Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về TTXD trên địa bàn thị xã
4.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng
Trong những năm qua, thị xã Từ Sơn đã quan tâm đến cơng tác cải cách hành chính, kịp thời phổ biến các chính sách mới, các văn bản về quản lý đơ thị, hoàn thiện hành lang pháp lý, nhằm từng bước thiết lập kỷ cương trong quản lý đô thị. Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ tác nghiệp.
Bảng 4.10. Đánh giá của chủ đầu tư về hoạt động cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn
TT Nội dung Đơn giản Phức tạp, khó thực hiện
SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)
1 Đông Ngàn 18 90,00 2 10,00
2 Đình Bảng 16 80,00 4 20,00
3 Đồng Kỵ 15 75,00 5 25,00
4 Tổng cộng 49 81,67 11 18,33
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Nhờ việc loại bỏ những thủ tục hành chính phiền hà, quy trình cấp phép xây dựng đã được giản đơn, thời gian thực hiện rút ngắn mà vẫn đảm bảo được chất lượng và đúng thủ tục cho các cơng trình xây dựng trên địa bàn. Cũng nhờ đó mà các chủ đầu tư khơng cịn e ngại việc xin cấp GPXD như trước nữa và họ cũng dễ dàng thực hiện việc xin giấy phép xây dựng tại các cơ quan chức năng. Theo đánh giá của các chủ đầu tư cho thấy hiện nay thủ tục cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thị xã là rất tốt, đơn giản, dễ thực hiện và đúng thời gian theo quy định.
Quy trình cấp phép với thủ tục hành chính gọn nhẹ, nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế “Một cửa”. Chủ đầu tư mua hồ sơ xin cấp phép xây dựng ở bộ phận văn phịng. Sau đó điền đây đủ vào hồ sơ xin cấp GPXD rồi nộp vào bộ phận một cửa tại UBND thị xã. Bộ phận một cửa sẽ kiểm tra đầy đủ thủ tục và u cầu từ phía chủ đầu tư. Nếu khơng có sai phạm gì thì bộ phận một cửa sẽ tiếp tục chuyển hồ sơ vào phịng Quản lý đơ thị. Phịng quản lý đơ thị tiếp nhận hồ sơ, theo phân cơng của trưởng phịng các cán bộ chun trách của phòng sẽ đảm nhận trách nhiệm thụ lý hồ sơ, thẩm định bản thiết kế, xem xét dựa trên bản đồ quy hoạch chi tiết sử dụng đất trên địa bàn. Nếu thấy mọi điều kiện hợp lệ thì sau 15 ngày khơng kể ngày nhận hồ sơ cán bộ thụ lý sẽ cấp giấy phép cho các chủ đầu tư (đối với nhà ở riêng lẻ). Các chủ đầu tư theo giấy hẹn đúng ngày qua bộ phận một cửa để nhận giấy phép. Mặt khác, cán bộ phịng Quản lý đơ thị sau khi xem xét thụ lý hồ sơ, trình phó chủ tịch UBND thị xã và trưởng phòng Quản lý đô thị ký duyệt cấp phép xây dựng phải lưu hồ sơ và ghi vào sổ theo dõi thường ngày.
Sau khi GPXD đã được cấp cho các chủ đầu tư, cơ quan quản lý xây dựng sẽ theo dõi việc xây dựng của chủ đầu tư đảm bảo việc xây dựng của chủ đầu tư là đúng phép xây dựng đã được phê duyệt.
Hiện nay, phòng quản lý xây dựng chỉ có 19 cán bộ chun mơn trong đó cả trưởng phịng và hai phó phịng. Với lượng cơng việc tương đối nhiều của một thị xã đang có tốc độ đơ thị hóa cao thì cơng việc ln trong tình trạng q tải. Cán bộ thụ lý hồ sơ không kịp làm xuể với số hồ sơ mỗi ngày càng nhiều chưa cộng các hồ sơ tồn đọng qua các tháng vì chưa hợp lệ trả lại. Việc thiếu nhân sự là một trong những nguyên nhân khiến cho công tác thụ lý hồ sơ cấp GPXD gặp nhiều khó khăn.
