Một số bài học kinh nghiệm rút raqua công tác thanhtra tại tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 47 - 50)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Một số bài học kinh nghiệm rút raqua công tác thanhtra tại tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai

Bám sát yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh trên các lĩnh vực quản lý nhà nước; trưởng đoàn cũng như các thành viên đoàn thanh tra phải thực hiện thanh tra đúng nội dung thanh tra theo kế hoạch được phê duyệt, thanh tra có trọng tâm, trong điểm, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, đúng thời hạn thanh tra; phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị có chuyên môn liên quan; chú trọng công tác xử lý sau thanh tra. Đó là những kinh nghiệm rút ra qua công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Trong thời gian qua, việc triển khai thực hiện các cuộc thanh tra hành chính và thanh tra, kiểm tra chuyên ngành luôn đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch được phê duyệt. Việc phát hiện sai phạm về kinh tế, kiến nghị xử lý thu hồi nộp ngân sách đạt tỷ lệ cao (97,58%).

Để đạt được kết quả như trên là nhờ có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Đồng Nai và sự nỗ lực, phấn đấu của tập thể ban lãnh đạo chính quyền các cấp, các ngành, của đội ngũ cán bộ, công chức Thanh tra các sở, ngành cấp tỉnh và Thanh tra cấp huyện trong việc định hướng, xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội. Nội dung thanh tra được xây dựng sát với chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương. Từng bước củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành Thanh tra để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác thanh tra, trong đó có lĩnh vực thanh tra kinh tế - xã hội (Đình Thuyết, 2017).

Qua thực tiễn công tác thanh tra kinh tế - xã hội, ngành Thanh tra tỉnh Đồng Nai càng nhận thức rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh tra đã góp phần chấn chỉnh những tồn tại, thiếu sót, sai phạm, kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực quản lý kinh tế, xã hội; xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân, tổ chức, đơn vị; góp phần giữ gìn kỷ cương pháp luật, trật tự an toàn xã hội trên các lĩnh vực quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Từ kết quả đạt được trong công tác thanh tra kinh tế - xã hội trong thời gian qua, ngành Thanh tra tỉnh Đồng Nai đã đúc kết được một số bài học kinh nghiệm trong công tác thanh tra, như sau:

chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh trên các lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội. Ngành thanh tra tỉnh Đồng Nai có chức năng tham mưu, giúp UBND các cấp, thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội. Do đó, khi xây dựng chương trình kế hoạch công tác thanh tra hàng năm cần bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương, trong đó chú trọng xây dựng kế hoạch các cuộc thanh tra trên các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng trong quản lý kinh tế như kê khai nộp thuế, quản lý tài chính, ngân sách, đất đai, xây dựng cơ bản… Trong kế hoạch công tác thanh tra hàng năm cần sắp xếp, bố trí thời gian và con người hợp lý để có thể triển khai thực hiện thanh tra nhanh chóng, kịp thời đối với các cuộc thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền (Đình Thuyết, 2017).

Hai là, trong quá trình thanh tra tại đơn vị được thanh tra, thủ trưởng các đơn vị cần quán triệt với Trưởng đoàn cũng như các thành viên Đoàn thanh tra phải thực hiện thanh tra đúng nội dung thanh tra theo kế hoạch được phê duyệt, thanh tra có trọng tâm, trong điểm, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, đúng thời hạn quy định, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị được thanh tra, các sai phạm phát hiện qua thanh tra phải được xử lý nghiêm, đúng quy định pháp luật. Kết luận thanh tra ban hành phải chính xác, khách quan, có tình, có lý, các kiến nghị xử lý các sai phạm về kinh tế, hành chính phải có tính khả thi cao sau thanh tra (Đình Thuyết, 2017).

Ba là, hoạt động thanh tra phải thực hiện tốt công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị có chuyên môn liên quan. Vì thực tế là lực lượng cán bộ, công chức ngành Thanh tra rất mỏng so với yêu cầu nhiệm vụ và thanh tra trên rất nhiều các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau, ngoài lực lượng công chức thanh tra hiện có cần có thêm các chuyên gia, những người có chuyên môn sâu, am hiểu về từng lĩnh vực thanh tra để tư vấn, hỗ trợ cho Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra, để nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực trong công tác thanh tra. Như vậy, việc phối hợp với các đơn vị có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến nội dung thanh tra thì ngành thanh tra vừa bổ sung thêm được nhân lực, vừa nâng cao được chất lượng, hiệu quả, hiệu lực trong công tác thanh tra. Thực tế trong các năm qua, ngành Thanh tra tỉnh Đồng Nai rất tích cực phối hợp, trưng tập các cán bộ, công chức của các ngành, các cấp có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan trực tiếp đến đoàn thanh tra, từ đó đã mang lại hiệu quả cao trong công tác thanh tra kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Bốn là, coi trọng công tác xử lý sau thanh tra. Công tác xử lý sau thanh tra là công việc theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, yêu cầu đối tượng thanh tra thực hiện kết luận thanh ra, quyết định xử lý về thanh tra. Do kết luận thanh tra chủ yếu mới ở giai đoạn phát hiện, kết luận và kiến nghị các biện pháp xử lý đối với các sai phạm về kinh tế, hành chính. Nhưng để các kết luận thanh tra có hiệu lực pháp luật, tức là sau khi ban hành kết luận thì các đối tượng thanh tra phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ, trách nhiệm của mình được ghi trong kết luận thanh tra. Nhưng nếu đối tượng thanh tra không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các kết luận kiến nghị xử lý sau thanh tra thì kết luận thanh tra đó chưa được thực thi nghiêm túc theo quy định pháp luật, không đạt hiệu quả, hiệu lực trong công tác thanh tra. Vì vậy, công tác xử lý sau thanh tra đối với các kết luận thanh tra hết sức quan trọng, nhằm đảm bảo cho các kết luận đó được thực hiện nghiêm chỉnh, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong công tác thanh tra. Thực tế trong thời gian qua, lãnh đạo ngành Thanh tra tỉnh Đồng Nai rất quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo và các cán bộ, công chức thanh tra các cấp, các ngành rất tích cực rà soát, theo dõi, đôn đốc, yêu cầu đối tượng thanh tra thực hiện đầy đủ các trách nhiệm và nghĩa vụ theo kết luận thanh tra, các quyết định xử lý về thanh tra. Các sai phạm về kinh tế - hành chính đã được các đối tượng thanh tra khắc phục thực hiện đầy đủ, tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản nộp ngân sách nhà nước hàng năm luôn đạt tỷ lệ trên 90%. Đối với cán bộ, công chức, viên chức có liên quan đến các thiếu sót, sai phạm phải được tổ chức kiểm điểm trách nhiệm nghiêm túc theo đúng quy định pháp luật (Đình Thuyết, 2017).

Năm là, cần quan tâm đến công tác xây dựng lực lượng. Trong thời gian qua, lực lượng cán bộ, công chức ngành Thanh tra tỉnh Đồng Nai từng bước được củng cố, kiện toàn, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công việc cấp trên giao. Tuy nhiên, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra mặc dù từng bước được củng cố nâng cao nhưng còn chưa đồng đều, vẫn còn thiếu cán bộ, công chức có trình độ chuyên sâu. Từ nhưng lý do nêu trên, ban lãnh đạo Thanh tra tỉnh đã mạnh dạn đề xuất và được lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, Trường Cán bộ thanh tra và UBND tỉnh Đồng Nai quan tâm, hỗ trợ mở các lớp đào tạo nghiệp vụ công tác thanh tra tại Trường Chính trị tỉnh cho đội ngũ cán bộ, công chức các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, lãnh đạo ngành Thanh tra các cấp, các ngành cũng tạo mọi điều kiện về thời gian và hỗ trợ kinh phí để đội ngũ công chức tham dự các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành như tài chính, kế toán, luật, quản lý đất đai… do các Trường đại học tuyển sinh hàng

năm. Thông qua các lớp đào tạo nghiệp vụ, đội ngũ người làm công tác thanh tra đã nắm bắt, cập nhật được các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến công tác thanh tra, từ đó đã từng bước nâng cao được chất lượng, hiệu quả trong hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội (Đình Thuyết, 2017).

2.2.3. Một số kinh nghiệm trong xây dựng, thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra tại tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)