bao giờ 1.81 – 2.61 Hiếm khi 2.62 – 3.42 Thỉnh thoảng 3.43 – 4.23 Thƣờng xuyên

4.24 – 5 Rất thƣờng xuyên

b. Phương pháp phỏng vấn

Tiến hành phỏng vấn GV và Trẻ nhằm: Thu thập dữ liệu định tính nhằm bổ sung thêm thông tin góp phần làm sáng tỏ quá trình nghiên cứu.

+ Tiến hành phỏng vấn GV để tìm hiểu nhận thức của GV về kỹ năng NBVTHCX của trẻ 5-6 tuổi, các hình thức, biện pháp, những khó khăn GV gặp phải khi giáo dục trẻ.

+ Tiến hành phỏng vấn trẻ sau những giờ chơi ở hoạt động góc, giờ nghe kể chuyện với một số câu hỏi nhƣ: Sau khi chơi cùng cô và các bạn con cảm thấy nhƣ thế nào? Trong câu chuyện con thích nhân vật nào? Con hãy giả bộ làm khuôn mặt mà nhân vật đó cảm thấy? Nếu con là nhân vật đó con sẽ làm gì để bạn hết buồn? Khi giận dữ con thƣờng làm gì để giữ bình tĩnh?

c. Phương pháp thống kê toán học * Mục đích nghiên cứu

Xử lý tất cả các kết quả định lƣợng thu đƣợc từ cuộc khảo sát nhằm làm cơ sở để biện luận kết quả nghiên cứu.

*Nội dung nghiên cứu

+ Thống kê mô tả: Tính tổng, trị số trung bình, tần số, tỷ lệ phần trăm.

+ So sánh kết quả giữa các nhóm khách thể, các mặt khác nhau trong cùng một chỉ báo nghiên cứu.

*Cách thức tiến hành

Sử dụng phần mềm thống kê toán học SPSS phiên bản 16.0 để xử lý các dữ kiện thu đƣợc nhằm phân tích số liệu trong quá trình nghiên cứu.

d. Phương pháp quan sát

Quan sát hoạt động chơi của trẻ ở các góc, hoạt động tổ chức của giáo viên. Từ đó đƣa ra những nhận xét có liên quan đến vấn đề liên quan mà chúng tôi nghiên cứu.

e. Phương pháp sử dụng hệ thống bài tập để đánh giá mức độ kĩ năng NBVTHCX cho trẻ 5 – 6 tuổi [Phụ lục 9]

Chúng tôi xây dựng thang đo mức độ kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi dựa theo tài liệu hƣớng dẫn sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi để quan sát trẻ trong hoạt động vui chơi và học tập, trò chuyện với GV để đánh giá thực trạng mức độ kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ MG 5-6 tuổi.

Biểu hiện 1. Nhận biết cảm xúc của ngƣời khác thông qua 6 bức tranh

Chúng tôi cho trẻ xem 6 bức tranh thể hiện 6 trạng thái cảm xúc: Vui, buồn, giận dữ, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ. Yêu cầu trẻ nhận diện lần lƣợt các biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt 6 bức tranh.

Tiến hành: cho trẻ quan sát 6 bức tranh có in hình 6 trạng thái cảm xúc. Cô chỉ vào tranh và hỏi trẻ. “Con thấy nét mặt trong hình này nhƣ thế nào? Con hãy quan sát và nói cho Cô biết các bạn trong tranh đang có cảm xúc gì?”

Biểu hiện 2. Nhận biết 6 cảm xúc vui, buồn, giận dữ, sợ hãi, ngạc nhiên của bản thân qua các câu hỏi sau:

1. Điều gì làm cho con cảm thấy vui? Con hãy kể câu chuyện mang lại cho con niềm vui?

2. Điều gì làm cho con cảm thấy buồn? Con hãy kể câu chuyện làm cho con buồn?

3. Điều gì làm cho con cảm thấy giận dữ? Khi giận dữ con thƣờng làm gì? 4. Điều gì làm cho con cảm thấy xấu hổ? Khi xấu hổ con thƣờng thể hiện nhƣ thế nào?

5. Điều gì làm cho con cảm thấy ngạc nhiên? Tại sao con lại ngạc nhiên? 6. Điều gì làm cho con cảm thấy sợ hãi? Khi sợ hãi con thƣờng thể hiện nhƣ thế nào?

Sử dụng bài tập tình huống qua tranh để đo mức độ thể hiện sự an ủi, chia vui, kiềm chế cơn giận dữ.

Biểu hiện 3. Thể hiện sự an ủi bạn

Ở lớp Lớn 2 có bạn Bo đi cầu thang không cẩn thận nên bị thƣơng ở tay, đến lớp bạn chỉ ngồi một mình. Con hãy nhìn vào tranh và đoán xem Bo đang có cảm xúc gì? Nguyên nhân Bo buồn? Nếu con là các bạn trong lớp con sẽ những cách nào để giúp bạn hết hết buồn?

Biểu hiện 4. Thể hiện chia vui cùng bạn:

Nhân dịp lễ Quốc Khánh nhà trƣờng tổ chức cuộc thi vẽ tranh cho các bạn lớp Lá. Với chủ đề “Biển đảo quê hƣơng” bạn Lan đã giành giải nhất cuộc thi. Cô và cả lớp vỗ tay tuyên dƣơng bạn. Con hãy nhìn vào tranh đoán xem bạn đang có cảm xúc gì? Vì sao? Con thể hiện chia vui với bạn nhƣ thế nào? Con hãy kể những việc con đã từng làm để chia vui cùng bạn?

Biểu hiện 5. Thể hiện biết kiềm chế cảm xúc giận dữ:

Bạn Hoàng đang xây sở thú, Lâm lại chơi và chẳng may làm ngã sở thú của Hoàng. Con nhìn vào tranh và đoán xem bạn Hoàng đang có cảm xúc gì? Vì sao? Trong lúc đang giận dữ thì bạn Hoàng nên làm gì?

Một phần của tài liệu 22950 1612202023425902HUALETHIENTRANG (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)