8. Cấu trúc đề tài
3.3.2. Biện pháp 2: Giáo viên làm mẫu hành vi cảm xúc cho trẻ noi theo
a. Mục đích và ý nghĩa
Theo quan điểm nhận thức xã hội của Albert Bandura “Trẻ em quan sát, nhận thức hành vi của ngƣời khác để hình thành hành vi của trẻ em”. Trẻ em thƣờng nhạy cảm và dễ dàng học theo cách hành xử của những ngƣời thân xung quanh trẻ. Ví dụ: Trẻ gái thƣờng có những hành vi bắt chƣớc mẹ nhƣ: mang giày cao gót, bôi son còn trẻ trai thƣờng bắt chƣớc bố cạo râu. Hằng ngày khi đến trƣờng GVMN là ngƣời mà trẻ thƣờng xuyên tiếp xúc. Vì vậy, có thể nói mọi hành vi cử chỉ, lời nói và hành động của Cô đều có những tác động, ảnh hƣởng rất lớn đối với trẻ. Tuy nhiên, qua khảo sát thực trạng kết quả Chƣơng 2 cho thấy, GV vẫn chƣa thực hiện tốt biện pháp này. Một số GV vẫn chƣa kiểm soát tốt cảm xúc giận dữ, khi giận dữ Cô vẫn thể hiện sự quát tháo, la mắng hay đánh đập trẻ. Cách mà Cô thể hiện cảm xúc sẽ có thể để lại dấu ấn xấu trong lòng trẻ. Khi lớn lên trẻ sẽ khó kiểm soát cảm xúc và có xu hƣớng bạo lực. Vì vậy, biện pháp giáo dục kỹ năng NBVTHCX qua việc GV làm mẫu qua hành vi chăm sóc trẻ là cực kì quan trọng và có ý nghĩa.
b. Nội dung và cách thực hiện
GV làm mẫu qua hành vi sẽ tạo ra một môi trƣờng tích cực, giúp trẻ cảm thấy an toàn, để có thể học hỏi và áp dụng các kỹ năng vào cuộc sống.
Trong quá trình chăm sóc, giảng dạy, có những lúc giáo viên cảm thấy giận dữ hay phiền muộn về trẻ. Việc đầu tiên giáo viên cần làm là giữ bình tĩnh và điều chỉnh cảm xúc của mình cho phù hợp. Giáo viên không nên thể hiện sự giận dữ bằng lời nói gay gắt, khó chịu để la mắng hay trách phạt trẻ. Bằng cách phù hợp nhất GV hãy giáo dục trẻ một cách nhẹ nhàng và đầy yêu thƣơng. Để trẻ học đƣợc cách phản ứng cảm xúc giận dữ của Cô. Mỗi sáng Cô có thể cho trẻ ngồi thành vòng tròn và kể về những cách Cô đã làm khi Cô cảm thấy giận dữ. Ví dụ: Cô đã cảm thấy giận dữ khi có ai đó vẽ bậy lên tƣờng nhà Cô. Lúc đó, Cô đã hít thở sâu ba
cái và suy nghĩ về điều gì đó để thƣ giãn, khi cảm thấy bình tĩnh Cô đã nghĩ ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề của mình. Hoặc Cô có thể tạo tình huống từ câu chuyện hoặc tranh vẽ về những cách mà mọi ngƣời xung quanh xử lý khi có cảm xúc tức giận. Những tình huống Cô lựa chọn để kể thƣờng là những chuyện gần gũi và gắn liền với đời sống mà trẻ thƣờng gặp.
Ngoài ra, GV làm mẫu cho trẻ cách giáo viên chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với ngƣời khác. Trẻ mầm non không thể nhận thức đằng sau hành vi của giáo viên. Qua mỗi việc làm giáo viên có thể kể lại những gì mình đã làm cho trẻ khác hiểu và làm theo. Ví dụ: Cô đã trò chuyện và hát cho bạn Hoa nghe, bạn ấy buồn vì chú chó của bạn đã bị bệnh mấy ngày qua. Việc giải thích của Cô sẽ giúp trẻ hiểu và khơi gợi ở trẻ thái độ tích cực và lòng mong muốn băt chƣớc hành động đó.