8. Cấu trúc đề tài
2.3.4. Thực trạng mức độ kĩ năng NBVTHCX của trẻ –6 tuổi ở một số trường
trường mầm non trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
a. Thực trạng đánh giá của GV về mức độ phát triển kĩ năng NBVTHCX của trẻ 5 – 6 tuổi
Bảng 2.7. Mức độ phát triển về kĩ năng NBVTHCX của trẻ 5 – 6 tuổi ở các trƣờng mầm non
Biểu hiện N Điểm trung bình Thứ hạng 1.Nhận biết cảm xúc ngƣời khác 12 2.4 3 2. Nhận biết cảm xúc của bản thân 10 2 5
3. Thể hiện an ủi bạn 13 2.6 2
4. Thể hiện chia vui với bạn 14 2.8 1 5. Thể hiện sự kiềm chế cảm xúc giận
dữ
11 2.2 4
Trung bình 2.4
Qua tiến hành điều tra thực trạng nhận thức về kỹ năng NBVTHCX của trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, bằng phƣơng pháp bài tập đánh giá qua tranh cùng với phƣơng pháp trò chuyện, quan sát. Kết quả ở bảng 2.7 cho thấy, có sự chênh lệch rõ giữa điểm trung bình giữa các biểu hiện. Biểu hiện nhận thức về khả năng “Thể hiện chia vui với bạn” đạt mức độ cao nhất với điểm trung bình là 2.8 xếp thứ hạng thứ nhất, 3 biểu hiện còn lại trẻ đạt ở mức trung bình. Xếp lần lƣợt là “Thể hiện an ủi bạn” điểm trung bình là 2.6, đứng thứ hạng thứ 2, biểu hiện “Nhận biết cảm xúc của ngƣời khác” đứng thứ hạng thứ 3, biểu hiện “thể hiện kiềm chế cảm xúc giận dữ” điểm trung bình là 2.2, đứng thứ hạng thứ 4, biểu hiện thấp nhất là “nhận biết cảm xúc bản thân” thấp nhất với điểm trung bình là 2.
b. Thực trạng về mức độ kĩ năng NBVTHCX của trẻ 5 – 6 tuổi qua một số biểu hiện
Bảng 2.8. Mức độ nhận thức về kĩ năng NBVTHCX của trẻ 5 – 6 tuổi qua một số biểu hiện Biểu hiện Các mức độ Cao 5 – 6 cx Trung bình 3 – 4 cx Thấp 1 – 2 cx N % N % N % Nhận biết cảm xúc ngƣời khác 22 19 74 63.8 20 17.2 Nhận biết cảm xúc của bản thân 18 15.5 71 61.2 27 23.3 Thể hiện sự an ủi với bạn 45 38.8 46 39.7 26 22.4 Thể hiện sự chia vui cùng bạn 67 57.8 36 31 13 11.2 Thể hiện sự kiềm chế cơn giận dữ 40 34.5 59 50.9 17 14.7
Việc thiếu vốn từ về cảm xúc và khả năng nhận diện các cảm xúc sẽ gây khó khăn để trẻ nhận biết cảm xúc của bản thân cũng nhƣ của ngƣời khác. Trẻ em cũng giống nhƣ ngƣời lớn trẻ cũng sẽ trải qua rất nhiều cảm xúc khác nhau nhƣng nhiều khi trẻ không có vốn từ để gọi tên hoặc chƣa biết cách nhận diện chúng việc dạy trẻ về nhận diện cảm xúc là cần thiết. Khi nhận diện cảm xúc sẽ giúp trẻ biết đƣợc mình đang trải qua cảm xúc gì và làm thế nào để kiểm soát chúng. Đồng thời trẻ sẽ dễ dàng nhận biết đƣợc những cảm xúc của ngƣời thân xung quanh để thể hiện sự đồng cảm, biết thể hiện sự quan tâm và chia sẻ cùng họ. Tuy nhiên, nhìn vào bảng 2.8 cho thấy phần lớn kỹ năng nhận biết cảm xúc của ngƣời khác và bản thân ở 6 cảm xúc, trẻ đạt ở mức trung bình. Cụ thể nhƣ sau ở biểu hiện nhận biết cảm xúc của ngƣời khác. Mức Cao chỉ đạt tỉ lệ 19% trong đó chỉ có 22 trẻ nhận biết đƣợc 5-6 cảm xúc. Mức trung bình chiếm tỷ lệ nhiều nhất 63.8%, có 74 trẻ nhận biết đƣợc 3 đến 4 cảm xúc, còn lại mức thấp chỉ có 20 trẻ nhận biết đƣợc 1-2 cảm xúc chiếm tỉ lệ 17.2% . Khi chúng tôi đƣa ra các bức tranh và yêu cầu trẻ quan sát và nói xem những ngƣời trong tranh đang có cảm xúc gì đa phần trẻ nhận biết đƣợc các cảm xúc vui, buồn, giận mà không trả lời đƣợc các cảm xúc nhƣ ngạc nhiên, sợ hãi, xấu hổ. Để tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi trực tiếp trao đổi với các GV và có đƣợc những chia sẻ sau. Cô D.T.C (Giáo viên lớp lớn 3 trƣờng MNHY) cho rằng “những
cảm xúc vui, buồn, giận dữ thƣờng xảy ra ở trẻ, diễn ra hằng ngày xung quanh trẻ, trong những câu chuyện. Nên trẻ dễ nhận diện và hình dung. Còn những cảm xúc xấu hổ, sợ hãi, ngạc nhiên rất khó và trừu tƣợng nên chúng tôi cũng không chú trọng, dạy chuyên sâu”, Cô N.T.N trƣờng MN 19/5 chia sẻ thêm “Thực tế ở nội dung này còn khá mới, một phần cũng không đƣợc chú trọng nên chúng tôi cũng chƣa có những phƣơng pháp hay để dạy.
