Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp nâng cao chất
4.3.1. Hệ thống văn bản pháp luật
Quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành Thanh tra gắn liền với sự phát triển của hệ thống pháp luật về thanh tra. Tất cả các văn bản pháp luật về thanh tra như: sắc lệnh, pháp lệnh, luật, nghị định, thông tư, chỉ thị (quy định về chức năng, nhiệm vụ, về tổ chức và hoạt động cơ quan thanh tra, về nội dung của công tác thanh tra...) tạo thành một hệ thống văn bản pháp luật thống nhất, có tính thứ bậc, làm nền tảng pháp lý cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra. Pháp luật về thanh tra là tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động của các cơ quan thanh tra và các cơ quan nhà nước có chức năng thanh tra, cũng như hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thanh tra.
Tiến hành khảo sát đối với 59 cán bộ, công chức ngành thanh tra về hệ thống văn bản pháp luật đối với hoạt động thanh tra trên các chỉ tiêu: sự độc lập tương đối của cơ quan thanh tra trong việc ra quyết định và kết luận thanh tra; sự đồng bộ giữa các văn bản pháp luật, sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật; việc cụ thể hóa các căn cứ pháp lý cho hoạt động thanh tra trong từng ngành, lĩnh vực.
Bảng 4.12. Đánh giá của cán bộ, công chức ngành thanh tra về hệ thống văn bản pháp luật đối với hoạt động thanh tra
Chỉ tiêu Tốt
(%)
Chưa tốt (%)
Sự độc lập tương đối của cơ quan thanh tra trong việc ra
quyết định và kết luận thanh tra 33,9 66,1
Sự đồng bộ giữa các văn bản pháp luật, sự chồng chéo giữa
các văn bản pháp luật 40,67 59,33
Việc cụ thể hóa các căn cứ pháp lý cho hoạt động thanh tra
trong từng ngành, lĩnh vực 37,29 66,71
Nguồn: Số liệu điều tra (2018)
Tổng hợp kết quả đánh giá theo số liệu điều tra từ bảng 4.12, cho thấy: + Đánh giá của cán bộ, công chức ngành thanh tra về sự độc lập tương đối của cơ quan thanh tra trong việc ra quyết định và kết luận thanh tra: 33,9% trong tổng số cán bộ, công chức đánh giá ở mức tốt; 66,1% đánh giá ở mức độ không tốt.
+ Đánh giá của cán bộ, công chức ngành thanh tra về sự đồng bộ giữa các văn bản pháp luật, sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật: 40,67% trong tổng số cán bộ, công chức đánh giá ở mức tốt; 59,33% đánh giá ở mức độ không tốt.
+ Đánh giá của cán bộ, công chức ngành thanh tra về việc cụ thể hóa các căn cứ pháp lý cho hoạt động thanh tra trong từng ngành, lĩnh vực: 37,29% trong tổng số cán bộ, công chức đánh giá ở mức tốt; 66,71% đánh giá ở mức độ không tốt.
Pháp luật đã có những quy định rất cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra và người đứng đầu cơ quan thanh tra, trong đó khẳng định các cơ quan thanh tra thuộc hệ thống hành pháp, được thành lập ở các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước. Tính độc lập tương đối của các cơ quan thanh tra thể hiện ở việc các cơ quan thanh tra thuộc hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước về chương trình, kế hoạch thanh tra; về biên chế, tổ chức nhân sự, cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động. Người đứng đầu các cơ quan thanh tra do thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm. Mặt khác, các cơ quan thanh tra cũng chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan thanh tra cấp trên về tổ chức, nhiệm vụ và về nghiệp vụ.
Pháp luật về thanh tra quy định cơ quan thanh tra nhà nước chịu sự chỉ đạo, điều hành của thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp. Như vậy, các cơ quan thanh tra phụ thuộc gần như toàn bộ vào thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp
(phê duyệt kế hoạch thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra, các điều kiện hoạt động…) Thanh tra Chính phủ và các cơ quan thanh tra cấp trên chỉ đạo về công tác chủ yếu thông qua việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm, qua sơ kết, tổng kết (ít có sự chỉ đạo trực tiếp) và hướng dẫn về nghiệp vụ. Do vậy tính hệ thống trong ngành Thanh tra rất hạn chế. Việc phụ thuộc quá nhiều vào thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp đã ảnh hưởng đến sự chủ động, tính độc lập cần thiết trong hoạt động thanh tra.
Mặc dù tổ chức và hoạt động thanh tra được quy định riêng trong Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành nhưng các cơ quan thanh tra thuộc hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước vì vậy vẫn chịu sự điều chỉnh của pháp luật về tổ chức chính phủ, tổ chức Quốc hội và tổ chức chính quyền địa phương.
Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Vì vậy, pháp luật về thanh tra chỉ quy định về trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra, nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra và các thành viên trong đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra. Khi đưa ra các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra thì các cơ quan thanh tra phải căn cứ vào các quy định của pháp luật về ngành, lĩnh vực liên quan đến nội dung thanh tra, đó là các văn bản quản lý ngành, lĩnh vực. Các quy định về ngành, lĩnh vực là cơ sở pháp lý mà các cơ quan thanh tra áp dụng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
Hệ thống pháp luật của chúng ta chưa đồng bộ, vẫn còn sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật là một trong những nguyên nhân dẫn đến hoạt động kiểm tra bị chồng chéo, ảnh hưởng đến hoạt động của đối tượng kiểm tra. Hệ thống quy phạm pháp luật quy định hoạt động kiểm tra chưa được quy định riêng biệt, cụ thể mà thường quy định trong chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, mỗi ngành lại quy định cách thức, phương thức kiểm tra khác nhau, thiếu tính thống nhất.