Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 45 - 47)

2.2.1. Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm của Thanh tra chính phủ về công tác thanh tra

Trong quá trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo theo Đề cương; yêu cầu đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phải lập thành biên bản. Khi thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra thực hiện nhiệm vụ quyền hạn đảm bảo

đầy đủ thủ tục, đúng thẩm quyền theo quy định pháp luật, nhất là đối với việc niêm phong tài liệu, kiểm kê tài sản; trưng cầu giám định; quyết định tạm đình chỉ hành vi vi phạm, tạm giữ tiền, đồ vật, gấy phép được cấp phép hoặc bị thất thoát do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức cố ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị.

Báo cáo kết luận thanh tra phải phản ánh đúng sự thật khách quan, thể hiện đầy đủ các nội dung đã thanh tra và kết quả thu thập được. Nội dung phải cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời, bám sát tinh thần quyết định và kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra; cần có sự chủ động cập nhật dần số liệu, tình hình để dự thảo báo cáo, không chờ đến khi kết thúc thanh tra. Kết luận thanh tra phải rõ từng nội dung một cách khách quan, chính xác, đúng pháp luật. Kết luận phải nêu bật được những ưu điểm, khuyết điểm, các nội dung còn tồn tại, hạn chế, nguyên nhân. Kiến nghị phải cụ thể, rõ từng nội dung, vấn đề sai phạm và trách nhiệm thực hiện của từng cơ quan, đơn vị có liên quan.

Ông Lê Quang Hà - Phó Vụ trưởng Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra cho biết, để việc xử lý sau thanh tra được tốt cần tăng cường sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo công tác đôn đốc, xử lý sau thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cần nhận thức rõ trách nhiệm phải thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, cần áp dụng các quy định pháp luật liên quan đến công tác thực hiện kết luận thanh tra một cách sáng tạo và phù hợp với tình hình thực tế. Nâng cao vai trò của cơ quan thanh tra trong việc tham mưu và kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra; Nâng cao công tác tuyên truyền pháp luật về đôn đốc, xử lý sau thanh tra; Đề cao trách nhiệm, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra và cán bộ trực tiếp làm công tác đôn đốc, xử lý sau thanh tra; Đề cao công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong công tác đôn đốc, xử lý sau thanh tra (Lê Quang Hà, 2015).

Tuy nhiên, công tác thanh tra vẫn còn một số hạn chế như: một số cuộc thanh tra việc xác định nội dung kế hoạch từng cuộc thanh tra còn dàn trải; một số Trưởng đoàn, thành viên đoàn thanh tra chưa đáp ứng yêu cầu; bố trí Phó đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra còn có bất cập, chưa hợp với nội dung, tính chất các cuộc thanh tra;... Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra ở một số đơn vị chưa được quan tâm đúng mức nên tỷ lệ thu hồi tài sản, đất đai chưa đạt chỉ tiêu phấn đấu. Việc xử lý

trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật qua thanh tra còn chậm và lúng túng, kết quả chưa cao (Lê Hồng Lĩnh, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)