Với đặc điểm nhận thức của trẻ 5-6 tuổi việc dạy trẻ nhận diện và gọi tên 6 cảm xúc không phải là khó. Điều này cũng cho thấy GV chƣa có sự quan tâm giáo dục đến lĩnh vực này. Đây là điều chúng ta cần quan tâm và suy xét.
Việc thiếu vốn từ vựng và khả năng nhận diện cảm xúc ở mức thấp sẽ gây khó khăn nhất định để trẻ nhận biết cảm xúc ở bản thân mình. Vì vậy khi sử dụng thang bài tập đánh giá trẻ ở mức độ nhận biết cảm xúc bản thân, đa số trẻ chỉ nhận biết đƣợc 3 đến 4 cảm xúc mà trẻ nhận thức đƣợc nhƣ cảm xúc vui, buồn và giận có 71 trẻ chiếm tỷ lệ 61.2%. Đứng vị trí thứ 2 là mức thấp chiếm 30.2 %. Trong đó nhận biết 5-6 cảm xúc ở bản thân trẻ đạt ở mức thấp nhất. Sau khi chúng tôi tiến hành phỏng vấn đa số trẻ nhận diện đƣợc cảm xúc vui, buồn, giận dữ chứ không nhận ra đƣợc khi nào mình xấu hổ, ngạc nhiên hay sợ hãi. Bên cạnh đó, chúng tôi tiến hành cho trẻ nghe một số bản nhạc vui, buồn và hỏi trẻ con cảm thấy nhƣ thế nào khi nghe bản nhạc này. Hầu nhƣ trẻ nhận biết rất tốt mình đang có cảm xúc gì. Còn cảm xúc ngạc nhiên, sợ hãi, xấu hổ chỉ một số trẻ trả lời đƣợc những điều trẻ trải qua để mang lại cho trẻ cảm xúc đó. Nhiều khi trẻ trải qua những cảm xúc đó nhƣng trẻ không biết diễn tả hoặc thiếu vốn từ vựng về cảm xúc để diễn tả nó.
Nhƣ vậy, qua mức độ thang đo ở biểu hiện trên có thể nhận thấy, mức độ nhận biết cảm xúc của ngƣời khác và bản thân trẻ đạt ở mức trung bình. Đa phần trẻ chỉ nhận biết đƣợc cảm xúc: vui, buồn, giận qua vui chơi, câu chuyện hoặc tiếp xúc hằng ngày. Còn đa phần trẻ hạn chế về việc nhận biết cảm xúc ngạc nhiên, xấu hổ và sợ hãi. trẻ đƣợc sự chú trọng quan tâm và giáo dục của Cô.
