Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanhtra tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 41 - 45)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanhtra tỉnh Phú Thọ

2.1.9.1. Hệ thống văn bản pháp luật

thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, là yếu tố đảm bảo sự ổn định và trật tự của xã hội. (Từ điển Tiếng việt, 2003)

Hệ thống văn bản pháp luật xã hội chủ nghĩa là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những trình tự, thủ thục và hình thức nhất định. Nội dung mỗi quy phạm pháp luật là rõ ràng, chính xác, nó quy định những điều được làm và không được làm.

Văn bản pháp luật là do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành khác nhau theo hình thức, trình tự và thủ tục luật định. Vì vậy, nó có tên gọi khác nhau và có hiệu lực pháp lý cao thấp khác nhau. Nội dung của văn bản pháp luật chứa đựng các quy phạm pháp luật. Đặc điểm này phân biệt giữa văn bản quy phạm pháp luật với văn bản áp dụng pháp luật và các văn bản quản lý nhà nước khác. Văn bản pháp luật có hiệu lực về thời gian, không gian và đối tượng áp dụng (Nguyễn Đức Hạnh và cs., 2017).

Pháp luật về thanh tra là hệ thống các văn bản pháp luật thống nhất, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức hoạt động của các cơ quan thanh tra và các cơ quan nhà nước có chức năng thanh tra. Pháp luật, chính sách là yếu tố trực tiếp chi phối hiệu quả công tác thanh tra (Nguyễn Đức Hạnh và cs., 2017).

Chính phủ đã ban hành các nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành hành. Thanh tra Chính phủ và nhiều bộ ngành cũng đã ban hành các thông tư hướng dẫn việc thực hiện các quy định của luật và nghị định. Dựa trên luật, nghị định, thông tư,... các bộ, ngành, UBND các cấp đã ban hành các quy trình, quy chế về tổ chức, hoạt động thanh tra cho phù hợp với đặc thù và tính chất quản lý ở mỗi bộ, ngành, địa phương. Tất cả các văn bản đó tạo thành một hệ thống các văn bản pháp luật thống nhất, có tính thứ bậc, làm nền tảng pháp lý cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra hiện hành.

Để tiến hành hoạt động thanh tra cần phải có thiết chế bộ máy để thực hiện chức năng thanh tra, vì vậy pháp luật luật thanh tra luôn xác định cụ thể tổ chức cơ quan thanh tra phù hợp với yêu cầu công tác.

2.1.9.2. Chất lượng lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra

Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ công chức thanh tra nói riêng là đòi hỏi cấp thiết và có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước. Cán bộ thanh tra là người trực tiếp thực hiện các biện pháp nghiệp vụ thanh tra đối với các đối tượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ tranh tra có ảnh hưởng tới các hoạt động của công tác thanh tra.

Để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, tại Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định: “Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ, công chức; tăng cường tính công khai minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, quản lý nhà nước. Có chính sách đãi ngộ, động viên khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín đối với nhân dân”.

Theo Luật Thanh tra năm 2010, yêu cầu về tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên là công chức trong các cơ quan thanh tra nhà nước: có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, phù hợp với chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực đang công tác; có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch thanh tra viên; có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ nhà nước ngạch chuyên viên; có ngoại ngữ trình độ B trở lên thuộc 01 trong 05 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức; sử dụng thành thạo tin học văn phòng; có ít nhất 02 năm là công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự, thử việc), trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác đã có thời gian giữ ngạch công chức, viên chức, cấp hàm tương đương ngạch thanh tra viên từ 05 năm trở lên chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước.

Do đặc điểm hoạt động thanh tra chủ yếu thông qua đoàn thanh tra, do vậy thời gian làm việc của thanh tra viên ở ngoài công sở chiếm một tỷ lệ lớn so với công chức hành chính khác; thường xuyên phải đấu tranh với tiêu cực của xã hội... Vì vậy, trong việc xây dựng đội ngũ công chức thanh tra phải chú trọng nâng cao phẩm chất, đạo đức, năng lực công tác chuyên môn để đáp ứng yêu cầu

công tác, đồng thời phải quan tâm giải quyết tốt chính sách nhằm động viên, thu hút đội ngũ công chức thanh tra (Nguyễn Đức Hạnh và cs., 2017).

