Chất lượng cán bộ thực hiện công tác thanhtra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 101 - 111)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp nâng cao chất

4.3.2. Chất lượng cán bộ thực hiện công tác thanhtra

● Về lực lượng cán bộ thực hiện công tác thanh tra

Từ năm 2015, đội ngũ công chức, viên chức ngành Thanh tra bổ sung, tăng về số lượng, chủ yếu là lực lượng làm công tác thanh tra chuyên ngành. Về chất lượng từng bước được nâng cao, phần lớn được đào tạo cơ bản ở bậc đại học, đã qua đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, có trình độ lý luận chính trị trung cấp,

cao cấp. Năng lực, trình độ lãnh đạo, quản lý, trình độ chuyên môn có sự thay đổi theo hướng tích cực, kinh nghiêm thực tiễn được nâng lên, đáp ứng cơ bản yêu cầu công tác của các cơ quan thanh tra trong tỉnh.

Tổng số cán bộ làm công tác thanh tra tỉnh Phú Thọ năm 2015 là 200 cán bộ, đến năm 2016 tăng lên 253 cán bộ (tăng 26,5%) và năm 2017 tăng lên đến 856 cán bộ (tăng 238,34%) so với năm 2016. Như vậy trong 3 năm, lực lượng cán bộ thanh tra tỉnh Phú Thọ tăng bình quân 132,42% / năm. Ở đây, tăng phần lớn vào lượng cán bộ thanh tra thuế, vốn rất thiếu thốn về lực lượng thanh tra, kiểm tra.

Trong 3 năm qua không có đồng chí nào vi phạm kỷ luật theo quy định của Thanh tra Chính phủ và các quy định tại đơn vị, địa phương, chấp hành tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực hiện tốt, đầy đủ Quyết định số 1860/2007/QĐ-TTCP-TCCB ngày 06/9/2007 của Tổng Thanh tra Chính phủ về Quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra.

Bảng 4.13. Chất lượng lực lượng cán bộ thanh tra tỉnh Phú Thọ

Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh

Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) 2016 /2015 2017 /2016 1/Trình độ chuyên môn 200 100 253 100 856 100 126,5 338,34 Trên đại học 15 7,5 20 7,9 32 3,74 133,33 160 Đại học 178 89 226 89,33 819 95,68 126,97 362,39 Dưới đại học 7 3,5 7 2,77 5 0,58 100 -71,42 2/Trình độ lý luận chính trị 200 100 253 100 856 100 126,5 338,34 Cao cấp 32 16 35 13,9 35 4,09 109,38 100 Trung cấp 130 65 152 60,08 480 56,07 116,92 315,79 Sơ cấp 38 19 66 26,09 341 39,84 173,68 516,67 3/Ngạch thanh tra 200 100 253 100 856 100 126,5 338,34

Thanh tra viên cao cấp 0 0 1 0,39 2 0,23 200

Thanh tra viên chính 19 9,5 24 9,49 19 2,22 126,32 -79,17

Thanh tra viên 126 63 210 83 251 29,32 166,67 119,52

Chưa được bổ nhiệm hoặc chưa được đào tạo nghiệp vụ thanh tra

55 27,5 18 7,11 584 68,22 -32,73 3244,4

Bảng 4.13. Chất lượng lực lượng cán bộ thanh tra tỉnh Phú Thọ thể hiện trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, ngạch thanh tra của cán bộ thanh tra tỉnh Phú Thọ. Cụ thể:

● Về trình độ chuyên môn:

+ Trình độ trên đại học: năm 2015 có 15 cán bộ làm công tác thanh tra, có trình độ trên đại học, chiếm tỷ lệ 7,5% trong tổng số cán bộ làm công tác thanh tra. Đến năm 2016, số lượng này tăng lên là 20 cán bộ, đạt 7,9% trong tổng số cán bộ thanh tra. Năm 2017, có 32 cán bộ có trình độ trên đại học làm công tác thanh tra, chiếm tỷ lệ 3,74% trên tổng số cán bộ thanh tra. Như vậy, trong 3 năm, số cán bộ làm công tác thanh tra có trình độ trên đại học đã liên tục tăng với tốc độ tăng bình quân là 46,67%/năm;

