Quản lý trật tự xây dựng theo quy hoạch xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 76 - 83)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn

4.2.1. Quản lý trật tự xây dựng theo quy hoạch xây dựng

4.2.1.1. Thực trạng quy hoạch xây dựng đô thị Thị xã Từ Sơn

Xác định công tác quy hoạch xây dựng là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng, trong những năm qua, UBND tỉnh Bắc Ninh đã triển khai thực hiện đồ án Quy hoạch vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc lập Đồ án Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là rất cần thiết, nhằm khắc phục tình trạng bó hẹp, hạn chế sự phát triển của đơ thị chỉ trong địa giới hành chính của thành phố Bắc Ninh hiện hữu, chủ động đón trước thời cơ kết nối tất yếu về không gian

giữa thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và huyện Tiên Du theo quy luật đơ thị hóa; nhờ đó sẽ tạo ra một thành phố mới hiện đại có quy mơ dân số, kinh tế và có cơ sở hạ tầng đủ lớn, có thể hỗ trợ một cách hiệu quả cho Thủ đô Hà Nội trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Thủ đơ Hà Nội..

Hình 4.1. Quy hoạch phân khu đô thị Thị xã Từ Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Nguồn: UBND tỉnh Bắc Ninh (2015)

Trên cơ sở đồ án Quy hoạch vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được thủ tướng chí phủ phê duyệt, Thị xã Từ Sơn được quy hoạch là một đô thị công nghiệp tiếp cận Thủ đô, trung tâm công nghiệp sạch, công nghệ cao của Vùng Thủ đơ, có các khu dân cư chất lượng cao. Đến năm 2030, dân số đơ thị đạt 3.100 người, diện tích đất xây dựng đơ thị khoảng 5.000ha.Định hướng phát triển không gian Thị xã Từ Sơn được chia làm ba khu vực.

Khu vực phát triển đơ thị mới tại phía Bắc: phát triển đơ thị mới dọc theo các trục đường tỉnh 259C, 287 và 277.

Khu vực đơ thị cơng nghiệp phía Nam Từ Sơn: Tiếp tục đầu tư xây dựng khu công nghiệp Đại Đồng – Hồng Sơn, khu cơng nghiệp VISP, thu hút các doanh nghiệp sạch, công nghệ cao vào đầu tư sản xuất. Tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội các khu đô thị mới.

Khu vực đô thị Hương Mạc, Phù Khê: Phát triển đơ thị có tính chất dịch vụ tiểu thủ cơng nghiệp làng nghề theo hướng hiện đại.

Bảng 4.1. Quy hoạch chung xây dựng đô thị Từ Sơn giai đoạn 2006-2020

TT Danh mục sử dụng đất Quy hoạch đến 2010 Quy hoạch đến 2020 Diện tích Tiêu chuẩn Tỷ lệ Diện tíchTiêu chuẩn ha m2/ng % ham2/ng% I Tổng diện tích đất tự nhiên tồn đô thị 6133,23 100 6133,33100 1 Đất nội thị 3.208,19 275 52 3.208,1920552 2 Đất ngoại thị 2.925,04 362 48 2.925,0448

II Tổng diện tích đất tự nhiên nội thị 3.208,19 52 3.208,1952 A Đất xây dựng đô thị 1694 145 100 2115135100 1 Đất dân dụng 1.168 100 69 14909570,0 1.1 Đất ở 584 50 34,5 7905037,5 1.2 Đất cơng trình cơng cộng 105 9 6 12586 1.3 Đất cây xanh – TDTT 140 12 8,5 155107,5 1.4 Đất giao thông nội thị 339 29 20 4202719 2 Đất ngoài dân dụng 526 45 31 6254030,00

2.1 Đất CN – TTCN 265 23 15,63 3302115,67 2.2 Đất cơ quan, trường chuyên

nghiệp ngồi đơ thị 35 3 2,05 35221,72

Đất các vùng ngồi đơ thị 105 9 6,20 1056,55,03 2.3 Đất an ninh quốc phòng 1,23 0,07 1,230,06

2.6 Đất di tích lịch sử 30 1,77 301,49

2.4 Đất giao thông đối ngoại 74 4,35 743,57 2.5 Đất đầu mối hạ tầng 15,77 0,93 49,772,44

B Đất khác 685 610

1 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 20 10

2 Đất cây xanh sinh thái 135 200

3 Đất dự trữ phát triển đô thị 300 200 4 Đất kênh mương thuỷ lợi mặt

nước và đất nông nghiệp.

230 200

C Đất nông nghiệp 829,19 483,19

III Tổng diện tích đất tự nhiên ngoại thị

2925,04 48 2925,0448

A Đất xây dựng cơ sở kinh tế kỹ thuật đô thị

70 6 100

1 Đất CN-TTCN

2 Đất cơ quan trường chuyên nghiệp ngồi đơ thị

30 60

3 Đất nghĩa trang nghĩa địa 20 20

4 Đất xử lý chất thải 20 20

B Đất khác 2855,04 2825,04

Hình 4.2. Quy hoạch xây dựng khu Di tích lịch sử Đền Đơ

Nguồn: UBND thị xã Từ Sơn (2013)

Hình 4.3. Quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 Khu đô thị mới DABACO tại Đình Bảng, thị xã Từ Sơn

Quy hoạch là bước đầu tiên trong quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng, Quy hoạch rất quan trọng bởi nó làm căn cứ cho các bước tiếp theo trong công tác quản lý của Nhà nước. Do đó trong những năm qua, cũng như các đơ thị khác của nước ta. Thị xã Từ Sơn đã căn cứ trên quy hoạch xây dựng chung của tỉnh Bắc Ninh, điều kiện thực tế và xu hướng phát triển đô thị trên địa bàn để lập Quy hoạch chung xây dựng trên địa bàn Thị xã qua các thời kỳ.

Trong những năm qua, Thị xã đã căn cứ trên quy hoạch phát triển đô thị chung của tỉnh Bắc Ninh để lập đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn thị xã. Năm 2013 thị xã Từ Sơn lập và được UBND tỉnh phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Từ Sơn đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030. Đồ án xác định rõ từng khu chức năng, khu văn hóa thể thao, rạp hát, nhà truyền thống và các cơng trình cơng cộng khác… Đặc biệt là các khu đô thị kiểu mẫu, tạo điểm nhấn, khu Lăng Sơn cấm địa, Cơng viên Nguyễn Văn Cừ, Ngơ Gia Tự được hình thành.

Đến nay, thị xã Từ Sơn hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng dự án khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Ngơ Gia Tự. Qua đó, tạo nên diện mạo mới cho các vùng đất cách mạng cũng như khơi dậy tinh thần, truyền thống kiên trung thơng qua việc giáo dục chính trị tư tưởng của thế hệ trẻ khi đến tham quan khu lưu niệm.

Bảng 4.2. Đánh giá của cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng đối với công tác Quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn thị xã Từ Sơn

TT Nội dung

Tốt Bình thường Chưa tốt SL (%) TL SL TL (%) SL (%) TL

1

Sự phù hợp giữa quy hoạch chung, quy

hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết 2 6,67 20 66,67 8 26,67 2 Đáp ứng sự phát triển của đô thị 4 13,33 20 66,67 6 20,00 3 Đảm bảo tính bền vững về xã hội 4 13,33 22 73,33 4 13,33 4 Đảm bảo tính bền vững về tự nhiên 3 10,00 20 66,67 7 23,33 5 Đảm bảo tính bền vững về kỹ thuật 6 20,00 24 80,00 0 0,00

Quy hoạch chung đơ thị có ảnh hưởng mạnh nhất đến q trình phát triển của từng đơ thị nhưng trên thực tế những năm qua tại thị xã Từ Sơn vẫn thiếu hiệu quả, chưa phù hợp thực tế phát triển tại địa phương. Qua điều tra ý kiến các cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về trật tụ đô thị trên địa bàn cho thấy vẫn có một khoảng cách lớn giữa quy hoạch mang tính tầm nhìn và thực tế triển khai quy hoạch được duyệt. Thiếu cơ chế chính sách chuyển hố quy hoạch thành các chương trình kế hoạch thực thi phù hợp với thực tế phát triển của địa phương dẫn đến nhiều quy hoạch vẫn “treo” sau khi được duyệt. Để các quy hoạch có hiệu quả hơn, quy hoạch cần có tính chiến lược, ít cứng nhắc hơn và điều quan trọng nhất cần dựa trên các nguồn lực thực tế của địa phương và phải tính tới các rủi ro, thách thức phải chống chịu để có tính khả thi cao hơn.

Quy hoạch phân khu (thực hiện theo Luật QHĐT), cần được triển khai để điều tiết sử dụng đất, kết nối hạ tầng cơ sở, nhưng thiếu hoặc chưa thể hiện vai trị hoặc khơng tách bạch được với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (thực hiện theo Luật Đất đai) dẫn đến những khó khăn trong quản lý đầu tư, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất vào mục đích phát triển đơ thị. Quy hoạch chi tiết tại các quận, phường, các khu có chức năng đặc thù chưa có nội dung thiết kế đơ thị, hoặc nếu có thì cịn sơ sài, chưa đủ cơ sở để xây dựng quy chế quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị. Bên cạnh đó, quy hoạch chi tiết 1/500 thường xuyên được điểu chỉnh tăng diện tích kinh doanh giảm diện tích cơng trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội và cây xanh dẫn đến dự án sau được thực hiện không đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng, thiếu trầm trọng diện tích cây xanh, mặt nước, cơng viên và các cơng trình phúc lợi cơng cộng.

Bên cạnh đó, cũng theo đánh giá của các cán bộ điều tra cho thấy Quy hoạch phát triển đô thị trên địa bàn vẫn chưa đạt bền vững về xã hội, về tự nhiên và về kỹ thuật.

Để đô thị phát triển bền vững, quy hoạch xây dựng đô thị phải phải cân bằng được mọi giá trị văn hóa, tơn giáo, phải bảo đảm đầy đủ các yếu tố xã hội kỹ thuật và dịch vụ thiết yếu. Để đạt được u cầu đó, cơng tác tun truyền phải được tiến hành xuyên suốt; chính quyền cần tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để người dân được tham gia quy hoạch và quản lý phát triển đô thị. Tuy nhiên sự tham gia của người dân vào công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị chưa được cao, trên thực tế là phần đông người dân chưa hiểu và quan tâm đến lĩnh

vực này. Bên cạnh đó một số quy định chi tiết tiến độ thi công, đồng bộ các hạng mục, xây trước, xây sau chưa nhịp nhàng và hợp lý.

4.2.1.2. Công bố quy hoạch và cắm mốc lộ giới ngoài thực địa

Theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phải tổ chức công bố công khai quy hoạch xây dựng sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và như vậy các cơ quan quyền lực nhà nước, trực tiếp là HĐND và nhân dân có thể theo dõi, giám sát trách nhiệm này của các cơ quan quản lý nhà nước, qua đó nâng cao tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin về quy hoạch của tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Đây là vấn đề mà thời gian vừa qua, tại một số địa phương các cơ quan có thẩm quyền đã khơng thực hiện nghiêm túc và đầy đủ nhiệm vụ, chức trách của mình. Tùy theo loại quy hoạch xây dựng, người có thẩm quyền cơng bố quy hoạch xây dựng quyết định các hình thức cơng bố, cơng khai quy hoạch xây dựng theo quy định của Pháp luật.

Bảng 4.3. Thực trạng cơng bố quy hoạch và cắm mốc lộ giới ngồi thực địa

TT Nội dung Chưa làm

rộng rãi Không

1 Hội nghị công bố quy hoạch X

2 Trưng bày công khai, thường xuyên X

3 Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng X

4 In ấn và phát hành bản đồ quy hoạch X

5 Cắm mốc lộ giới X

6 Giải đáp các thắc mắc về quy hoạch khi có yêu cầu X

Nguồn: UBND thị xã Từ Sơn (2016)

Đối với Quy hoạch vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được thủ tướng chí phủ phê duyệt; Quy hoạch chung xây dựng đô thị Từ Sơn giai đoạn 2006-2020 được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt ngày 19/3/2007 tại Quyết định số 19/QĐ-UBND; Quy hoạch chung xây dựng thị xã Từ Sơn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt ngày 20/8/2012 tại Quyết định số 1097/QĐ-UBND đã được UBND tỉnh Bắc Ninh cũng như UBND thị xã Từ Sơn tổ chức các Hội nghị công bố quy hoạch xây

dựng có sự tham gia của đại diện các tổ chức, cơ quan có liên quan, Mặt trận Tổ quốc, đại diện nhân dân trong vùng quy hoạch, các cơ quan thơng tấn báo chí. Đồng thời UBND tỉnh cũng chỉ đạo các phịng ban chun mơn công bố các quyết định, sơ đồ, đồ án quy hoạch lên các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan đài, báo của tỉnh và của Trung Ương.

Đối với Quy hoạch xây dựng chi tiết của khu đô thị kiểu mẫu như khu Lăng Sơn cấm địa, Công viên Nguyễn Văn Cừ, Ngơ Gia Tự, khu di tích lịch sử Đền Đô, Khu đô thị mới Dabaco,... đã được trưng bày công khai, thường xuyên, liên tục các panơ, bản vẽ, mơ hình tại nơi cơng cộng, tại cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã tại nơi có quy hoạch.

Cơng tác cắm mốc lộ giới theo quy hoạch cũng luôn được UBND thị xã quan tâm, chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện. Các mốc lộ giới đều được hoàn thành trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày làm việc kể từ ngày quy hoạch xây dựng được công bố theo quy định. Việc cắm mốc lộ giới bao gồm: chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng, ranh giới các vùng cấm xây dựng ngồi thực địa trên địa giới hành chính tại các khu vực đã nằm trong quy hoạch. Qua điều tra đánh giá cho thấy các mốc giới đều đảm bảo độ bền vững, có kích thước theo tiêu chuẩn và được ghi các chỉ số theo quy định.

Như vậy có thể thấy, cơng tác quy hoạch trong quản lý TTXD trên địa bàn thị xã Từ Sơn đã được các cấp, các ngành quan tâm, thực hiện bài bản theo các quy định của Pháp luật. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quy hoạch xây dựng đơ thị trên địa bàn thị xã cũng cịn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như việc quy hoạch chi tiết tại các quận, phường, các khu có chức năng đặc thù chưa có nội dung thiết kế đơ thị, hoặc nếu có thì cịn sơ sài, chưa đủ cơ sở để xây dựng quy chế quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị. Quy hoạch phát triển đô thị trên địa bàn vẫn chưa đạt bền vững về xã hội, về tự nhiên và về kỹ thuật...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)