Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 70)

3.2.1. Lý do chọn điểm nghiên cứu

Thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước; phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục, phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tại tỉnh Phú Thọ, qua công tác thanh tra đã phát hiện được nhiều sai phạm nhưng chủ yếu mới chỉ dừng lại ở kiến nghị, xử lý về kinh tế, chưa phát hiện các vi phạm hình sự về tham nhũng để chuyển các cơ quan điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.

Công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra còn chưa được thường xuyên nên có những nội dung kiến nghị còn chậm chưa được thực hiện. Qua một số điều tra và đánh gia, công tác thanh tra ở tỉnh Phú Thọ vẫn còn tồn tại một số hạn chế, còn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Chất lượng hiệu quả một số cuộc thanh tra chưa cao, kết luận thanh tra có cuộc còn chung chung chưa chỉ rõ sai phạm của đơn vị được thanh tra, tiến độ thực hiện một số cuộc thanh tra còn kéo dài. Một số cán bộ thanh tra còn chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ, kỹ

năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Chính từ đó, tôi chọn tỉnh Phú Thọ là địa điểm tiến hành nghiên cứu, nhằm đưa ra, đề xuất những giải pháp thích hợp đưa công tác thanh tra ở tỉnh Phú Thọ đạt hiệu quả và chất lượng cao.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Tiến hành điều tra, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu liên quan về cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước, công tác thanh tra qua sách, báo, mạng internet, các tài liệu nghiên cứu của Trường cán bộ thanh tra, các đề tài khoa học cấp tỉnh, cấp sở; các khóa luận tốt nghiệp và luận văn.

Số liệu thứ cấp trong công tác thanh tra được thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng năm; số liệu thống kê, tổng hợp và các Nghị quyết, Chị thị, Kế hoạch… từ Trung ương đến địa phương giai đoạn 2015-2017, thông qua các kênh:

+ Các công bố chính thức, trang Web, sách, báo, tạp trí, các công trình khoa học, …. của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Công thông tin điện tử Thanh tra tỉnh, các Sở, ngành có liên quan và các bài viết có nguồn uy tín trên Internet.

+ Trực tiếp từ các cơ quan tỉnh Phú Thọ như UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh, Trung tâm Thông tin Tư liệu Thanh tra tỉnh Phú Thọ, các phòng ban chuyên môn, các cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;

Bảng 3.1. Bảng thu thập thông tin thứ cấp

Nguồn thu thập Mục đích thu thập

Các công bố chính thức, trang Web, sách, báo, tạp trí, các công trình khoa học, …. của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Công thông tin điện tử Thanh tra tỉnh, các Sở, ngành có liên quan và các bài viết có nguồn uy tín trên Internet.

Các thông tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực hoạt động thanh tra.

Các cơ quan tỉnh Phú Thọ như UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh, Trung tâm Thông tin Tư liệu Thanh tra tỉnh Phú Thọ, các phòng ban chuyên môn, các cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;

Các thông tin, số liệu liên quan đến năng lực hoạt động thanh tra, những kết quả đã đạt được, những khó khăn còn tồn tại

Các viện nghiên cứu, các vụ, cục của Thanh tra Chính phủ, Trường cán bộ thanh tra.

Các nội dung, vấn đề có liên quan đến nâng cao năng lực hoạt động thanh tra

Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội: vị trí địa lý của tỉnh Phú Thọ, tình hình chính trị, dân số, lao động, tốc độ tăng trưởng, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, tình hình hoạt động của các Sở, Ban, Ngành trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ, UBND các huyện, thành, trị trong tỉnh thông qua các báo cáo, quyết định, kết luận của các cơ quan chức năng: UBND tỉnh Phú Thọ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra các huyện, thành, thị,… Làm cơ sở đánh giá những bất cập, hạn chế của công tác thanh tra trong quản lý nhà nước, xác định được những vấn đề vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn cần giải quyết nhằm đưa ra các giải pháp mới, thích hợp.