+ Trình độ đại học: năm 2015 có 178 cán bộ, chiếm tỷ lệ 89% trong tổng số cán bộ làm công tác thanh tra. Đến năm 2016 số lượng này tăng lên là 226 cán bộ, chiếm tỷ lệ là 89,33% trong tổng số cán bộ làm công tác thanh tra. Năm 2017, có 819 cán bộ có trình độ đại học làm công tác thanh tra, chiếm tỷ lệ 95,68% trên tổng số cán bộ thanh tra. Như vậy, trong 3 năm, số cán bộ làm công tác thanh tra có trình độ đại học đã tăng với tỷ lệ tăng bình quân là 144,68%/năm;

Biểu đồ 4.2. Trình độ chuyên môn của cán bộ thanh tra

Nguồn: Thanh tra tỉnh Phú Thọ (2015-2017)

0 20 40 60 80 100 120

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Trên đại học Đại học

+Trình độ dưới đại học: năm 2015 có 7 cán bộ, chiếm tỷ lệ 3,5% trong tổng số cán bộ làm công tác thanh tra. Đến năm 2016 số lượng này vẫn là 7 cán bộ, chiếm tỷ lệ là 2,77% trong tổng số cán bộ làm công tác thanh tra. Năm 2017, có 5 cán bộ có trình độ dưới đại học làm công tác thanh tra, chiếm tỷ lệ 0,58% trên tổng số cán bộ thanh tra. Như vậy, trong 3 năm, số cán bộ làm công tác thanh tra có trình độ dưới đại học đã giảm đi từ 7 xuống còn 5 đồng chí.

● Về trình độ lý luận chính trị

Biểu đồ 4.3. Trình độ lý luận chính trị của cán bộ thanh tra

Nguồn: Thanh tra tỉnh Phú Thọ (2015-2017)

+ Trình độ cao cấp lý luận chính trị: năm 2015 có 32 cán bộ làm công tác thanh tra có trình độ cao cấp lý luận chính trị, chiếm tỷ lệ 16% trong tổng số cán bộ làm công tác thanh tra. Đến năm 2017, số lượng này tăng lên 35 nhưng tỷ lệ có giảm xuống còn là 4,09% (lý do: tổng số cán bộ thanh tra tăng lên). Trong 3 năm, số lượng cán bộ làm công tác thanh tra có trình độ cao cấp lý luận chính trị tăng thêm 3 đồng chí.

+ Trình độ trung cấp lý luận chính trị: năm 2015 có 130 cán bộ làm công tác thanh tra có trình độ trung cấp lý luận chính trị, chiếm tỷ lệ 65% tổng số cán

0 10 20 30 40 50 60 70

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Cao cấp lý luận chính trị Trung cấp lý luận chính trị

bộ làm công tác thanh tra. Năm 2016, có 152 cán bộ làm công tác thanh tra có trình độ trung cấp lý luận chính trị, chiếm 60,08% tổng số cán bộ. Đến năm 2017, số lượng này tăng lên là 480 cán bộ, chiếm tỷ lệ 56,07% trong tổng số cán bộ làm công tác thanh tra.

+ Đến năm 2017, vẫn còn 341 cán bộ ở trình độ sơ cấp, chưa được đào tạo trung cấp lý luận chính trị, chiếm tỷ lệ 39,84% trong tổng số cán bộ làm công tác thanh tra.

● Về ngạch thanh tra

+ Thanh tra viên cao cấp: năm 2015 tỉnh Phú Thọ chưa có cán bộ nào ngạch thanh tra viên cao cấp. Năm 2016 có 1 đồng chí được bổ nhiệm ngạch thanh tra viên cao cấp (đồng chí Phó Chánh Thanh tra tỉnh). Đến năm 2017 đã có 2 đồng chí được bổ nhiệm ngạch thanh tra viên cao cấp (đồng chí Chánh Thanh tra tỉnh và Phó Chánh Thanh tra tỉnh), chiếm tỷ lệ 0,23% trong tổng số cán bộ thanh tra.

+ Thanh tra viên chính: năm 2015 có 19 cán bộ làm công tác thanh tra ở ngạch thanh tra viên chính, chiếm tỷ lệ 9,5% trong tổng số cán bộ thanh tra. Năm 2016, có 24 cán bộ ở ngạch thanh tra viên chính, chiếm tỷ lệ 9,49% trong tổng số cán bộ thanh tra. Đến năm 2017, số cán bộ ở ngạch thanh tra viên chính giảm còn 19 cán bộ, chiếm tỷ lệ 2,22% trong tổng số cán bộ thanh tra.

