3.1.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây – Đông - Bắc). Phía Đông giáp Hà Nội, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang. Với vị trí “ngã ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách trung tâm Hà Nội 80 km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km.
Tọa độ địa lý:
- Cực Bắc: 21º43’B thuộc xã Đông Khê – huyện Đoan Hùng.
- Cực Nam: 20º55’B ở chân núi Tu Tinh xã Yên Sơn – huyện Thanh Sơn. - Cực Đông: 105 º 27’Đ ở xóm Vinh Quang – xã Sông Lô – thành phố Việt Trì.
- Cực Tây: 104 º 48’Đ thuộc bản Mĩ Á – xã Thu Cúc – huyện Tân Sơn (đây là xã có diện tích rộng nhất Phú Thọ, rộng gần gấp 1,5 lần thị xã Phú Thọ - 96,6 km²).
Phú Thọ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23°C, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700 mm, độ ẩm trung bình năm khoảng 86%; có 2 tiểu vùng chủ yếu gồm:
+ Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của tỉnh, chủ yếu thuộc các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, phía Tây huyện Cẩm Khê….. là vùng có nhiều tiềm năng phát triển về lâm nghiệp, khai thác khoáng sản.
+ Tiểu vùng đồi gò thấp, xen kẽ đồng ruộng, dải đồng bằng ven các triền sông Hồng. sông Lô và Sông Đà. Đây là vùng thuận lợi cho việc trồng các loại cây nguyên liệu giấy, cây lương thực, cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả; thuận lợi cho phát triển chăn nuôi và nuôi trông thuỷ sản Có tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp phù trợ, công ngiệp chế biến…
+Tài nguyên đất
Đất đai của Phú Thọ được chia theo các nhóm sau: đất feralít đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích 116.266,27 ha chiếm tới 66,79% (diện tích điều tra). Đất thường có độ cao trên 100 m, độ dốc lớn, tầng đất khá dày, thành phần cơ giới nặng, mùn khá. Loại đất này thường sử dụng trồng rừng, một số nơi độ dốc dưới 25° có thể sử dụng trồng cây công nghiệp.
Đánh giá các loại đất của Phú Thọ thấy rằng, đất đai ở đây có thể trồng cây nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến, nếu có vốn đầu tư và tổ chức sản xuất có thể tăng năng suất ở nhiều nơi; đưa hệ số sử dụng đất lên đến 2,5 lần (hiện nay hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng 2,2), đồng thời bảo vệ và làm giàu thêm vốn tài nguyên này; cho phép phát triển công nghiệp và đô thị. (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, 2018).
+ Tài nguyên nước
● Nguồn nước mặt: Với diện tích lưu vực của 3 sông lớn (sông Hồng, sông Đà và sông Lô) đã có 14.575 ha, chứa một khối lượng nước mặt rất lớn.
● Nguồn nước ngầm: Kết quả tìm kiếm, thăm dò bước đầu cho thấy, trữ lượng khai thác nước ngầm trên phạm vi tỉnh được đánh giá trên 1,4 triệu m3/ngày. Chất lượng nước ngầm nhìn chung khá tốt, đảm bảo các nhu cầu cấp nước sinh hoạt nông thôn. Ở La Phù - Huyện Thanh Thủy có mỏ nước khoáng nóng, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh quy mô lớn (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, 2018).
+Tài nguyên rừng
Diện tích rừng hiện nay của Phú Thọ nếu đem so sánh với các tỉnh trong cả nước thì được xếp vào những tỉnh có độ che phủ rừng lớn (42% diện tích tự nhiên). Với diện tích rừng hiện có 144.256 ha, trong đó có 69.547 ha rừng tự nhiên, 74.704 ha rừng trồng, cung cấp hàng vạn tấn gỗ cho công nghiệp chế biến hàng năm. Các loại cây chủ yếu như bạch đàn, mỡ, keo, bồ đề và một số loài cây bản địa đang trong phát triển (đáng chú ý nhất vẫn là những cây phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất giấy) (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, 2018).
+Tài nguyên khoáng sản
Phú Thọ không phải là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng lại có một số loại có giá trị kinh tế như đá xây dựng, cao lanh, fenspat, nước khoáng. Cao lanh có tổng trữ lượng khoảng 30 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi,
trữ lượng chưa khai thác lên đến 24,7 triệu tấn. Fenspat có tổng trữ lượng khoảng 5 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 3,9 triệu tấn, nước khoáng có tổng trữ lượng khoảng 48 triệu lít, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 46 triệu lít.