3.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Tiến hành điều tra khảo sát, điều tra thông tin từ các cán bộ, công chức đang công tác tại Thanh tra tỉnh Phú Thọ, Thanh tra thành phố Việt Trì về việc sử dụng, áp dụng Luật Thanh tra, Luật Khiếu Nại, Luật Tố Cáo và Luật Phòng, chống tham nhũng vào thực tế hoạt động thanh tra, việc sử dụng các Luật trên trong quá trình làm việc, khi thực hiện theo các đoàn thanh tra. Những thuận lợi, bất cập và vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi luật qua các câu hỏi được chuẩn bị dành riêng cho các đối tượng: là lãnh đạo cơ quan; các cán bộ phụ trách tiếp công dân; thanh tra viên; các cán bộ phòng thanh tra, phòng, chống tham nhũng và xử lý sau thanh tra.

Điều tra thực tế, khảo sát thông tin, tài liệu, số liệu liên quan tại Thanh tra tỉnh Phú Thọ, Thanh tra thành phố Việt Trì về việc thực hiện các chính sách, quy định pháp luật, tình hình thực hiện Luật Thanh tra, Luật Khiếu Nại, Luật Tố Cáo và Luật Phòng, chống tham nhũng và các vấn đề cần điều tra để thực hiện luận văn.

Tiến hành khảo sát đối với 59 đối tượng để khảo sát thông tin: - 30 cán bộ thuộc Thanh tra tỉnh Phú Thọ;

- 10 cán bộ thuộc Trung tâm Thông tin tư liệu Thanh tra, trực thuộc Thanh tra tỉnh Phú Thọ;

- 10 cán bộ thuộc Thanh tra thành phố Việt Trì;

Trong đó, tại mỗi đơn vị chọn điều tra khảo sát thêm 3 cán bộ là lãnh đạo cơ quan: gồm Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Trưởng phòng đã có thời gian công tác lâu năm, có bề dày kinh nghiệm trong công tác thanh tra; các cán bộ cấp tỉnh và thành phố cũng là các cán bộ có nghiệp vụ tốt, có trách nhiệm và từng có kinh nghiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho các cán bộ cấp huyện, phường, xã.

Ngoài ra tiến hành điều tra khảo sát tại 05 đơn vị đã được thanh tra lấy nhận xét đánh giá về chất lượng công tác thanh tra, năng lực và thái độ của cán bộ tham gia thanh tra, mỗi đơn vị tiến hành điều tra khảo sát 10 người đã tiến hành làm việc với đoàn thanh tra. Bao gồm các đơn vị:

- Cán bộ, nhân viên Công ty cổ phần Chè Phú Thọ;

- Cán bộ, nhân viên Công ty Cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú; - Cán bộ, nhân viên Công ty Cổ phần LICOGI 14;

- Cán bộ, nhân viên Ban quản lý dự án các công trình Nông nghiệp - Sở Nông nghiệp tỉnh Phú Thọ;

- Cán bộ, nhân viên Ban Quản lý dự án xây dựng thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ.

Tổng số đối tượng được thanh tra tiến hành khảo sát: 50 người.

Bảng 3.2. Số lượng và cơ cấu các mẫu điều tra

Đối tượng điều tra Số lượng

Cán bộ

Cán bộ Thanh tra tỉnh Phú Thọ 33

Cán bộ Trung tâm Thông tin tư liệu Thanh tra 13

Cán bộ Thanh tra Thành phố Việt trì 13

Đối tượng đã được thanh tra

Cán bộ, nhân viên Công ty CP Chè Phú Thọ 10

Cán bộ, nhân viên Công ty Cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú

10

Cán bộ, nhân viên Công ty Cổ phần LICOGI 14 10

Cán bộ, nhân viên BQL dự án các công trình Nông nghiệp

10 Cán bộ, nhân viên BQL dự án xây dựng thị xã

Phú Thọ

10

Tổng mẫu điều tra 109

3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Các thông tin thu thập được xử lý trực tiếp và thông qua công cụ Microsoft Word và Microsoft Excel nhằm thuận tiện cho việc xử lý dữ liệu, thuận tiện cho quá trình trình bày thông tin trong luận văn.

