Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.1. Cơ sở lý luận trong quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
2.1.5.1. Các quy định pháp luật của Nhà nước liên quan đến quản lý hoạt động xây dựng
Hiệu lực quản lý nhà nước muốn được nâng cao thì trước hết phải có một hệ thống pháp luật hồn chỉnh và đồng bộ, thể chế hóa được các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Chất lượng của pháp luật là vấn đề đầu tiên, rất quan trọng.
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế. Theo đó, pháp luật về xây dựng là cơng cụ quan trọng để Nhà nước, xã hội đấu tranh phòng ngừa và chống vi phạm trong các hoạt động xây dựng, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an tồn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực của quản lý nhà nước.
Pháp chế vừa là mục đích, vừa là yêu cầu của việc xây dựng và thực hiện pháp luật, do vậy, sự hiện diện đầy đủ của một hệ thống các quy phạm pháp luật có chất lượng tốt và việc thực hiện nghiêm minh là nhu cầu tất yếu của quản lý nhà nước. Nếu hệ thống pháp luật về trách nhiệm hành chính khơng hồn chỉnh thì khơng thể có cơ sở cho q trình thực thi pháp luật tốt, cho dù có đầu tư nhiều tiền của và nhân lực. Có thể nói, yếu tố chất lượng pháp luật về hoạt động xây dựng là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo cho việc quản lý nhà nước về xây dựng đạt được hiệu quả cao.
2.1.5.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng
Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Thực tế cho thấy, tổ chức bộ máy hành chính cồng kềnh, sự phân cấp quản lý nhà nước chưa hợp lý, tình trạng phân tán, thiếu trật tự, kỷ cương,… đã khiến cho hoạt
động quản lý nhà nước kém hiệu quả. Là một bộ phận thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, do đó, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, chỉ khi tổ chức bộ máy hồn chỉnh, hợp lý thì việc thực hiện pháp luật mới được phối hợp một cách nhịp nhàng và đảm bảo.
2.1.5.3. Cán bộ, công chức làm công tác quản lý về xây dựng
Khi đánh giá về vai trị của cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Cán bộ là dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền khơng tốt, khơng chạy thì động cơ dù có tốt, dù chạy tồn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem đường lối, chính sách của chính phủ, của đồn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng khơng thể thực hiện được”. Từ đó, Người khẳng định: cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém (Đào Duy Tùng và cs., 2000).
Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực, có tính chun nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm và luôn được ưu tiên hàng đầu trong chiến lýợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về xây dựng cũng vậy, trình độ, năng lực cán bộ, công chức làm công tác quản lý rất được chú trọng, bởi đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Chỉ khi cán bộ, công chức – những người thực thi pháp luật nắm vững luật pháp, thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ, xử lý nghiêm minh, công tâm, khách quan, không bị sa ngã trước mọi cám dỗ, giữ vững lập trường, phẩm chất đạo đức thì việc quản lý của nhà nước về xây dựng mới được đảm bảo một cách đúng đắn.
2.1.5.4. Các thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về xây dựng
Nhà nước muốn tồn tại thì phải trở thành một chủ thể kiến tạo cho sự phát triển, chứ không đơn thuần chỉ là công cụ của giai cấp thống trị xã hội. Điều đó có nghĩa, cải cách hành chính, hiện đại hóa nền hành chính hiện nay, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý nhà nước.
Hiệu quả quản lý hành chính giờ đây đã trở thành một yếu tố sống còn của năng lực cạnh tranh quốc gia, quyết định đến sự phát triển hay tụt hậu của đất nước. Do vậy, một trong những chương trình trọng điểm của Việt Nam hiện nay là việc cải cách cách tồn diện nền hành chính quốc gia hướng tới mục tiêu:
Xây dựng một nền hành chính hiện đại, trong sạch, vững mạnh, tiết kiệm, chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn. Có thể nói, hiện đại hóa nền hành chính nói chung và hiện đại hóa hoạt động áp dụng trách nhiệm hành chính nói riêng đã và đang là một “hạng mục” lớn trong tổng thể “cơng trình” cải cách nền hành chính.
Thực tiễn việc cải cách hoạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng thời gian qua đã đủ chứng minh vai trò quan trọng của việc xác định đúng mục tiêu và nội dung của hiện đại hóa nền hành chính. Qua đó có thể thấy tác động của việc hiện đại hóa đối với q trình áp dụng các phương pháp quản lý hành chính đơn giản, khoa học trong lĩnh vực xây dựng là khơng hề nhỏ, nó khơng những đem lại hiệu quả cao trong việc quản lý nhà nước về xây dựng mà còn tạo đà cho các lĩnh vực khác phát triển (quản lý trật tự đô thị, quản lý đất đai, quản lý giao thông,…), đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, tạo lịng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
2.1.5.5. Cơ sở vật chất và tài chính cơng trong hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng
Hoạt động quản lý nhà nước trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đặt ra yêu cầu về nguồn lực để đảm bảo cho sự vận hành có hiệu quả. Nguồn lực bao gồm cả nguồn nhân lực và nguồn vật lực. Nguồn vật lực, tức cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng.
Cơ sở vật chất ở đây bao gồm cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, công cụ hỗ trợ… của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng. Sự tác động của cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực tài chính đối với việc quản lý nhà nước về xây dựng thể hiện ở chỗ: chỉ khi hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn lực tài chính được cung cấp đầy đủ thì mới đáp ứng được những u cầu, địi hỏi mà hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng đặt ra, từ đó mới ngăn chặn, xử lý được các hành vi vi phạm pháp luật.