Thực trạng giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch thanhtra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 83 - 88)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanhtra

4.2.1. Thực trạng giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch thanhtra

a. Mục tiêu của giải pháp

Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch thanh tra là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của thanh tra tỉnh Phú Thọ. Trong những năm vừa qua, tỉnh đã thực hiện nhiều các giải pháp căn bản nhằm nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch thanh tra của ngành. Với Thanh tra tỉnh Phú Thọ là cơ quan đầu mối loại bỏ sự chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, đảm bảo công tác thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, hướng dẫn nghiệp vụ đối với thanh tra sở, ban, ngành, thanh tra huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thanh tra đảm bảo với yêu cầu đề ra.

b. Kết quả thực hiện

Hàng năm, căn cứ định hướng chương trình thanh tra và văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ, trên cơ sở các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, Thanh tra tỉnh Phú Thọ ban hành Văn bản hướng dẫn Thanh tra các huyện, thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các sở, ban, ngành xây dựng kế hoạch thanh tra của năm, đề nghị gửi dự thảo Kế hoạch thanh tra kèm theo danh mục thanh tra, kiểm tra về Thanh tra tỉnh Phú Thọ để tổng hợp, xử lý chồng chéo.

Theo Điều 10: “Xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ”, Điều 11: “Xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở, Thanh tra huyện, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở", Thông tư số 01/2014/TT-TTCP ngày 23 tháng 04 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ. Chánh thanh tra tỉnh Phú Thọ căn cứ vào định hướng chương trình thanh tra đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch thanh tra của Tổng Thanh tra Chính phủ; yêu cầu công tác quản lý nhà nước của bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; yêu cầu công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được đăng tải trên báo chí hoặc dư luận xã

hội quan tâm xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt theo quy định của Luật Thanh tra. Thời gian trình dự thảo kế hoạch thanh tra để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hàng năm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm.

Thanh tra tỉnh chỉ đạo các phòng nghiệp vụ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của ngành thanh tra và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương chủ động xây dựng kế hoạch khảo sát những nội dung dự kiến thanh tra đối với các sở, ngành, đơn vị cấp huyện được phân công theo dõi, báo cáo lãnh đạo Thanh tra tỉnh duyệt để tổ chức thực hiện. Đồng thời, trên cơ sở định hướng của Thanh tra Chính phủ; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn các cơ quan thanh tra xây dựng kế hoạch thanh tra cùng với định hướng về nội dung thanh tra phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải trong xây dựng kế hoạch thanh tra, tập trung thanh tra vào những vấn đề bức xúc, nổi cộm dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí mà dư luận và nhân dân quan tâm và phản ánh. Hướng dẫn của Thanh tra tỉnh xác định rõ thời gian các cơ quan thanh tra phải gửi Dự thảo Kế hoạch thanh tra đến thanh tra tỉnh trước ngày 30/10 hàng năm để xử lý chồng chéo giữa kế hoạch của Thanh tra tỉnh với kế hoạch của Thanh tra huyện, thành phố, sở ngành về phạm vi, nội dung, đối tượng thanh tra theo đúng quy định tại Điều 22, Luật Thanh tra 2010 và Điều 13, Thông tư số 01/TT-TTCP ngày 23/4/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt, định hướng chương trình, kế hoạch thanh tra. Thanh tra tỉnh thành lập tổ rà soát do đồng chí Phó Chánh Thanh tra tỉnh làm tổ trưởng, giao Văn phòng chủ trì, thành phần gồm trưởng các phòng nghiệp vụ để tiến hành rà soát, đối chiếu giữa dự thảo kế hoạch của Thanh tra tỉnh và dự thảo Kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện, thành phố, thị xã, sở, ngành để quyết định xử lý. Sau rà soát Thanh tra tỉnh có văn bản gửi Thanh tra sở, ngành, huyện, thành phố, thị xã nội dung phải điều chỉnh kế hoạch thanh tra. Trên cơ sở rà soát đối chiếu kế hoạch thanh tra của toàn ngành, Thanh tra tỉnh trình UBND tỉnh kế hoạch thanh tra trước ngày 25/11 hàng năm để tổ chức thực hiện. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thanh tra cùng với Phụ lục phạm vi, nội dung, danh mục đối tượng thanh tra cụ thể.

