Đẩy mạnh phối hợp trong quản lý trật tự xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 117 - 120)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn

4.4.5. Đẩy mạnh phối hợp trong quản lý trật tự xây dựng

Việc xử lý cơng trình vi phạm trật tự xây dựng không chỉ đơn giản chỉ do cơ quan quản lý nhà nước hay Đội thanh tra xây dựng thực hiện mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các cơ quan liên quan.

Theo quy định, chủ tịch UBND cấp phường, xã chịu trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, thực hiện thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng; chỉ đạo, điều hành tổ công tác của đội Thanh tra xây dựng đặt tại địa bàn; yêu cầu công an, các cơ quan liên quan cấm vận chuyển vật liệu xây dựng, cắt điện, nước cơng trình vi phạm. Tuy nhiên như đã phân tích trong phần thực trạng, tại một số cơng trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng như cơng trình tại số 141 đường Tân Lập phường Đình Bảng thì mặc dù đồn thanh tra, UBND xã đã tới

lập biên bản đình trỉ thi công, xong chủ đầu tư vẫn tiếp tục thi công và cịn tại nhiều cơng trình khác, các chủ đầu tư vẫn chưa có ý thức tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định xử phạt của cơ quan chức năng.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự “nhờn” luật là do thiếu sự vào cuộc mang tính đồng bộ của các cơ quan hữu quan. Cụ thể theo quy định khi có biên bản đình chỉ thi cơng, UBND cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan liên quan cấm vận chuyển VLXD, cắt điện, nước công trình vi phạm. Tuy nhiên như tại cơng trình số 141 đường Tân Lập thì việc vận chuyển VLXD vẫn được tiến hành thuận lợi, đồng thời chủ đầu tư vẫn có thể thanh tồn tiền điện, nước phát sinh trong q trình xây dựng cơng trình khi đã có kết luận thanh tra.

Như vậy, để đảm bảo xử lý hiệu quả cơng trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng cần sự vào cuộc tích cực của UBND cấp xã, cơ quan công an trong việc cấm vận chuyển nguyên vật liệu, cấm thợ vào thi công cơng trình vi phạm trật tự xây dựng; cơ quan cung cấp dịch vụ điện nước ngừng cung cấp dịch vụ. Các đơn vị như Đội quản lý trật tự đơ thị, Cơng an thị xã, Phịng Quản lý đơ thị, phịng TN và MT có trách nhiệm phối hợp với UBND phường, xã thực hiện theo đúng quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý đơ thị, quản lý đất đai. Các cơ quan đoàn thể như hội phụ nữ, hội nơng dân, hội cựu chiến binh, đồn thanh niên trong việc vận động người dân, chủ công trình xây nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong xây dựng nói chung và trật tự xây dựng nói riêng.

Hiện nay tại Nghị định 121/2013/NĐ- CP đã bổ sung một điểm mới tại Điều 33 đối với việc xử lý các cơ quan liên quan trong việc phối hợp xử lý cơng trình vi phạm trật tự xây dựng: Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng đối với hành vi không thực hiện ngừng cung cấp điện, cung cấp nước đối với cơng trình vi phạm trật tự xây dựng khi có quyết định đình chỉ thi cơng xây dựng cơng trình của người có thẩm quyền.

Đối với cơ quan công an cũng cần quy định rõ chế tài khi không thực hiện nhiệm vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm phối hợp trong công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng thể hiện bằng văn bản xử lý kỷ luật hoặc đánh vào bình xét cán bộ cơng chức cuối năm.

Trong thực tế, một cơng trình vi phạm trật tự xây dựng chỉ có thể được ngăn chặn và xử lý kịp thời khi có sự vào cuộc của tất cả các cơ quan nêu trên. Vì

vậy chúng ta cần ban hành quy chế phối hợp, quy trách nhiệm rõ ràng cho từng đơn vị tránh trường hợp đùn đẩy, dây dưa để cơng trình xây dựng lên cao phải cưỡng chế gây lãng phí tiền của của cả chủ đầu tư và xã hội.

Mặc dù về các quy định trong công tác quản lý TTXD đã có Quy chế quản lý, đó là các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của UBND cấp xã, UBND cấp huyện trong công tác quản lý TTXD trên địa bàn. Trong đó các cấp chính quyền được quyền ban hành các Quyết định hành chính trong việc đình chỉ, xử phạt, ra quyết định cưỡng chế phá dỡ cơng trình vi phạm. Đảm bảo cơng tác quản lý nhà nước về TTXD được thực hiện thường xuyên, liên tục, thống nhất, đúng thẩm quyền. Trong khi đó lực lượng Thanh tra xây dựng chỉ thực hiện được quyền kiểm tra, lập biên bản, thiết lập hồ sơ vi phạm và kiến nghị UBND các cấp xử lý. Tuy nhiên vẫn cịn hiện tượng né tránh, “bao che” cho cơng trình xây dựng của một số cấp chính quyền thời gian qua đã tạo nên một số hình ảnh khơng tốt cho lực lượng thực hiện nhiệm vụ về quản lý TTXD. Do đó bên cạnh việc tăng cường sự phối hợp giữa UBND các cấp, các ban ngành, cơ quan chức năng trong quản lý TTXD trên địa bàn thì cũng cần có sự kiểm tra, giám sát của người dân đối đối với công tác quản lý của các cơ quan chức năng. Cần kiên quyết xử phạt đối với các hành vi bao che, đùn đẩy trách nhiệm của các cán bộ, cơ quan trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Cần huy động các nguồn lực của các thành phần kinh tế, của Trung ương và địa phương trong việc phát triển đơ thị. Khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân tham gia phát triển nhà ở đặc biệt là đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Chủ động tích cực có cơ chế và các biện pháp phù hợp thu hút, huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước, vốn các thành phần kinh tế của nhân dân, tập trung cho công tác thiết kế lập quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch.

Tăng cường quản lý, khai thác triệt để tiềm năng đất đô thị, đẩy mạnh cơng tác chỉ đạo giải phóng mặt bằng. Tập trung xây dựng quỹ nhà, quỹ đất phục vụ tái định cư với cơ sở hạ tầng đồng bộ. Đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích có hiệu quả, chống tái lấn chiếm đất cơng, tạo quỹ đất để phát triển. Huy động tiềm năng trí tuệ, khuyến khích nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ cho nhiệm vụ quản lý xây dựng và quản lý đô thị, quản lý đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 117 - 120)