Giáo dục chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức của cán bộ thanh tra, học tập chuyên môn nghiệp vụ luôn được làm thường xuyên nhằm đáp ứng tốt nhiệm vụ, chấp hành tốt đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Thực hiện tốt Quyết định số 1860/2007/QĐ-TTCP-TCCB ngày 06/9/2007 của Tổng Thanh tra Chính phủ về Quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra.

2.1.9.3. Việc phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động thanh tra

Sự thiếu rõ ràng trong cơ chế phối hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động thanh tra chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới những chậm chễ, hạn chế trong hoạt động thanh tra thời gian vừa qua. Để hoạt động thanh tra được diễn ra thuận lợi, có hiệu quả thì việc đổi mới, tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra với cơ quan có thẩm quyền là một trong những yếu tố cần thiết, quan trọng, hiệu quả.

Theo Luật Thanh tra 2010, trong quá trình thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra, khi gặp khó khăn do sự thiếu hiểu biết về hoạt động thanh tra hoặc có sự chống đối từ phía cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, các cơ quan tiến hành thanh tra đã tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về việc thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra để có biện pháp xử lý phù hợp với từng trường hợp cụ thể, đồng thời cũng chú trọng thực hiện tốt nguyên tắc coi trọng công tác chính trị tư tưởng, thông qua đó để giáo dục, thuyết phục, giải thích cho cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra hiểu và nắm bắt được các quyền và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, quyết định trong quá trình thực hiện các quyền thanh tra, thực hiện tốt việc công khai, dân chủ trong hoạt động thanh tra thanh tra đã có tác dụng thiết thực, giúp Đoàn thanh tra hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra.

Theo Nghị định số 86/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra đã quy định thành hệ thống các quyền trong hoạt động thanh tra, bao gồm các quyền yêu cầu, quyền quyết định, quyền kiến nghị và quyền kết luận, kiến nghị sau thanh tra. Trong quá trình thanh tra, khi thực hiện quyền yêu cầu đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu, người ra quyết định thanh tra,

Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên Đoàn thanh tra hành chính ra văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu. Trong văn bản này có các nội dung: tên, loại thông tin, tài liệu cần cung cấp; thời gian, địa điểm cung cấp; người tiếp nhận thông tin, tài liệu của đối tượng thanh tra cung cấp; đại diện của đối tượng thanh tra hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ký tiếp nhận văn bản yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến nội dung thanh tra khi xảy ra việc thiếu cộng tác với Đoàn thanh tra, thậm chí có tình trạng chống đối hoạt động thanh tra, nhất là việc thiếu cộng tác trong việc cung cấp thông tin, tài liệu cho Đoàn thanh tra. Một số các quyền hạn khác như quyền kiến nghị sau thanh tra (về hành chính, hình sự, kinh tế) mặc dù được các cơ quan thanh tra nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thanh tra đưa ra các yêu cầu, kiến nghị nhưng không được các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện. Điều này dẫn đến những khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra.

Bên cạnh đó, pháp luật về thanh tra chưa có một chế tài mang tính cưỡng chế, bắt buộc đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện các yêu cầu từ phía các chủ thể thanh tra ngoài biện pháp là báo cáo với cơ quan chủ quản của đối tượng thanh tra xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cơ quan chủ quản của đối tượng thanh tra bao che cho đối tượng thanh tra thì việc xem xét, xử lý đối tượng thanh tra là rất khó khăn.

Theo Luật Thanh tra 2010, trong hoạt động thanh tra chuyên ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm nhưng khi Thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành lập biên bản vi phạm nhưng đối tượng thanh tra không chịu ký vào biên bản, gây khó khăn cho việc quyết định xử lý vi phạm hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)