Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác giám sát hoạt động Đoàn thanhtra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 117 - 118)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanhtra trên Địa bàn tỉnh Phú

4.4.4. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác giám sát hoạt động Đoàn thanhtra

Thứ nhất, căn cứ phạm vi, tính chất, mức độ và nội dung của từng cuộc thanh tra, người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định có hay không việc thành lập Tổ giám sát hoặc giao công chức thực hiện việc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra. Cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ giám sát hoạt động Đoàn thanh tra phải đạt yêu cầu là người am hiểu về lĩnh vực được thanh tra, pháp luật thanh tra; có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức tốt; có ý thức, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan. Đối với cá nhân được giao nhiệm vụ giám sát, phải phát huy tốt hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình để có thể đảm đương được nhiệm vụ, giữ vững lập trường, không ngừng học tập và nghiên cứu để nâng cao trình độ phục vụ công tác giám sát.

Thứ hai, người ra Quyết định thanh tra, bao gồm người giám sát hoạt động Đoàn thanh tra trong quyết định, tăng thẩm quyền cho chủ thể giám sát nhằm đạt được mục đích của hoạt động giám sát và thẩm định dự thảo kết luận thanh tra. Theo đó, chủ thể giám sát cần được bổ sung thêm quyền: yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu nhằm đối chiếu, xác minh thong tin với báo cáo của Đoàn thanh tra; tham dự các buổi làm việc của Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra nếu thấy cần thiết; tham dự các buổi thông qua biên bản làm việc, các buổi giải trình liên quan tới nội dung thanh tra.

Thứ ba, xây dựng kế hoạch giám sát hoạt động Đoàn thanh tra cụ thể. Kế hoạch cần nêu rõ mục đích, yêu cầu giám sát, các hoạt động giám sát kèm theo thời gian. Kế hoạch giám sát phải bám sát Đề cương, kế hoạch của Đoàn thanh tra đã được phê duyệt; xây dựng lịch làm việc cụ thể về mặt thời gian để tiến hành giám sát cụ thể đến từng thành viên Đoàn thanh tra.

Thứ tư, quy định cụ thể thời gian thực hiện chế độ báo cáo, thông tin giám sát, việc giám sát hoạt động thanh tra cần được tổng hợp đánh giá hàng năm, để có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn công tác thanh tra. Thực hiện giám sát

ngay từ khâu lập kế hoạch thanh tra; cần chuẩn hóa trình tự các bước giám sát hoạt động Đoàn thanh tra và hệ thống các mẫu biểu theo quy trình giám sát Đoàn thanh tra, để đảm bảo Đoàn thanh tra thực hiện đúng, đầy đủ và trình tự công tác thanh tra.

Thứ năm, trường hợp cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ giám sát phát hiện Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, có vi phạm pháp luật, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người ra quyết định thanh tra xem xét, xử lý theo thẩm quyền, kiến nghị người có thẩm quyền xử lý hoặc chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự khi có dấu hiệu tội phạm. Kết quả giám sát là một trong những căn cứ để người ra quyết định thanh tra xem xét, ra kết luận thanh tra.

Lãnh đạo cơ quan thanh tra cần tạo điều kiện cho cán bộ giám sát tham gia vào tất cả các khâu, chu trình tiến hành một cuộc thanh tra (nhất là trong giai đoạn thông qua dự thảo kết luận thanh tra) nhằm có đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Có như vậy, việc giám sát hoạt động Đoàn thanh tra mới đi vào thực chất, mới đảm bảo đạt được mục đích của việc giám sát và thẩm định dự thảo kết luận thanh tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)