So với các biểu hiện sự an ủi và kiềm chế cơn tức giận. Mức độ nhận thức về mặt thể hiện sự chia vui cùng bạn của trẻ đạt ở mức cao với tỉ lệ là 57.8%. Trong
quá trình phỏng vấn bài tập khi cô hỏi con sẽ làm gì để chúc mừng bạn? Đa phần trẻ đều biết thể hiện theo những cách khác nhau nhƣ con sẽ ôm bạn, con sẽ nói lời chúc mừng bạn. Song song đó chúng tôi tiến hành quan sát trẻ thể hiện điều này rất tốt, trẻ rất vui khi hoàn thành xong bức tranh với bạn, vui vẻ và nắm tay hát cùng bạn, sinh nhật trẻ cùng các bạn vui vẻ hát chúc mừng sinh nhật bạn. Tham gia làm bài tập nhóm trẻ đoàn kết, thỏa thuận cùng bạn. Ở biểu hiện “Thể hiện sự an ủi bạn” chỉ có 45 trẻ đạt ở mức 3 chiếm tỷ lệ 38.8%, mức trung bình có 46 trẻ đạt tỷ lệ 39.7%, mức thấp chỉ có 26 trẻ chiếm tỷ lệ 22.4%. Biểu hiện “Thể hiện sự kiềm chế cơn giận dữ” đạt ở mức trung bình, có 40 trẻ đạt ở mức cao chiếm tỷ lệ 34.5%. Trong khi đó, có 59 trẻ đạt ở mức trung bình ở tỷ lệ phần trăm cao nhất là 50.9%. Mức thấp nhất là 17 trẻ chiếm tỷ lệ 14.7%. Để hiểu rõ hơn mặt nhận thức của trẻ ở biểu hiện “Thể hiện sự kiềm chế cơn giận dữ” chúng tôi trò chuyện với 5 trẻ trong lớp thƣờng thể hiện cảm xúc giận dữ và có hành vi đánh bạn. Với câu hỏi “Khi giận dữ con thƣờng làm gì để giữ bình tĩnh?” Thì không trẻ nào có câu trả lời phù hợp. “Con thƣờng giận dữ khi nào?” Thì chỉ có 3/5 trẻ trả lời đƣợc, còn lại các trẻ khác im lặng và không có câu trả lời.
Từ những kết quả và phân tích trên cho thấy mức độ nhận thức về kỹ năng NBVTHCX của trẻ MG 5-6 tuổi ở mức trung bình với điểm chung bình chung là 2.17.
c. Thực trạng nhận thức kỹ năng NBVTHCX của trẻ 5-6 tuổi thông qua sự đánh giá của GV
Bảng 2.9. Nhận thức kĩ năng NBVTHCX của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua sự đánh giá của GV
Biểu hiện
Các mức độ
Cao Trung bình Thấp
N % N % N %
Nhận biết cảm xúc của ngƣời khác
45 38.8 61 52.6 10 8.6
Thể hiện sự an ủi với bạn 48 41.4 55 47.4 13 11.2 Thể hiện sự chia vui cùng bạn 75 64.7 33 28.4 8 6.9 Thể hiện sự kiềm chế cơn giận dữ 43 37.1 53 45.7 20 17.2
Bên cạnh việc tiến hành đo mức độ kỹ năng NBVTHCX ở trẻ, đề tài cũng tiến hành đo mức độ kỹ năng NBVTHCX của trẻ MG 5-6 tuổi qua sự đánh giá của GV. Nhìn vào bảng 2.9 cho thấy, mức độ biểu hiện kỹ năng NBVTHCX của trẻ MG 5-6 tuổi cụ thể nhƣ sau. Có 64.7% GV đánh giá biểu hiện “Thể hiện sự chia vui cùng bạn” và 54.3% GV đánh giá “Nhận biết cảm xúc của bản thân” đạt mức độ cao. Kế đó 3 biểu hiện còn lại đƣợc GV đánh giá ở mức trung bình lần lƣợt là “Nhận biết cảm xúc của ngƣời khác” đạt tỉ lệ 52.6%, biểu hiện “Thể hiện sự an ủi với bạn” có tỉ lệ 47.4% và thấp nhất là biểu hiện “Thể hiện kiềm chế cơn giận dữ” chiếm tỉ lệ 45.7%.
Qua kết quả đánh giá về mức độ của từng biểu hiện ở kỹ năng NBVTHCX của trẻ 5-6 tuổi ở giáo viên trực tiếp dạy lớp lớn cho thấy, kết quả khá logic với khảo sát thực tế ở trẻ. Tuy nhiên, ở biểu hiện “Nhận biết cảm xúc của bản thân” có số điểm tƣơng đối khác giữa đánh giá của GV và ngƣời nghiên cứu. Để tìm hiểu sự khác biệt này chúng tôi có tiến hành quan sát trẻ và trao đổi với GV, Cô N.H.G cho biết “Đối với 3 cảm xúc vui, buồn, giận dữ trẻ nhận biết rất tốt vì đây là những cảm xúc trẻ thƣờng đƣợc nghe nói tới và gần gũi với trẻ. Còn những cảm xúc xấu hổ, ngạc nhiên, sợ hãi không thƣờng xuyên xảy ra nên trẻ rất ít cảm nhận và biết tới”. Chúng tôi chủ yếu đánh giá trẻ nhận biết cảm xúc vui, buồn, giận mà trẻ thƣờng gặp phải. Vì vậy đã tạo nên sự khác biệt trong kết quả trên.