Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.1. Cơ sở lý luận trong quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
2.1.4. Nguyên tắc trong quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng
2.1.4.1. Nguyên tắc và thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành kịp thời, cơng minh, triệt để và đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện (đối với dự án đầu tư xây dựng cơng trình, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm kể từ ngày dự án được bàn giao, đưa vào sử dụng); q thời hạn trên thì khơng bị xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Trong thời hiệu quy định tại khoản 2 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính sau 01 năm, kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày quyết định xử phạt hết hiệu lực mà khơng tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính (Chính phủ, 2009).
2.4.1.2. Nguyên tắc phân cấp trong quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng
Việc phân cấp quản lý trật tự xây dựng để xác định phạm vi địa bàn, nội dung phân cơng quản lý, xử lý khi có hành vi vi phạm hành chính về trật tự xây dựng; phân định trách nhiệm giữa các cơ quan, cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng, nhằm mục tiêu quản lý tốt về trật tự xây dựng trên địa bàn.
Cơ quan nào cấp Giấy phép xây dựng thì chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc quản lý trật tự xây dựng cơng trình theo giấy phép đã cấp, đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức việc xử lý hành chính khi có hành vi vi phạm trật tự xây dựng (Chính phủ, 2012).
Khi phát hiện hành vi vi phạm trật tự xây dựng diễn ra trên địa bàn được phân công quản lý, cán bộ, công chức, thanh tra viên được giao nhiệm vụ quản lý
về trật tự xây dựng phải có biện pháp xử lý kịp thời thuộc thẩm quyền. Trường hợp hành vi vi phạm vượt thẩm quyền phải lập biên bản và kịp thời chuyển hồ sơ trình người có thẩm quyền xử lý, đảm bảo thời hạn theo quy định của Nghị định số 180/2007/NĐ-CP và Nghị định số 23/2009/NĐ-CP.
Người có thẩm quyền xử lý cơng trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng phải tổ chức theo dõi việc khắc phục hành vi vi phạm và chịu trách nhiệm khi hành vi vi phạm trật tự xây dựng không được khắc phục kịp thời mà tiếp tục vi phạm ở mức độ nghiêm trọng hơn (Chính phủ, 2007).
2.1.4.3. Nguyên tắc xử lý
Cơng trình xây dựng, bộ phận cơng trình vi phạm trật tự xây dựng phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để theo quy định pháp luật.
Việc xử lý cơng trình vi phạm trật tự xây dựng phải đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, đúng quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và công dân cùng tham gia giám sát.
Mọi thông tin phản ánh về cơng trình vi phạm trật tự xây dựng đều phải được kiểm tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Đảm bảo bí mật về thơng tin cá nhân và các thơng tin có liên quan đến người cung cấp thơng tin về cơng trình vi phạm trật tự xây dựng (Chính phủ, 2007).
2.1.4.4. Nguyên tắc công khai, minh bạch
Quyết định đình chỉ thi cơng, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế phá dỡ, thơng báo thời gian tổ chức cưỡng chế phải được niêm yết cơng khai tại cơng trình vi phạm và tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu tư vấn giám sát thi cơng xây dựng cơng trình có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng phải bị xử lý và công bố công khai hành vi vi phạm trên Trang tin điện tử của Bộ Xây dựng, UBND cấp tỉnh và Sở Xây dựng theo quy định.
Trường hợp xử lý cơng trình vi phạm theo thơng tin phản ánh của các tổ chức hoặc cá nhân chuyển đến thì phải thơng báo kết quả xử lý đến tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin để biết và cùng tham gia giám sát (Chính phủ, 2007).
2.1.4.5. Nguyên tắc phối hợp
Quan hệ phối hợp phải đồng bộ, thống nhất, đúng quy định pháp luật, đảm bảo kịp thời trong quá trình kiểm tra, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình phối hợp phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định (Chính phủ, 2007).