Theo quy định thanh tra viên xây dựng phải được đào tạo qua trường xây dựng, có trình độ đại học, biên chế. Tuy nhiên quy định này là chưa phù hợp, khó áp dụng bởi những người đã có bằng Ðại học Xây dựng thường khơng về UBND cấp huyện làm việc vì thu nhập thấp. Những người tốt nghiệp các trường đại học như Giao thông Vận tải, Thủy lợi... được đào tạo về xây dựng cơng trình đều có thể thực hiện cơng việc của thanh tra viên xây dựng. Hiện nay, không chỉ riêng trên địa bàn thị xã Từ Sơn mà hầu như ở tất cả các đô thị thuộc tỉnh Bắc Ninh đều thiếu thanh tra viên xây dựng. Thanh tra viên xây dựng chỉ có đến cấp huyện, cịn tại các phường, xã, thị trấn đều khơng có thanh tra viên xây dựng. Với khối lượng công việc lớn, tốc độ xây dựng của thị xã nhanh, thì việc thanh tra, kiểm tra các cơng trình vi phạm trật tự xây dựng ln bị chậm. Thực tế cho thấy, chỉ sau 1 hoặc 2 ngày nếu không được kiểm tra, xử lý kịp thời thì các cơng trình vi phạm đã có thể hồn thiện một số hạng mục kiên cố như móng, cột trụ,… gây ra rất nhiều khó khăn cho cơng tác xử lý vi phạm sau này. Do đó, số vụ vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã vẫn cao cũng là điều dễ hiểu.
Đội Thanh tra xây dựng quận mới thực hiện được nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng bằng việc kiểm tra cơng trình xây dựng khơng phép, sai phép, tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu kiểm tra các dự án lớn, các khu đô thị, chưa kiểm tra xử lý vi phạm trong quản lý hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh mơi trường trong q trình xây dựng của chủ nhà thầu.
Ngày 29/3/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành xây dựng; Thông tư liên tịch số 06/2014/TTLT-BXD-BNV của Bộ Xây dựng-Bộ Nội vụ V/v Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Xây dựng.
Ngày 30/6/2014, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 299/QĐ-UBND về việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh, theo đó cơ cấu tổ chức bộ máy của Thanh tra Sở gồm: đội thanh tra chuyên ngành, đội TTXD đặt tại địa bàn các huyện, thị xã và các xã, phường trên địa bàn tỉnh.
Để công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được thuận lợi, phù hợp với mơ hình tổ chức, bộ máy mới của lực lượng TTXD, ngày 17/9/2014 UBND tỉnh đã thông qua đề án Thành lập đội quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn các huyện, thị xã và các tổ quản lý TTXD tại các xã, phường. Trong đó Thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn triển khai ngay hoạt động của đội TTXD đô thị trong tháng 10/2014, các huyện còn lại triển khai cuối năm 2014. Tuy nhiên theo Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh thì đang phải chờ hướng dẫn biên chế từ Bộ Nội vụ, vì vậy mơ hình đội quản lý TTXD trên địa bàn tỉnh còn phải mất một thời gian nữa mới đi vào hoạt động mặc dù Nghị định ban hành của Chính phủ đã được gần 2 năm.
Ngay sau khi có quyết định thành lập thí điểm Đội quản lý trật tự đô thị thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn, các địa phương đã khẩn trương chỉ đạo việc chuẩn bị các điều kiện về tổ chức, nhân sự và bố trí trang thiết bị phục vụ hoạt động. Các Đội đã phối hợp với các xã phường, tập trung kiểm tra việc quản lý vỉa hè, lòng đường, tiến hành thu giữ và xử lý hơn 7.600 tang vật vi phạm, tổ chức tháo dỡ các kết cấu mái che, mái vẩy, tụ điểm bán hàng trái phép gây ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị. Đồng thời, thực hiện kiểm tra hơn 900 lượt hộ xây dựng, phát hiện và lập biên bản hơn 340 trường hợp vi phạm, góp phần đảm bảo trật tự an tồn giao thơng, tạo sự chuyển biến trong quản lý trật tự xây dựng đô thị theo hướng tích cực.
Tuy nhiên, hoạt động của Đội quản lý trật tự đô thị vẫn chưa đáp ứng so với mục tiêu, yêu cầu đề ra, tỷ lệ các cơng trình vi phạm trật tự xây dựng vẫn ở mức cao; nhiều vi phạm phát sinh mới như nhà khung thép lợp tôn, lợp lá; nhà tạm... chưa được phát hiện, xử lý kịp thời; các biện pháp xử lý chưa đủ sức răn đe...