+ Ngạch thanh tra viên: trong năm 2015 có 126 cán bộ làm công tác thanh tra ở ngạch thanhtra chuyên viên, chiếm tỷ lệ 63% trong tổng số cán bộ làm công tác thanh tra. Đến năm 2016, số lượng này tăng lên là 210 cán bộ, chiếm tỷ lệ 83%. Đến năm 2017, số lượng này tăng lên là 251 cán bộ, chiếm tỷ lệ 29,32% trong tổng số cán bộ thanh tra. Trong 3 năm, số lượng cán bộ làm công tác thanh tra ở ngạch thanh tra viên đã tăng 125 đồng chí.

+ Số cán bộ chưa được bổ nhiệm thanh tra viên, hoặc chưa được đào tạo nghiệp vụ thanh tra viên: trong năm 2015 có 55 cán bộ làm công tác thanh tra chưa được bổ nhiệm hoặc chưa qua đào tạo thanh tra viên, chiếm tỷ lệ 27,5% trong tổng số cán bộ làm công tác thanh tra. Đến năm 2017, có 584 cán bộ chưa được bổ nhiệm thanh tra viên, hoặc chưa được đào tạo nghiệp vụ thanh tra viên, chiếm tỷ lệ 68,22% trong tổng số cán bộ làm công tác thanh tra.

Biểu đồ 4.4. Ngạch thanh tra của cán bộ thanh tra tỉnh Phú Thọ

Nguồn: Thanh tra tỉnh Phú Thọ (2015-2017)

Qua số liệu từ Bảng 4.13, ta có thể thấy, đội ngũ cán bộ thanh tra tỉnh Phú Thọ còn thể hiện nhiều hạn chế:

Hạn chế về trình độ lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ thanh tra; đến năm 2017, số cán bộ ở trình độ sơ cấp chính trị vẫn là 341 người, chiếm tỷ lệ 39,84%; số cán bộ chưa được bổ nhiệm thanh tra viên, hoặc chưa được đào tạo nghiệp vụ thanh tra viên vẫn rất lớn, 584 cán bộ, chiếm tỷ lệ 68,22% trong tổng số cán bộ làm công tác thanh tra. Cho thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức còn chậm được đổi mới, chưa gắn với yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn gặp khó khăn về thủ tục, yêu cầu; nội dung đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn nặng về lý luận, trùng lặp, chưa chú trọng nâng cao bồi dưỡng năng lực thực hành, kỹ năng tác nghiệp, kỹ năng xử lý tình huống; phương thức đào tạo, bồi dưỡng chưa chú trọng khuyến khích tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, nặng về phần bằng cấp.

Theo Điểm 4, Điều 6, Nghị định 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 của Chính phủ quy định về tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên như sau:

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực đang công tác;

- Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch thanh tra viên; - Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên; 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Thanh tra viên cao cấp

Thanh tra viên chính

Thanh tra viên

Chưa được bổ nhiệm hoặc chưa được đào tạo nghiệp vụ thanh tra

- Có văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên thuộc 01 trong 05 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức. Đối với công chức công tác tại các địa phương ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo có sử dụng tiếng dân tộc thiểu số phục vụ trực tiếp cho công tác thì được thay thế chứng chỉ ngoại ngữ bằng chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc Thủ trưởng cơ quan thanh tra nơi công chức đó công tác xác nhận;

- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng hoặc có chứng chỉ tin học văn phòng; - Có thời gian ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự, thử việc).

Trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước thì phải có thời gian ít nhất 05 năm giữ ngạch công chức, viên chức, cấp hàm tương đương ngạch thanh tra viên.

Để bổ nhiệm thanh tra viên, cần đáp ứng các yêu cầu theo Điều 32, Luật Thanh tra 2010 và Nghị định 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 của Chính phủ, với ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự, thử việc). Và nếu là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước thì phải có thời gian ít nhất 05 năm giữ ngạch công chức, viên chức, cấp hàm tương đương ngạch thanh tra viên.

Do vậy, lực lượng cán bộ trẻ mới vào ngành thanh tra, cần rất nhiều thời gian để được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên. Hơn nữa, với hạn chế về kinh nghiệm công tác dẫn đến nhận định đánh giá để dự báo chính xác tình hình; kiến nghị đề ra các phương án phục vụ cho công tác quản lý còn hạn chế. Năng lực phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật chưa cao, những vụ việc mà thanh tra phát hiện ra ít; xử lý vi phạm chưa triệt để.

Nguồn cán bộ phục vụ công tác thanh tra có tăng về số lượng song chưa đáp ứng được về chất lượng đối với yêu cần đề ra và của cập với trình độ đối tượng được thanh tra làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh tra.