Ngoài ra, Phú Thọ còn có một số loại khoáng sản khác như: quactít trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, đá vôi 1 tỷ tấn, pyrít trữ lượng khoảng 1 triệu tấn, tantalcum trữ lượng khoảng 0,1 triệu tấn, và nhiều cát sỏi với điều kiện khai thác hết sức thuận lợi.
Đây là một số lợi thế cho phép Phú Thọ phát triển các ngành công nghiệp như xi măng, đá xây dựng, các loại vật liệu xây dựng có ưu thế cạnh tranh (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, 2018).
+ Tài nguyên nhân văn
Phú Thọ được biết đến là cái nôi của nề văn hóa Lạc Việt, trung tâm sinh tụ của người Việt cổ, thời đại các Vua Hùng dựng nước văn Lang. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Phú Thọ vẫn giữ được dấu ấn lịch sử thời dựng nước của dân tộc. Phú Thọ có 34 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 82,93%; dân tộc Mường chiếm 15,2%; dân tộc Dao chiếm 1,07%; dân tộc Cao Lan chiếm 0,29%; dân tộc H’mông chiếm 0,06%, còn lại là các dân tộc khác. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán khác nhau đã tạo nên những sắc thái văn hóa truyền thống đa dạng mang đặc trưng của những truyền thuyết dân gian.
Phú Thọ hiện có 847 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có Hát Xoan Phú Thọ và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa đại diện của nhân loại; có 967 di tích, phế tích (trong đó có 308 di tích được xếp hạng: 01 di tích Quốc gia đặc biệt, 73 di tích Quốc gia, 234 di tích cấp tỉnh). Bên cạnh đó có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị, trong đó, nhiều di tích đã được Nhà nước xếp hạng và đang được trùng tu, tôn tạo... đặc biệt là di tích các nền văn hóa khảo cổ từ Phùng Nguyên (quãng 4.000 năm), Đồng Đậu (quãng 3.500 năm), Gò Mun (quãng 3.000 năm) và Đông Sơn (hơn 2.000 năm) rất dày đặc ở vùng Mường Phú Thọ… (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, 2018).
Đền Hùng là nơi thờ tự các Vua Hùng trở thành nơi thờ cúng Tổ tiên, nơi tụ hội và thể hiện sức mạnh, ý chí đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam ngày nay. Trên mảnh đất này còn lưu giữ 1.372 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 01 di
tích quốc gia đặc biệt, 73 di tích quốc gia, 219 di tích cấp tỉnh và hàng trăm lễ hội dân gian đặc sắc như lễ hội đền Hùng, lễ hội đền Mẫu Âu Cơ, lễ hội Trò Trám, lễ hội rước Chúa Gái, lễ rước kiệu Hùng Lô, hội Phết Hiền Quan... Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại là nguồn di sản văn hóa vô giá mang đậm bản sắc văn hóa nguồn cội và đó chính là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với du khách thập phương.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ cũng là tỉnh giàu tài nguyên du lịch tự nhiên với nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú như: Vườn Quốc gia Xuân Sơn, mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy, đẩm Ao Châu, Ao Giời – Suối Tiên, đẩm Vân Hội… là những tài nguyên du lịch nhân văn rất hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế.
Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc.
Quốc lộ 2 qua Phú Thọ đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 70 đi Yên Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 32 qua Phú Thọ đi Yên Bái, Sơn La, cùng với các tỉnh bạn trong cả nước và quốc tế.
Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai có chiều dài 245km, đi qua 5 tỉnh và thành phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai. Công trình do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư. Đây là dự án cao tốc có quy mô lớn nhất, dài nhất và hiện đại nhất Việt Nam, với tổng mức đầu tư hơn 1,46 tỷ USD. Tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã mang mại những tiềm năng, cơ hội phát triển kinh tế - xã hội rất lớn cho tỉnh Phú Thọ nói riêng và những địa phương có tuyến đường đi qua nói chung.
Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập; 277 đơn vị hành chính cấp xã. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh. (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, 2018)
Vị trí địa lý của Phú Thọ đã tạo cho Phú Thọ có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng to lớn để sản xuất kinh doanh, giao lưu, phát triển kinh tế với cả trong nước và ngoài nước.
Phú Thọ còn là mảnh đất cội nguồn, vùng đất tổ của dân tộc Việt Nam. Tại đây có đền thờ các Vua Hùng và hệ thống di tích lịch sử, lễ hội dày đặc, mỗi lễ hội có một sắc thái riêng đặc sắc và độc đáo, là tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, dịch vụ.
