Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanhtra trên Địa bàn tỉnh Phú
4.4.3. Tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện kết luận thanh tra, xử lý sau thanh
cung cấp thông tin, sử dụng kết quả kiểm toán, thanh tra thể hiện trong báo cáo kiểm toán, kết luận thanh tra để làm căn cứ xem xét, đánh giá việc tuân thủ chính sách, pháp luật của đơn vị được kiểm toán, đối tượng thanh tra.
Hai là, các cơ quan thanh tra cần thực hiện tốt công tác nắm tình hình ở địa phương, địa bàn theo dõi để định hướng xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm đảm bảo tính toàn diện trong các lĩnh vực, phát huy hiệu quả quản lý nhà nước toàn diện cho thủ trưởng cơ quan cùng cấp và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Kế hoạch thanh tra bám sát vào những lĩnh vực tồn tại, yếu kém, dư luận cử tri có nhiều quan tâm để qua thanh tra giải quyết sớm các sai phạm; giải quyết sớm quyền lợi của nhân dân.
Ba là, Thanh tra tỉnh lên kế hoạch hằng năm, tổ chức các hội nghị gồm: lãnh đạo thanh tra tỉnh, trưởng các phòng, đơn vị trực thuộc Thanh tra tỉnh và Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra các sở, ngành, huyện, thành phố, thị xã có danh mục thanh tra, kiểm tra các đơn vị, doanh nghiệp chồng chéo nhau để thống nhất xử lý chồng chéo theo đúng quy định, hàng năm không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 01 lần/năm đối với doanh nghiệp.
4.4.3. Tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện kết luận thanh tra, xử lý sau thanh tra thanh tra
Một là, tăng cường sự phối hợp, vào cuộc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra. Đây là chủ thể có tầm quan trọng rất lớn trong việc tác động, chỉ đạo việc thực hiện và chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra, xử lý hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra có trách nhiệm trực tiếp trong việc để xảy ra các hành vi vi phạm trong phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước của mình. Tăng cường trách nhiệm, sự quan tâm sát sao của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước và Thủ trưởng cơ quan thanh tra trong công tác chỉ đạo, điều hành, nâng cao chất lượng hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
Hai là, tăng cường sự phối hợp của các cơ quan liên quan đến lĩnh vực hoạt động của đối tượng thanh tra để xử lý các đối tượng thanh tra có biểu hiện trốn tránh, chây ỳ không chịu thực hiện các kiến nghị trong kết luận thanh tra, nhất là quyết định xử lý thu hồi tiền. Tăng cường phối hợp giữa cơ quan thanh tra
với các cơ quan tài chính trong việc tạm dừng việc cấp vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước cho đối tượng thanh tra thực hiện các công trình đầu tư xây dựng cơ bản; phối hợp với cơ quan Kế hoạch và đầu tư trong việc không cho tham gia đấu thầu hoặc chỉ định thầu, không phê duyệt dự án đầu tư mới với đối tượng thanh tra chưa thực hiện đầy đủ các kiến nghị, kết luận thanh tra; phối hợp với các cơ quan truyền thông trong việc công khai danh tính đối tượng thanh tra chưa thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kết luận thanh tra.
Ba là, người ra kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra yêu cầu thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra cần được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, bằng nhiều hình thức như: gọi điện thoại, ban hành văn bản và làm việc trực tiếp với các đối tượng thanh tra để nắm bắt khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện kiến nghị; thông báo cho các cơ quan quản lý, cơ quan có liên quan đến đối tượng thanh tra khi đối tượng thanh tra trốn tránh, chây ỳ thực hiện kết luận thanh tra. Đồng thời trong thời gian tiến hành thanh tra cần thực hiện các biện pháp phát hiện sai phạm đến đâu, làm rõ thấu đáo và quyết định xử lý thu hồi ngay tài sản Nhà nước bị thất thoát đến đó, không đợi đến khi có kết luận thanh tra mới xử lý. Gắn trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra cũng như vai trò lãnh đạo của người ra quyết định thanh tra với công tác xử lý sau thanh tra. Làm tốt công tác thu hồi dứt điểm ngay trong quá trình thanh tra; thực hiện công khai, minh bạch kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
Bốn là, thanh tra tỉnh cần tăng cường quán triệt, tuyên truyền đến các đối tượng thanh tra nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác xử lý qua thanh tra, theo đó nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, đặc biệt coi đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng, hiệu quả cuộc thanh tra.
Năm là, thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước cần nâng cao chất lượng kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, đảm bảo tính thuyết phục, khách quan và khả thi trong thực tế; xây dựng, hoàn thiện quy trình thẩm định dự thảo kết luận, ban hành kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, thiết lập việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra theo đúng quy định hiện hành. Kết luận thanh tra phải đánh giá đầy đủ, toàn diện việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của đơn vị được thanh
tra trên cơ sở xem xét, phân tích điều kiện thực tế, so sánh, đối chiếu với những quy định của pháp luật, từ đó xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về hành chính, kinh tế, công tác quản lý, để đảm bảo kết luận có tính khách quan, toàn diện và thuyết phục cao, đồng thời kết luận phải được xây dựng, ban hành đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định để đảm bảo hiệu lực thi hành.