Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanhtra trên Địa bàn tỉnh Phú
4.4.1. Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thanhtra
nhân dân các huyện, thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ; phòng tổ chức - hành chính của các cơ quan khối sở, ban, ngành; phòng nội vụ của Ủy ban nhân dân huyện, thành, thị) tăng cường đề xuất bổ sung đủ biên chế tối thiểu lực lượng cán bộ thanh tra theo chỉ tiêu biên chế, đồng thời giữ ổn định số cán bộ thanh tra hiện có và có chính sách đãi ngộ, khuyến khích để họ yên tâm công tác lâu dài. Hạn chế xáo trộn, luân chuyển liên tục đội ngũ cán bộ thanh tra, vốn rất cần kinh nghiệm theo dõi địa phương, đơn vị.
Thứ hai, lãnh đạo đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ thanh tra hiện có và cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thanh tra kế cận để phát triển lâu dài. Cần đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng theo phương châm bám sát yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ tuyển dụng mới áp đúng trình độ chuyên môn cần thiết với nhu cầu của đơn vị. Rèn luyện thử thách qua hoạt động thực tiễn, nâng cao trình độ lý luận chính trị, giác ngộ đạo đức cách mạng, hiểu biết pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, gắn lý thuyết với thực tiễn công tác thanh tra trên địa bàn, qua đó góp phần nâng cao năng lực công tác chuyên môn của đội ngũ cán bộ thanh tra. Gắn kết hoạt động thanh tra với công tác đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, làm trong sạch đội ngũ cán bộ thanh tra; lựa chọn người có đủ đức, đủ tài vào phụ trách công việc chủ chốt, mũi nhọn để phát huy ảnh hưởng tích cực trong cơ quan thanh tra.
Thủ trưởng các cơ quan, ở đây là Chánh Thanh tra tỉnh, các Giám đốc sở, Chủ tịch UBND huyện,... tạo điều kiện thuận lợi, cử các cán bộ thanh tra mới được bổ sung, đủ điều kiện đi học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị, nghệ thuật ứng xử, giao tiếp với công dân, trình độ hiểu biết xã hội, nhận thức pháp luật nói chung và các văn bản quy định của ngành thanh tra. Tạo điều kiện bổ nhiệm các cán bộ vào các ngạch thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp khi có đủ điều kiện quy định theo Luật Thanh tra 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thứ ba, Thanh tra tỉnh tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh tổ chức các hội nghị, hội thi giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm về công tác thanh tra giữa các tỉnh, thành phố. Đây là một hình thức giúp cho từng cán bộ thanh tra học tập kinh nghiệm, cách làm hay của thanh tra các tỉnh, thành khác trong cả nước, cũng như ở nước ngoài, qua đó nâng cao năng lực, phương pháp công tác thanh tra của mỗi người để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
Thứ tư, Thanh tra tỉnh tiếp tục chủ động xây dựng kế hoạch, mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng đến địa bàn là các huyện, thành, thị lựa chọn đội ngũ giáo viên, báo cáo viên và triển khai, tổ chức thực hiện các nội dung, chương trình, kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng, năng lực công tác chuyên môn, có chương trình đào tạo, bôi dưỡng kiến thức chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; các kiến thức bổ trợ như tin học và ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) cho đội ngũ cán bộ thanh tra ở các huyện, sở, ban, ngành. Có tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá đúng ưu, khuyết điểm, chỉ rõ nguyên nhân, xác định rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân, rút ra những kinh nghiệm thiết thực để nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả thiết thực của công tác thanh tra.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng cán bộ thanh tra, các cơ quan thanh tra còn cần các giải pháp khác như: áp dụng các hình thức khen thưởng, kỷ luật phù hợp nhằm tạo động lực để cán bộ thanh tra phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ; kiểm tra thường xuyên trình độ, kỹ năng của cán bộ; xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm (nếu có) của cán bộ thanh tra; tránh tình trạng gửi gắm vào làm việc dù không có trình độ.