● Về năng lực, phẩm chất cán bộ thanh tra

Tiến hành nghiên cứu, khảo sát việc tự đánh giá của cán bộ thanh tra và đánh giá của đối tượng được thanh tra về năng lực, phẩm chất của cán bộ thanh tra. Với tổng số mẫu phiếu khảo sát là 109 mẫu, trong đó có 59 mẫu dành cho cán bộ làm công tác thanh tra, 50 mẫu dành cho các đối tượng là đơn vị đã được thanh tra.

Đánh giá trên các mặt: kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra, kỹ năng tổng hợp, bao quát và phân tích vấn đề, tinh thần trách nhiệm, tác phong làm việc, đạo đức nghề nghiệp, giao tiếp ứng xử với đối tượng thanh tra. Cán bộ và đối tượng được thanh tra đánh giá bằng cách cho điểm các chỉ tiêu, trong đó, 1 là mức đểm thấp nhất tương ứng với kết quả đánh giá là không tốt; điểm 5 là mức điểm cao nhất ứng với kết quả đánh giá là rất tốt về năng lực, phẩm chất của cán bộ thanh tra.

Bảng 4.14. Đánh giá về năng lực, phẩm chất cán bộ thanh tra

Chỉ tiêu đánh giá

Mức điểm trung bình Đánh giá

của cán bộ (59 mẫu)

Đánh giá của đối tượng thanh tra

(50 mẫu)

1. Kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra 3,57 3,64

2. Kỹ năng tổng hợp, bao quát và phân tích vấn đề 3,1 3,68

3. Tinh thần trách nhiệm, tác phong làm việc, đạo

đức nghề nghiệp 4,01 3,82

4. Giao tiếp ứng xử với đối tượng thanh tra 3,15 4,04

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Tổng hợp kết quả đánh giá tại bảng 4.14, cho thấy:

+ Kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra: cán bộ thanh tra tự đánh giá mức điểm trung bình là 3,57 điểm; đối tượng thanh tra được khảo sát đánh giá mức điểm trung bình là 3,64 điểm.

+ Kỹ năng tổng hợp, bao quát và phân tích vấn đề: cán bộ thanh tra tự đánh giá mức điểm trung bình là 3,1 điểm; đối tượng thanh tra được khảo sát đánh giá mức điểm trung bình là 3,68 điểm.

+ Tinh thần trách nhiệm, tác phong làm việc, đạo đức nghề nghiệp: cán bộ thanh tra tự đánh giá mức điểm trung bình là 4,01 điểm; đối tượng thanh tra được khảo sát đánh giá mức điểm trung bình là 3,82 điểm.

+ Giao tiếp ứng xử với đối tượng thanh tra: cán bộ thanh tra tự đánh giá mức điểm trung bình là 3,15 điểm; đối tượng thanh tra được khảo sát đánh giá mức điểm trung bình là 4,04 điểm.

Về đánh giá của cán bộ thanh tra, cho điểm thấp nhất là về kỹ năng tổng hợp, bao quát và phân tích vấn đề; cho điểm cao nhất ở tinh thần trách nhiệm, tác phong làm việc, đạo đức nghề nghiệp.

Về đánh giá của đối tượng được thanh tra, cho điểm thấp nhất kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra; cho điểm cao nhất ở giao tiếp ứng xử với đối tượng thanh tra.

Bảng 4.15. Đánh giá của cán bộ, công chức ngành thanh tra trên các chỉ tiêu về tổ chức, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ngành thanh tra

Chỉ tiêu Hài lòng Chưa hài lòng

Đầy đủ lực lượng, đủ biên chế tối thiểu tiến hành

thanh tra 55,9 44,1

Chính sách đãi ngộ, khuyến khích đối với lực lượng

thanh tra 76,27 23,73

Ổn định về lực lượng, tổ chức, hạn chế xáo trộn, luân

chuyển cán bộ 32,2 67,8

Tạo điều kiện bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp khi đủ các điều kiện yêu cầu

62,7 37,3

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Tiến hành khảo sát, đánh giá đối với 59 cán bộ, công chức ngành thanh tra về lực lượng, đủ biên chế tối thiểu tiến hành thanh tra; chính sách đãi ngộ, khuyến khích đối với lực lượng thanh tra; ổn định về lực lượng, tổ chức, hạn chế xáo trộn, luân chuyển cán bộ; việc tạo điều kiện tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị; về việc thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thi giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm về công tác thanh tra giữa các tỉnh, thành phố với các mức đánh giá là hài lòng và chưa hài lòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 101 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)