Giai đoạn trước khi có Độ quản lý trật tự đơ thị được thành lập, việc khơng có thanh tra viên về trật tự xây dựng hiện nay làm cho công tác này xử lý chậm và khơng hiệu quả vì chỉ trong một thời gian ngắn nếu khơng được xử lý kịp thời
cơng trình xây dựng có thể thực hiện được mục đích lấn chiếm của mình như đổ trụ, lấn ban cơng, đất cơng ... Cịn đối với các xã, phường do chức danh cán bộ phụ trách xây dựng chưa được bổ sung, kiện toàn trong biên chế của các xã, chỉ được kiêm nhiệm do chức danh cán bộ địa chính, vì vậy người được làm nhiệm vụ phụ trách xây dựng cũng không yên tâm công tác và mong muốn làm vị trí khác ổn định hơn, vì vậy có địa phương đơi lúc cịn bng lỏng cơng tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng.
Bảng 4.11. Tình hình vi phạm trật tự xây dựng tại các hộ điều tra
TT Nội dung
Đơng Ngàn Đình Bảng Đồng Kỵ Chung SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)
1 Tổng số cơng trình điều tra 20 100,00 20 100,00 20 100,00 60 100,00 2 Số lượng cơng trình xây dựng
khơng có giấy phép 0 0,00 1 5,00 5 25,00 6 10,00
3 Số lượng cơng trình xây dựng
sai phép 1 5,00 1 5,00 2 10,00 4 6,67
4 Tổng cơng trình vi phạm 1 5,00 2 10,00 7 35,00 10 16,67
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Việc tổ chức bộ máy quản lý trật tự xây dựng ở các xã, phường cũng ảnh hưởng quan trọng tới kết quả quản lý TTXD trên địa bàn các xã phường đó. Qua điều tra tại một số hộ dân trên địa bàn 3 phường Đình Bảng, Đồng Kỵ và Đơng Ngàn cho thấy, có sự khác biệt về tỷ lệ cơng trình vi phạm TTXD tại các địa bàn trên. Ở các phường chỉ đạo sâu sát thì cơng tác TTXD tốt hơn các phường cịn bng lỏng, xử lý thiếu kiên quyết. Cụ thể đối với phường Đông Ngàn, do được quan tâm, chỉ đạo lên việc thực hiện cấp GPXD tương đối tốt, có 100% các tổ chức khi xây dựng đều làm thủ tục cấp GPXD theo đúng quy định, rất ít trường hợp xây dựng sai so với giấy phép. Tuy nhiên tại phường Đồng Kỵ, có tỷ lệ hộ dân vi phạm khơng có GPXD là tương đối cao, trong số 20 hộ gia đình khởi cơng xây dựng được điều tra thì có tới 5 hộ gia đình khơng có giấy phép xây dựng, chiếm tới 25% số hộ được điều tra. Đồng thời số lượng hộ gia đình xây dựng sai so với giấy phép xây dựng cũng chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với hai phường còn lại (chiếm 10%). Qua đó cho thấy cơng tác tổ chức quản lý về trật tự xây dựng trên địa bàn phường Đồng Kỵ là chưa tốt, để xảy ra rất nhiều trường hợp xây dựng vi phạm không phép, sai phép và đây cũng là địa phương để xảy ra nhiều vi phạm đất đai nhất trên địa bàn thị xã.
Ngồi việc tổ chức tốt cơng tác quản lý cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn, làm tốt công tác quản lý cơng trình xây dựng sau cấp phép đồng thời UBND phường Đông Ngàn là phường đầu tiên của thị xã đã thành lập tổ kiểm tra trật tự xây dựng gồm cán bộ phụ trách xây dựng, địa chính, cơng an phường, dân phịng và trưởng các khu phố, do đó trên địa bàn phường Đông Ngàn khi phát hiện hành vi vi phạm trật tự xây dựng đều được lập biên bản và xử lý kịp thời, trong khi các xã, phường khác trên địa bàn thị xã chỉ có một cán bộ phụ trách xây dựng lên không thể bao quát hết về thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và trật tự xây dựng được giao, do đó thường phát hiện sau khi cơng trình đã vi phạm xây dựng ở mức độ kiên cố phải cưỡng chế.