Các thông tin sơ cấp tìm hiểu qua điều tra khảo sát trực tiếp được ghi âm lại, thống kê và kiểm tra lại các thông tin để phát hiện những điểm bất cập, còn

chưa hợp lý trong thực tế, thực tiễn thực hiện các Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng.

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được vận dụng để mô tả tổng quát về công tác quản lý nước về thanh tra tại tỉnh Phú Thọ qua các năm. Thực trạng hoạt động thanh tra của ngành thanh tra tỉnh Phú Thọ. Tình hình thực hiện các kế hoạch thanh tra của các cơ quan thanh tra và việc chấp hành các quy định về pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước của các đối tượng được thanh tra. Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra của ngành thanh tra tỉnh Phú Thọ nói chung.

3.2.4.2. Phương pháp so sánh

- Phương pháp này dùng để so sánh tình hình thực hiện công tác thanh tra theo kế hoạch thanh tra qua các năm. So sánh kết quả thực tế đã đạt được so với kế hoạch đề ra.

- Đánh giá, so sánh chất lượng hoạt động thanh tra qua các năm nhằm so sánh kết quả đạt được có các ưu, nhược điểm, tồn tại, hạn chế của hoạt động thanh tra trên địa bàn tỉnh.

3.2.4.3. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia

Tiến hành tham vấn các chuyên gia trong lĩnh vực thanh tra, các nguyên lãnh đạo tỉnh, các trưởng phòng Thanh tra, trưởng Ban tiếp công dân, Chánh Thanh tra các huyện có kinh nghiệm trong ngành, có thời gian công tác lâu năm và am hiểu các quy định pháp luật, các chính sách, chế độ trong quản lý nhà nước. Tham vấn, hỏi ý kiến một số chuyên gia ở Trung ương: các chuyên gia nghiên cứu pháp luật, một số Trưởng khoa ở Trường nghiệp vụ cán bộ Thanh tra.

3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng lực lượng cán bộ thanh tra

- Tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn; - Tỷ lệ cán bộ có trình độ lý luận chính trị; - Tỷ lệ cán bộ có ngạch thanh tra.

3.2.5.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng lập kế hoạch thanh tra

- Tỷ lệ cán bộ có năng lực đánh giá, phân tích đơn vị để chọn các đối tượng thanh tra;

- Tỷ lệ cán bộ có năng lực xử lý chồng chéo, điều chỉnh, lập, bổ sung kế hoạch thanh tra.

3.2.5.3. Chỉ tiêu đánh giá năng lực, phẩm chất cán bộ thanh tra

- Tỷ lệ cán bộ có kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra; - Tỷ lệ cán bộ có kỹ năng tổng hợp, bao quát và phân tích vấn đề;

- Tỷ lệ cán bộ có tinh thần trách nhiệm, tác phong làm việc, đạo đức nghề nghiệp;

- Tỷ lệ cán bộ có giao tiếp ứng xử với đối tượng thanh tra.

3.2.5.4. Chỉ tiêu đánh giá năng lực giám sát hoạt động Đoàn thanh tra

- Tỷ lệ cán bộ có kỹ năng nắm bắt hoạt động của Đoàn thanh tra;

- Tỷ lệ cán bộ có khả năng nắm bắt các kiến nghị, phản ánh hoặc khiếu nại, tố cáo của đối tượng thanh tra với hành vi của Đoàn thanh tra;

- Tỷ lệ cán bộ có kỹ năng lập biên bản giám sát Đoàn thanh tra, khả năng báo cáo tiến độ, báo cáo kết quả thanh tra;

- Tỷ lệ cán bộ có sự chủ động trong yêu cầu Đoàn thanh tra báo cáo, giải trình.

