Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 71 - 73)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Địa điểm nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Tiến hành điều tra, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu liên quan về cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước, công tác thanh tra qua sách, báo, mạng internet, các tài liệu nghiên cứu của Trường cán bộ thanh tra, các đề tài khoa học cấp tỉnh, cấp sở; các khóa luận tốt nghiệp và luận văn.

Số liệu thứ cấp trong công tác thanh tra được thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng năm; số liệu thống kê, tổng hợp và các Nghị quyết, Chị thị, Kế hoạch… từ Trung ương đến địa phương giai đoạn 2015-2017, thông qua các kênh:

+ Các công bố chính thức, trang Web, sách, báo, tạp trí, các công trình khoa học, …. của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Công thông tin điện tử Thanh tra tỉnh, các Sở, ngành có liên quan và các bài viết có nguồn uy tín trên Internet.

+ Trực tiếp từ các cơ quan tỉnh Phú Thọ như UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh, Trung tâm Thông tin Tư liệu Thanh tra tỉnh Phú Thọ, các phòng ban chuyên môn, các cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;

Bảng 3.1. Bảng thu thập thông tin thứ cấp

Nguồn thu thập Mục đích thu thập

Các công bố chính thức, trang Web, sách, báo, tạp trí, các công trình khoa học, …. của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Công thông tin điện tử Thanh tra tỉnh, các Sở, ngành có liên quan và các bài viết có nguồn uy tín trên Internet.

Các thông tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực hoạt động thanh tra.

Các cơ quan tỉnh Phú Thọ như UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh, Trung tâm Thông tin Tư liệu Thanh tra tỉnh Phú Thọ, các phòng ban chuyên môn, các cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;

Các thông tin, số liệu liên quan đến năng lực hoạt động thanh tra, những kết quả đã đạt được, những khó khăn còn tồn tại

Các viện nghiên cứu, các vụ, cục của Thanh tra Chính phủ, Trường cán bộ thanh tra.

Các nội dung, vấn đề có liên quan đến nâng cao năng lực hoạt động thanh tra

Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội: vị trí địa lý của tỉnh Phú Thọ, tình hình chính trị, dân số, lao động, tốc độ tăng trưởng, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, tình hình hoạt động của các Sở, Ban, Ngành trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ, UBND các huyện, thành, trị trong tỉnh thông qua các báo cáo, quyết định, kết luận của các cơ quan chức năng: UBND tỉnh Phú Thọ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra các huyện, thành, thị,… Làm cơ sở đánh giá những bất cập, hạn chế của công tác thanh tra trong quản lý nhà nước, xác định được những vấn đề vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn cần giải quyết nhằm đưa ra các giải pháp mới, thích hợp.

3.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Tiến hành điều tra khảo sát, điều tra thông tin từ các cán bộ, công chức đang công tác tại Thanh tra tỉnh Phú Thọ, Thanh tra thành phố Việt Trì về việc sử dụng, áp dụng Luật Thanh tra, Luật Khiếu Nại, Luật Tố Cáo và Luật Phòng, chống tham nhũng vào thực tế hoạt động thanh tra, việc sử dụng các Luật trên trong quá trình làm việc, khi thực hiện theo các đoàn thanh tra. Những thuận lợi, bất cập và vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi luật qua các câu hỏi được chuẩn bị dành riêng cho các đối tượng: là lãnh đạo cơ quan; các cán bộ phụ trách tiếp công dân; thanh tra viên; các cán bộ phòng thanh tra, phòng, chống tham nhũng và xử lý sau thanh tra.

Điều tra thực tế, khảo sát thông tin, tài liệu, số liệu liên quan tại Thanh tra tỉnh Phú Thọ, Thanh tra thành phố Việt Trì về việc thực hiện các chính sách, quy định pháp luật, tình hình thực hiện Luật Thanh tra, Luật Khiếu Nại, Luật Tố Cáo và Luật Phòng, chống tham nhũng và các vấn đề cần điều tra để thực hiện luận văn.

Tiến hành khảo sát đối với 59 đối tượng để khảo sát thông tin: - 30 cán bộ thuộc Thanh tra tỉnh Phú Thọ;

- 10 cán bộ thuộc Trung tâm Thông tin tư liệu Thanh tra, trực thuộc Thanh tra tỉnh Phú Thọ;

- 10 cán bộ thuộc Thanh tra thành phố Việt Trì;

Trong đó, tại mỗi đơn vị chọn điều tra khảo sát thêm 3 cán bộ là lãnh đạo cơ quan: gồm Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Trưởng phòng đã có thời gian công tác lâu năm, có bề dày kinh nghiệm trong công tác thanh tra; các cán bộ cấp tỉnh và thành phố cũng là các cán bộ có nghiệp vụ tốt, có trách nhiệm và từng có kinh nghiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho các cán bộ cấp huyện, phường, xã.

Ngoài ra tiến hành điều tra khảo sát tại 05 đơn vị đã được thanh tra lấy nhận xét đánh giá về chất lượng công tác thanh tra, năng lực và thái độ của cán bộ tham gia thanh tra, mỗi đơn vị tiến hành điều tra khảo sát 10 người đã tiến hành làm việc với đoàn thanh tra. Bao gồm các đơn vị:

- Cán bộ, nhân viên Công ty cổ phần Chè Phú Thọ;

- Cán bộ, nhân viên Công ty Cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú; - Cán bộ, nhân viên Công ty Cổ phần LICOGI 14;

- Cán bộ, nhân viên Ban quản lý dự án các công trình Nông nghiệp - Sở Nông nghiệp tỉnh Phú Thọ;

- Cán bộ, nhân viên Ban Quản lý dự án xây dựng thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ.

Tổng số đối tượng được thanh tra tiến hành khảo sát: 50 người.

Bảng 3.2. Số lượng và cơ cấu các mẫu điều tra

Đối tượng điều tra Số lượng

Cán bộ

Cán bộ Thanh tra tỉnh Phú Thọ 33

Cán bộ Trung tâm Thông tin tư liệu Thanh tra 13

Cán bộ Thanh tra Thành phố Việt trì 13

Đối tượng đã được thanh tra

Cán bộ, nhân viên Công ty CP Chè Phú Thọ 10

Cán bộ, nhân viên Công ty Cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú

10

Cán bộ, nhân viên Công ty Cổ phần LICOGI 14 10

Cán bộ, nhân viên BQL dự án các công trình Nông nghiệp

10 Cán bộ, nhân viên BQL dự án xây dựng thị xã

Phú Thọ

10

Tổng mẫu điều tra 109

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)