Ngày 17 tháng 10 năm 2017, Thanh tra tỉnh Phú Thọ đã ban hành văn bản số 434/GM-TTr gửi các sở, ngành: Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Giao thông vận tải; Sở Công thương; Sở Khoa học và

Công nghệ; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Sở Tài chính; Sở Tư pháp; Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Sở Xây dựng; Sở Y tế; Sở Nội vụ; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Ngoại vụ; Ban dân tộc; Văn phòng UBND tỉnh Phú Thọ về việc tổ chức hội nghị để các sở, ngành trao đổi, rà soát và thống nhất về dự kiến chương trình thanh tra, kiểm tra năm 2018 đảm bảo tránh chồng chéo về nội dung và đối tượng thanh tra. Chú trọng thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Trong đó, không để xẩy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 01 lần/năm đối với doanh nghiệp.

Thành phần hội nghị bao gồm:

- Về phía các sở, ngành: đại diện lãnh đạo; Chánh Thanh tra.

- Văn phòng UBND tỉnh Phú Thọ: đại diện lãnh đạo, các phòng có liên quan.

- Thanh tra tỉnh Phú Thọ: lãnh đạo; trưởng các phòng thuộc Thanh tra tỉnh Phú Thọ.

Văn bản yêu cầu đề nghị các cơ quan, đơn vị có tên tham dự đầy đủ, đúng thành phần để hội nghị đạt kết quả, đảm bảo việc xây dựng kế hoạch thanh tra năm tiếp theo thực hiện đúng, đảm bảo trọng tâm, trọng điểm, hạn chế việc xảy ra chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra.

Chánh Thanh tra các sở, Chánh Thanh tra các huyện căn cứ vào định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ; yêu cầu công tác quản lý của từng sở, từng Ủy ban nhân dân cấp huyện; yêu cầu công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được đăng tải trên báo chí hoặc dư luận xã hội quan tâm xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra trình Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, phê duyệt theo quy định của Luật thanh tra. Thời gian trình dự thảo kế hoạch thanh tra để Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, phê duyệt chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hàng năm. Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hàng năm.

c. Đánh giá việc thực hiện

Trong thời gian qua vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc trong xây dựng kế hoạch thanh tra. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra còn phụ thuộc nhiều vào phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, điều này làm mất đi tình độc lập, chủ động và tự chịu trách nhiệm đối với công tác thanh tra của ngành thanh tra.

Hệ thống các văn bản pháp luật về thanh tra còn chưa thực sự hoàn chỉnh, nhiều điểm còn bộc lộ bất hợp lý, không còn phù hợp với tính hình và yêu cầu của thực tiễn dẫn đến sự chồng chéo về thẩm quyền và hoạt động ở một số lĩnh vực gây khó khăn, phiền hà cho các cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra.

UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Văn bản về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm; trong đó giao Thanh tra tỉnh hướng dẫn thanh tra các huyện, thành phố, thị xã, sở ngành xây dựng kế hoạch thanh tra và xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Thanh tra tỉnh Phú Thọ hàng năm có xây dựng văn bản hướng dẫn thanh tra các huyện, thành phố, thị xã, sở, ban, ngành xây dựng kế hoạch thanh tra, đề nghị gửi dự thảo Kế hoạch thanh tra và kèm theo danh mục thanh tra, kiểm tra năm 2018 về Thanh tra tỉnh tổng hợp xử lý chồng chéo.

Bảng 4.7. Bảng theo dõi số cuộc trong Kế hoạch thanh tra chia theo hình thức thanh tra ngành thanh tra tỉnh Phú Thọ

Diễn giải

Năm (Số cuộc trong

kế hoạch) So sánh (%)

2015 2016 2017 16/15 17/16 BQ

Thanh tra hành chính 244 123 107 -50,40 -86,99 -68,69

Thanh tra chuyên ngành (của các

sở, ban, ngành) 121 1.543 4.376 1.275 283,6 779,3

Tổng số cuộc 365 1.666 4.483

Nguồn: Thanh tra tỉnh Phú Thọ (2015-2017)

Qua biểu ta thấy số cuộc thanh tra hành chính được lập kế hoạch giảm dần qua các năm từ 244 cuộc năm 2015, còn 123 cuộc năm 2016 và 107 cuộc năm 2017. Số cuộc thanh tra chuyên ngành tăng mạnh, 1.543 cuộc thanh tra chuyên ngành năm 2016 so với 121 cuộc năm 2015, đạt 1275%; và 4.376 cuộc năm 2017 so với 1.543 cuộc năm 2016, đạt 283,6%. Điều này cho thấy công tác thanh tra,

nhất là thanh tra chuyên ngành đã và đang được các cấp lãnh đạo tỉnh, huyện, sở, ngành quan tâm. Tập trung thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực. Việc lập kế hoạch thanh tra là một bước vô cùng quan trọng trong công tác thanh tra, giúp các cơ quan thanh tra trong tỉnh phân bổ lực lượng thanh tra; nâng cao chất lượng công tác thanh tra.

Xây dựng kế hoạch thanh tra là cơ sở để quyết định thời gian, nhân lực cho cả quá trình thanh tra. xác định rõ mục đích, yêu cầu thanh tra; phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra; đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thanh tra.

Tiến hành khảo sát đối với 59 cán bộ thanh tra, đánh giá về chất lượng lập kế hoạch thanh tra năm của cán bộ thanh tra trên các chỉ tiêu: Năng lực theo dõi đơn vị, đánh giá thông tin về đơn vị; Năng lực đánh giá, phân tích đơn vị để chọn các đối tượng thanh tra; Năng lực xử lý chồng chéo, điều chỉnh, lập, bổ sung kế hoạch thanh tra.

Bảng 4.8. Đánh giá của cán bộ về chất lượng lập kế hoạch thanh tra năm của cán bộ thanh tra

Chỉ tiêu đánh giá Rất tốt (%) Tốt (%) Trung bình (%) Không tốt (%)

Năng lực theo dõi đơn vị, đánh giá thông

tin về đơn vị 5,08 25,42 55,93 13,56

Năng lực đánh giá, phân tích đơn vị để

chọn các đối tượng thanh tra 6,78 27,12 50,85 15,25

Năng lực xử lý chồng chéo, điều chỉnh,

lập, bổ sung kế hoạch thanh tra 3,39 20,39 59,32 16,95

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Qua kết quả khảo sát, đánh giá của cán bộ thanh tra về các nghiệp vụ lập kế hoạch, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch được cán bộ tự đánh giá chủ yếu ở mức độ trung bình. Tỷ lệ cán bộ đánh giá năng lực lập kế hoạch thanh tra ở mức không tốt vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao: tỷ lệ cán bộ đánh giá theo dõi đơn vị, đánh giá thông tin về đơn vị chiếm 13,56%; tỷ lệ cán bộ đánh giá năng lực đánh giá, phân tích đơn vị để chọn các đối tượng thanh tra ở mức độ không tốt chiếm hơn 15,25%; tỷ lệ cán bộ đánh giá năng lực xử lý chồng chéo, điều chỉnh, lập, bổ sung kế hoạch thanh tra ở mức độ không tốt chiếm 16,95% tổng số cán bộ thanh tra tham gia đánh giá.

Công tác nắm tình hình địa bàn, để định hướng cho thanh tra huyện, thành, thị, sở, ban, ngành của tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hằng năm còn để nhiều khoảng trống, lĩnh vực chưa được thanh tra. Do đó chưa phát huy toàn diện hiệu quả quản lý nhà nước nhất là các lĩnh vực về quản lý sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên khoáng sản; vệ sinh môi trường; các chế độ trợ cấp về chính sách xã hội.

Kế hoạch thanh tra hàng năm được xây dựng và phê duyệt từ cuối năm trước phải có đối tượng thanh tra cụ thể. Quy định này chỉ phù hợp với thanh tra hành chính mà không phù hợp với thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, bởi lẽ hoạt động thanh tra chuyên ngành phải được tiến hành thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.

Đến nay việc chỉ đạo, phối hợp để xử lý, giải quyết chồng chéo trong công tác thanh tra phạm vi địa bàn tỉnh Phú Thọ đã cơ bản mạch lạc, rõ ràng; tuy nhiên hiện nay còn rất khó khăn và thụ động trong việc chồng chéo giữa các danh mục theo chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra của tỉnh với danh mục trong chương trình, kế hoạch của cơ quan kiểm toán nhà nước. Hiện nay mới có Quy chế phối hợp của kiểm toán nhà nước với Thanh tra Chính phủ nhưng chưa có Quy chế phối hợp để xử lý chồng chéo của toàn ngành kiếm toán với toàn ngành thanh tra đo đó vẫn còn chồng chéo trong hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước tại các địa phương,

4.2.2. Thực trạng giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện kết luận thanh tra, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, xử lý sau thanh tra tại tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)