Phú Thọ là một trong những trung tâm khoa học, công nghệ, giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ;
là đầu mối giao thông quan trọng nội Vùng và là thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam; đồng thời, là địa bàn trọng điểm chiến lược về quốc phòng, an ninh của Vùng cũng như của cả nước.
Hiện tỉnh Phú Thọ có 353.294,93 ha diện tích tự nhiên và 1.313.926 nhân khẩu. Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị : thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, 11 huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh. 277 đơn vị hành chính cấp xã (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, 2018).
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội ở tỉnh Phú Thọ hiện nay
Phú Thọ có địa thế khá thuận lợi về giao thông, với ba con sông lớn là sông Hồng, sông Lô, sông Đà chảy qua, hệ thống giao thông đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh; đường quốc lộ 2, đường cao tốc xuyên Á là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nước ASEAN. Ngoài ra, Phú Thọ còn có các yếu tố khác để phát triển kinh tế - xã hội như con người, tài nguyên, các khu công nghiệp, khu du lịch văn hoá lịch sử Đền Hùng, khu du lịch sinh thái Xuân Sơn...
Phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có một số thuận lợi cơ bản: Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; cải cách thể chế và thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt đã phát huy hiệu quả, hỗ trợ tích cực cho hoạt động đầu tư - kinh doanh trên địa bàn. Bên cạnh đó, cũng có một số khó khăn: tình hình thiên tai, một số doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp có thế mạnh của tỉnh gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).
3.1.2.2. Về tăng trưởng kinh tế
Kinh tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2017 tiếp tục tăng trưởng khá, vượt mục tiêu đề ra, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2017 theo giá so sánh 2010 ước đạt 35.634,5 tỷ đồng, tăng 7,75% so với năm 2016 (vượt kế hoạch 0,25%); trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,66%; khu vực dịch vụ tăng 7,48%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,74%.
Cơ cấu kinh tế (cơ cấu giá trị tăng thêm) năm 2017: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 22,00% (năm 2016 24,34%); khu vực công
nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 38,99% (năm 2016 37,73%); khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 39,01% (năm 2016 37,93%). Cơ cấu kinh tế 2017 có sự chuyển dịch theo hướng tích cực theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng và dịch vụ.
Đóng góp vào mức tăng trưởng chung 7,75%, khu vực công nghiệp - xây dựng có mức tăng trưởng cao nhất, đóng góp 4,0 điểm phần trăm; tiếp theo đó là các ngành dịch vụ đóng góp 2,72 điểm phần trăm; khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đóng góp 0,80 điểm phần trăm; thuế sản phẩm đóng góp 0,23 điểm phần trăm (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).
3.1.2.3. Tài chính, ngân hàng
Thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2017 ước đạt 5.443 tỷ đồng, vượt 11% so với dự toán. Chi ngân sách đảm bảo đúng quy định, đáp ứng cơ bản các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 12.765 tỷ đồng, vượt 21% dự toán.
Hoạt động tiền tệ, tín dụng năm 2017 ổn định và tăng trưởng khá, lãi suất cho vay có nhiều ưu đãi đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất; tổng vốn huy động cả năm ước đạt 41 nghìn tỷ đồng, tăng 22,9% so cùng kỳ; dự kiến tổng dư nợ tín dụng đạt 50 nghìn tỷ đồng, tăng 18,5% (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).
3.1.2.4. Đầu tư, xây dựng
Tổng vốn đầu tư thực hiện năm 2017 ước đạt 23,6 nghìn tỷ đồng, tăng 13,2% so với cùng kỳ. Trong đó, nguồn vốn ngoài nhà nước ước đạt 14,5 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% (vốn của tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước ước đạt 6,5 nghìn tỷ đồng, tăng 7%); vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 4 nghìn tỷ đồng, tăng 49,4%; nguồn vốn nhà nước trên địa bàn ước đạt 5,2 nghìn tỷ đồng, tăng 2% (vốn Trung ương quản lý ước đạt 1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,6%; vốn địa phương quản lý ước đạt 4,1 nghìn tỷ đồng, giảm 1,6%).
Năm 2017, mặc dù giá cả vật liệu xây dựng có nhiều biến động, có thời điểm tăng cao so với thời điểm cùng kỳ năm trước nhưng do trên địa bàn có nhiều công trình khởi công mới nên ngành xây dựng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, tăng 12,3% so với năm 2016. Trong đó: khu vực doanh nghiệp nhà nước ước tăng 5,9%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 9,7%; các loại hình khác tăng 16,5% (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).
3.1.2.5. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Công tác cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp được đẩy mạnh. Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, các địa phương thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trên các phương diện như tiếp cận đất đai, nguồn vốn, thủ tục hành chính và công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh