Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.2. Cơ sở thực tiễn trong quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
2.2.1. Kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về trật tự xây dựng một số quốc gia
gia trên thế giới
2.2.1.1. Kinh nghiệm của Singapore
Singapore được đánh giá là quốc gia có trình độ quản lý đơ thị hàng đầu thế giới hiện nay. Đó chính là kết quả của cả một q trình hoạch định, thực thi chính sách phát triển, xây dựng và triển khai quy hoạch đô thị với mục tiêu đưa Singapore trở thành đô thị hàng đầu thế giới.
Singapore là một quốc đảo bao gồm một đảo chính với 63 đảo nhỏ xung quanh, là một quốc gia diện tích nhỏ, dân số ít ở khu vực Đơng Nam châu Á, diện tích cả nước khoảng hơn 700 km2 và dân số khoảng 4,8 triệu người.
Khi nhắc đến quốc gia nổi tiếng về môi trường xanh, sạch, hiện đại, người ta thường nghĩ ngay đến Singapore, đặc biệt trong đó nhấn mạnh kế hoạch xanh: “Xanh lá cây và xanh da trời”. Từng mét vuông đất tại Singapore được nâng niu và sử dụng hiệu quả, đặc biệt là việc phủ xanh đường phố. Singapore đã áp dụng các chiến lược vườn tường, vườn mái, vườn ở bất cứ đâu để đi tới đâu cũng là màu xanh của thiên nhiên. Từ bài học về việc đưa thiên nhiên gần gũi với con người, tôn trọng thiên nhiên, hịa quyện thiên nhiên vào đơ thị, “mềm hóa” sự thơ cứng của các đô thị bằng cây xanh của nước bạn, Việt Nam, nếu muốn đưa được thiên nhiên vào đơ thị, cần có một chiến lược về cây xanh khi hoạch định quy hoạch đô thị.
Với kế hoạch trên, Singapore đã gặt hái được nhiều thành cơng, diện tích cây xanh đã chiếm xấp xỉ 50% diện tích lãnh thổ, một tỉ lệ đáng mơ ước của nhiều thành phố trên thế giới.
Theo các nhà chuyên môn, khi phủ đầy được khoảng 20-50% mật độ cây xanh, mặt nước tại dự án thì có thể giảm được 3,3 độ C đến 4,9 độ C tại khu vực dự án. Ngồi ra đơ thị xanh, cơng trình xanh cịn có ý nghĩa về bản sắc đô thị riêng, nhờ đặc thù của các loại cây, loài hoa.
Mỗi đường phố của đảo quốc này trồng một loại cây với chiều cao được khống chế và cắt tỉa tạo dáng phù hợp. Singapore hiện có 300 cơng viên với 9.000 ha với kinh phí bảo dưỡng cây xanh hàng năm vào khoảng 100 triệu SGD. Từ những năm 1980 trở lại đây, Singapore trồng cây ăn trái và các loại cây quý hiếm; tạo những hầm cây; tiến hành quy hoạch thay thế cây tạp; xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm sốt cây xanh bằng cơng nghệ thông tin để phát hiện các cây bệnh và theo dõi tuổi đời của cây...
Singapore chủ trương xây dựng nhà ở với sự đa dạng, cao tầng, thấp tầng ở các khu vực khác nhau; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tốt nhất cho phong cách sống của các cộng đồng dân cư khác nhau và giữ gìn các di sản cho thế hệ sau.
Chính vì vậy, những chiến lược quy hoạch và quản lý đô thị hợp lý, chặt chẽ đã giúp Singapore có được nhiều thành tựu đáng nể phục. Kinh nghiệm xây dựng, quản lý, thực hiện quy hoạch đô thị và hoạch định chính sách phát triển của Singapore thực sự là những bài học kinh nghiệm rất quý giá cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, nhất là trong việc quy hoạch, quản lý đơ thị. Đó là bài học về một quốc gia có tốc độ đơ thị hóa đến “chóng mặt” nhưng lại mang lại cho người dân một cuộc sống chất lượng cao trong khi vẫn bảo toàn việc phát triển bền vững (Hồng Nhung, 2015).
2.2.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Tại Nhật, quy hoạch được xem là một chương trình quảng bá xúc tiến đầu tư nên sau khi được hồn chỉnh, sẽ được cơng bố rộng rãi, đặc biệt về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch hạ tầng cơ sở để các nhà đầu tư và nhân dân tham gia thực hiện. Để bản quy hoạch được thông qua, quy hoạch cần lấy ý kiến cộng đồng rất nhiều lần, đảm bảo 70% tự nguyện chấp thuận. Quy hoạch sau khi nhận được sự đồng thuận sẽ được chuyển tải thành các quy định gọi là chính sách phát triển đơ thị được chính quyền đơ thị phê duyệt, đây là công cụ pháp lý mang tính bắt buộc, có tính pháp lý cao tương đương một văn bản dưới luật.
Quy hoạch đô thị của Nhật bản có 3 sản phẩm chính: một là quy hoạch sử dụng đất, hai là quy hoạch hạ tầng và ba là danh mục các dự án phát triển. Quy hoạch sử dụng đất là nội dung chủ yếu trong các đồ án quy hoạch đô thị, chủ yếu xác định đề xuất hai khu vực cơ bản: khu khuyến khích phát triển đơ thị và hạn chế phát triển. Khu vực hạn chế phát triển hay khu vực khuyến khích phát triển lại được chia nhỏ theo từng lô với các quy định chặt chẽ về thiết kế kỹ thuật cơng trình đơ thị.
Trong đó, quy hoạch các quận, huyện là tối quan trọng trong quản lý phát triển đô thị. Tại đây, quy hoạch được lập có nội dung chủ yếu liên quan đến thiết kế kỹ thuật đô thị, hướng tới việc đưa ra những nguyên tắc và hướng dẫn xây dựng đô thị cũng như giữ gìn đặc trưng cho từng khu vực đô thị. Vì vậy, qui hoạch quận, huyện cũng có thể xem là phần bổ xung chi tiết cho quy hoạch sử dụng đất toàn thành phố. Quy hoạch này đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả đặc biệt với các khu vực chuyển đổi chức năng và các khu vực đất trống trong đô thị.
Dự án góp phần chính xác hố các bản quy hoạch chung đô thị, trên nên tảng các dự án được xác định theo thứ tự ưu tiên, việc lập dự án khả thi được tiến hành. Các dự án phát triển đô thị gồm: dự án phát triển các khu vực dân cư đô thị và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, các cơng trình hạ tầng kỹ thuật… tuỳ theo từng trường hợp cụ thể có thể giao cho các đối tác có đủ tiềm lực về tài chính và chun mơn khác nhau thực hiện. Các dự án đều đòi hỏi phải nâng cấp được chất lượng môi trường đô thị và thoả mãn các nhóm lợi ích tham gia phát triển. Dự án phát triển khu dân cư đô thị được phân thành 2 loại: dự án phát triển đô thị mới gắn với các khu công nghiệp, khu kinh tế và dự án tái phát triển các khu dân cư đơ thị hiện có.
Trong các khu vực lập dự án, việc cấp giấy phép chuyển đổi chức năng sử dụng đất, đền bù giải phóng mặt bằng tới việc xây dựng cơng trình kiến trúc đều được coi trọng. Để hạn chế tình trạng sử dụng đất thiếu kiểm soát, việc cấp phép đầu tư cho tư nhân được khống chế rất nghiêm ngặt thông qua việc đánh thuế chuyển nhượng, thừa kế,... rất cao. Bên cạnh đó, các khu vực đã lập dự án khả thi (quy hoạch 1/500) thì ngay lập tức được chuyển tải thành quy chế với các quy định về sử dụng đất mang tính bắt buộc (quy định cứng). Các quy định về thiết kế kỹ thuật đơ thị thì cho phép mềm dẻo hơn trên cơ sở tuân thủ luật tiêu chuẩn quy chuẩn và các quy định của quy hoạch chung đô thị (Tâm An, 2014).
2.2.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Sau gần 40 năm Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa kiểu Trung Quốc từ năm 1978, nền kinh tế Trung Quốc liên tục tăng trưởng cao trong thời gian dài. Q trình đơ thị hóa ở Trung Quốc cũng diễn ra nhanh chóng, nhất là ở các thành phố lớn, đô thị ven biển,… Đến cuối năm 2013, tỷ lệ đơ thị hóa ở Trung Quốc đạt 53,75%; trung bình, tốc độ đơ thị hóa của quốc gia này là 1%/năm. Để đạt được những thành tựu như vậy,
Trung Quốc có một hệ thống những quy định, cơ chế và luật pháp rõ ràng trong việc lập quy hoạch và phát triển đô thị.
Trước hết, Trung Quốc thiết lập cơ chế tổ chức và biện pháp quản lý phù hợp cho việc lập và thực hiện quy hoạch. Theo đó quy định trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của cơ quan quản lý quy hoạch đô thị ở cấp trung ương và địa phương. Quy định rõ mối quan hệ, sự phân loại chức năng và liên kết giữa cấp quản lý trung ương và địa phương trong việc thực hiện lập quy hoạch đơ thị.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đã thành lập các cơ quan lập pháp cấp địa phương nhằm i) thiết lập khung chương trình chi tiết cho hệ thống lập quy hoạch của địa phương; ii) phân chia chức năng và phối hợp giữa các cơ quan tư pháp, hành chính và lập pháp ở địa phương; iii) xác định tổ chức cơ bản của cơ quan quản lý lập quy hoạch đô thị của thành phố địa phương và những nhiệm vụ tương ứng và iv) phân công người theo dõi phụ trách những trường hợp vi phạm quy hoạch và các nguyên tắc đo lường.
Để được cấp phép xây dựng, các doanh nghiệp và người dân phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các hồ sơ theo quy định bao gồm: Thông tin cơ bản về dự án xây dựng; Căn cứ lựa chọn địa điểm xây dựng dự án; Yêu cầu quy hoạch chi tiết và những điều chỉnh cần thiết (do cơ quan quản lý lập quy hoạch đề xuất); Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án xây dựng (là tài liệu bắt buộc, nếu khơng có, dự án được coi là khơng hợp lệ).
Theo quy định ở Trung Quốc, một số cơng trình được coi là xây dựng trái phép nếu vi phạm các điều dưới đây: Lấn chiếm đất tập thể, giao dịch đất bất hợp pháp; Lấn chiếm đường ranh giới đất sử dụng, hành lang bảo vệ hỏa hoạn, kiểm soát lũ lụt, đường dây điện cao áp, vị trí đường ống ngầm dẫn nước, nước thải, khí gas, thiết bị viễn thơng (cáp truyền hình). Lấn chiếm đường, khơng gian xanh công cộng, quảng trường, bãi đỗ xe, sông và các cơ sở hạ tầng. Mở rộng, cơi nới các tòa nhà (nhà phụ). Lấn chiếm khu vực bảo vệ nguồn nước, khu vực danh lam thắng cảnh, các khu vực bảo tồn thiên nhiên và lịch sử. Không phù hợp với các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường cũng như cảnh quan diện mạo của thành phố. Đã có yêu cầu dừng xây dựng, nhưng vẫn cố tình tiếp tục xây dựng.
Luật Quy hoạch Đô thị và Nông thôn của Trung Quốc quy định một số biện pháp xử phạt hành chính liên quan đến việc lập quy hoạch các dự án xây dựng, bao gồm: Với những dự án không được cấp phép xây dựng, hoặc vi phạm
giấy phép xây dựng sẽ bị cơ quan quản lý quy hoạch yêu cầu dừng xây dựng. Những dự án này có thể được yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc phục để hạn chế tác động tiêu cực trong thời gian quy định, và bị phạt từ 5% đến 50% kinh phí của dự án. Với những dự án khơng thể khắc phục được, sẽ cho phá dỡ hoặc tịch thu và bị phạt khoảng dưới 10% kinh phí dự án. Những dự án xây dựng khơng có giấy phép xây dựng hoặc vi phạm giấy phép xây dựng ở khu vực nơng thơn, chính quyền địa phương sẽ lệnh yêu cầu dừng xây dựng và khắc phục trong thời gian quy định, có thể bị phá dỡ khi quá thời hạn trên. Những dự án xây dựng tạm thời có thể bị phá hủy trong thời gian quy định và cơ quan quản lý quy hoạch phạt dưới 100% kinh phí dự án nếu: Xây dựng khơng có giấy phép; Vi phạm giấy phép xây dựng; Không bị phá dỡ sau thời gian quy định (Hà Linh, 2015).
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại một số địa phương trong nước
2.2.2.1. Kinh nghiệm thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND thành phố Thái Nguyên, cùng với sự vào cuộc đồng bộ và có trách nhiệm của các phịng, ban chun mơn và UBND các phường, xã, công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những chuyển biến tích cực, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân.
Phan Đình Phùng là một trong những phường trung tâm của thành phố Thái Nguyên, mật độ dân số đơng, có nhiều doanh nghiệp, cơng ty đóng chân trên địa bàn nên công tác quản lý trật tự xây dựng ở đây ln gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, để làm tốt công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, trong các cuộc họp giao ban hằng tháng, hằng quý, chính quyền phường đã tuyên truyền lồng ghép các quy định mới liên quan đến lĩnh vực xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đến tổ trưởng tổ dân dân phố. Đồng thời, giao nhiệm vụ cho các tổ trưởng thông tin phản hồi về các trường hợp xây dựng, sửa chữa các cơng trình xây dựng tại khu dân cư; phối hợp với cơ quan thẩm quyền kiểm tra nhằm tạo sự đồng thuận, tạo sức mạnh tổng hợp của nhân dân để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự xây dựng trong cộng đồng dân cư. Ngoài ra, phường cũng phân công cán bộ của Tổ Quản lý trật tự, mỹ quan đô thị - vệ sinh môi trường phụ trách các tổ dân phố và trực cả ngày thứ 7, Chủ nhật để kịp thời báo cáo, xử lý các vụ việc vi phạm. Đối với các trường hợp vi phạm, phường kiên quyết xử lý
nghiêm. Vì vậy, hiện nay, cơ bản các hộ dân trên địa bàn phường đều có ý thức hơn trong việc chấp hành các quy định về xây dựng, các cơng trình xây dựng đều được cấp phép.
Khơng chỉ riêng ở phường Phan Đình Phùng, từ đầu năm 2014 đến nay, lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng ở các phường, xã trên địa bàn thành phố Thái Ngun đã có những chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.
Để làm tốt công tác này, thành phố Thái Nguyên đã tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến hướng dẫn pháp luật, các văn bản về công tác quản lý trật tự xây dựng, cấp giấy phép xây dựng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các phịng chun mơn; đồng thời tổ chức tuyên truyền cho trên 9.700 trường hợp ký cam kết khơng sử dụng lịng đường, hành lang an tồn giao thơng, vỉa hè để kinh doanh, tập kết vật liệu xây dựng; nhắc nhở hơn 1.800 trường hợp tập kết vật liệu, bày bán hàng làm mất mỹ quan đơ thị.
Ngồi ra, việc kiểm tra các vi phạm trật tự xây dựng cũng được ngành chức năng và UBND các xã, phường thực hiện quyết liệt và hiệu quả. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2014, Đội Quản lý Trật tự xây dựng và Giao thông thành phố đã phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra 1.112 trường hợp; trong đó, có 189 trường hợp xây dựng không phép, 95 trường hợp xây dựng trái phép và xây dựng trên đất không được phép xây dựng, xử phạt trên 100 triệu đồng; cưỡng chế tháo dỡ 9 cơng trình vi phạm.
Cùng với đó, UBND các phường, xã cũng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khi làm các thủ tục xin cấp phép xây dựng tại bộ phận một cửa; kiện toàn Tổ Quản lý trật tự mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường, tham mưu cho UBND Thành phố ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng và phối hợp cưỡng chế phá dỡ cơng trình vi phạm.
Khơng chỉ riêng phía người dân, các doanh nghiệp khi triển khai xây dựng trên địa bàn cũng đều niêm yết cơng khai tại chân cơng trình với những nội dung như: tên cơng trình, ngày khởi cơng, ngày hoàn thành, chủ đầu tư, đơn vị thi công... để nhân dân giám sát (Lương Hạnh, 2014).
2.2.2.2. Kinh nghiệm thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Thành phố Đông Hà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Quảng Trị. Trong những năm qua, Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp để thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng và trật tự đơ thị, góp phần quan trọng vào việc từng bước xây dựng văn hóa văn minh đơ thị.