3.2.5.4. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác thanh tra

- Phát hiện đúng, đủ, kịp thời các sơ hở trong quá trình thanh tra;

- Hoạt động thanh tra đảm bảo đúng kế hoạch, không xảy ra trùng lắp, chồng chéo;

- Kết luận thanh tra phù hợp, chính xác, khách quan và thiết thực;

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA 4.1.1. Thực trạng thanh tra hành chính 4.1.1. Thực trạng thanh tra hành chính

Hoạt động thanh tra được xem như một khâu quan trọng của quản lý nhà nước, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và thanh tra là một biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Điều 2, Luật Thanh tra năm 2010 khẳng định “Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật”. Trong 3 năm vừa qua, Thanh tra tỉnh Phú Thọ đã chủ động lãnh đạo, chỉ đạo khối các cơ quan thanh tra, giúp Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện công tác thanh tra và điều phối kế hoạch công tác thanh tra của các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố và của tỉnh, thực hiện đạt 100% các cuộc thanh tra theo kế hoạch đã đề ra. Bảo đảm về thời gian theo kế hoạch, chất lượng các cuộc thanh tra đã được nâng cao, kết luận, kiến nghị đưa ra có tính khả thi, một số cuộc thanh tra đã thực hiện thu hồi tiền sai phạm nộp ngân sách nhà nước. Cụ thể trong 3 năm 2015-2017 như sau:

Bảng 4.1. Kết quả thanh tra hành chính Năm Số cuộc thanh tra Số đơn vị được thanh tra Số đơn vị có vi phạm Tổng vi phạm (Triệu đồng) Kiến nghị thu hồi (Triệu đồng) Kiến nghị khác (Triệu đồng) Đã thu (Triệu đồng) 2015 244 690 430 88.439,63 15.228,36 73.211,27 10.079,49 2016 123 392 105 16.229,01 6.193,25 10.035,75 2.717,34 2017 107 297 86 21.848,75 8.442,25 13.406,50 10.384,71 Tổng 474 1.379 621 126.517,39 29.863,87 96.653,52 23.181,54

Nguồn: Thanh tra tỉnh Phú Thọ (2015-2017)

Từ năm 2015 đến năm 2017, thanh tra tỉnh Phú Thọ triển khai 474 cuộc thanh tra hành chính tại 1.379 đơn vị (năm 2015: 244 cuộc; năm 2016: 123 cuộc; năm 2017: 107 cuộc) trên các lĩnh vực quản lý nhà nước về sử dụng tài chính, ngân sách, sử dụng đất đai, thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội,... Qua thanh tra, phát hiện 621 lượt đơn vị có vi phạm với số tiền 126.517,39 triệu đồng (trong đó kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước 29.863,87 triệu đồng, kiến nghị khác 96.653,52 triệu đồng).

Biểu đồ 4.1. Thực trạng thanh tra hành chính 2015-2017

Nguồn: Thanh tra tỉnh Phú Thọ (2015-2017)

Kết quả thanh tra trên một số lĩnh vực:

● Về quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản:

Đã triển khai 101 cuộc, tại 402 đơn vị; đã ban hành 82 kết luận, phát hiện 218 đơn vị có vi phạm, với số tiền vi phạm là 30.850,9 triệu đồng (trong đó kiến nghị thu hồi nộp NSNN là 12.832,49 triệu đồng, kiến nghị khác là 18.018,41 triệu đồng).

Bảng 4.2. Kết quả thanh tra lĩnh vực quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản Năm Số cuộc thanh tra Số đơn vị được thanh tra Số đơn vị có vi phạm Tổng vi phạm (Triệu đồng) Kiến nghị thu hồi (Triệu đồng) Kiến nghị khác (Triệu đồng) Đã thu (Triệu đồng) 2015 45 274 157 9.285,87 5.476,43 3.809,44 4.083,23 2016 30 84 46 4.431,85 2.362,39 2.069,46 1.529,92 2017 26 44 15 17.133,18 4.993,67 12.139,51 7.176,71 Tổng 101 402 218 30.850,9 12.832,49 18.018,41 12.789,86

Nguồn: Thanh tra tỉnh Phú Thọ (2015-2017)

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 Quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây

dựng cơ bản Quản lý và sử dụng tài chính, ngân sách Quản lý, sử dụng đất đai Số cuộc Số đơn vị Số kết luận ban hành

● Về quản lý và sử dụng tài chính, ngân sách:

Đã triển khai 300 cuộc tại 802 đơn vị; đã ban hành 271 kết luận, phát hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)