Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, kiện toàn tổ chức bộ máy trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 114 - 116)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn

4.4.3. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, kiện toàn tổ chức bộ máy trong

trong quản lý trật tự xây dựng

Bên cạnh việc hồn thiện pháp luật về xây dựng nói chung, đối với tỉnh Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn cần sớm ban hành các quy định, hướng dẫn cụ thể về công tác phân cấp kiểm tra, phối hợp quy trình xử lý cơng trình vi phạm; lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch, công tác cấp phép xây dựng, công tác thẩm định dự án, cơng tác quản lý chất lượng cơng trình.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy, tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra xây dựng. Song song với việc hoàn thiện pháp luật về thanh tra xây dựng, cần tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ sung biên chế cho các cơ quan thanh tra xây dựng để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; tuyển dụng đủ biên chế cho các cơ quan thanh tra xây dựng nhằm từng bước khắc phục tình trạng q tải cơng việc hiện nay.

Nghiên cứu cơ chế chỉ đạo, phối hợp thống nhất nhiệm vụ, quyền hạn giữa các lực lượng thanh tra trong những lĩnh vực có liên quan như thanh tra xây dựng, thanh tra nhà đất, thanh tra giao thơng cơng chính, thanh tra môi trường

hiện nay nhằm giảm thiểu những phiền hà cho các chủ cơng trình, nhà đầu tư trong việc thực hiện các quy định pháp luật về xây dựng và quản lý đơ thị.

Cần có hướng dẫn cụ thể về quy trình nghiệp vụ tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành xây dựng với những đặc thù lĩnh vực riêng, như chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra, kết thúc thanh tra; trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, kiểm tra, quyền và nghĩa vụ của Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra khi tiến hành thanh tra..., trình tự, thủ tục xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, ra văn bản kết luận thanh tra, thời hạn của mỗi cuộc thanh tra; thời hạn ra báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra, thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành và quy định về trình tự, thủ tục thanh tra của Thanh tra viên xây dựng độc lập, kiến nghị và thực hiện các chế tài xử lý sau thanh tra...Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra xây dựng nhằm tạo cơ chế hữu hiệu cho các cơ quan thanh tra xây dựng thực thi nhiệm vụ cũng như giải quyết nhanh chóng các khiếu nại, tố cáo của cơng dân.

UBND thị xã cần nhanh chóng rà sốt lại các quy định về cấp phép xây dựng trên địa bàn đúng theo quy định của Luật Xây dựng năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thực hiện, bãi bỏ các quy định gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân. Sớm ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc cấp phép xây dựng, thanh tra xây dựng và quản lý trật tự xây dựng để bảo đảm hiệu quả công tác quản lý xây dựng ở địa phương.

Các chế tài về xử lý vi phạm trật tự xây dựng dường như chưa đủ mạnh. Trước kia chỉ phạt tối đa là 2.000.000 đồng đối với UBND cấp cơ sở và đối với thanh tra xây dựng là 500.000 đ là con số q nhỏ đối với một cơng trình xây trái phép, sai phép hay không phép hàng tỷ đồng của các chủ đầu tư. Do đó, các chủ đầu tư chấp nhận chịu phạt với số tiền chẳng đáng bao nhiêu để đạt được mục đích của mình. Hiện nay Nghị đinh mới 121/2013/ NĐ- CP về phạt hành chính trọng hoạt động xây dựng thì mức phạt lên tới 30-40 triệu, trường hợp nặng hơn là 1.000.000.000 đồng bao gồm cả việc đình chỉ thi cơng và tịch thu GPXD trong trường hợp vi phạm nặng. Mức độ phạt ngày càng nặng hơn nhưng hiện tượng vi phạm cũng khơng vì thế mà thun giảm. Giải pháp ở đây không phải là tăng mức phạt hơn nữa mà là sự kiên quyết từ phía cán bộ quản lý trật tự xây dựng. Các quy định, nghị định cũng chỉ là những công cụ cho việc thực hiện công tác quản lý cịn việc làm thực thi nó có tốt hay khơng là do người áp dụng luật và

nghiêm túc chấp hành đúng luật đề ra. Do đó, để nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong quản lý TTDX thì cần phải có các hình thức xử phạt, cưỡng chế bổ xung. UBND thị xã cần chỉ đạo ngành điện, nước không cung cấp dịch vụ đối với các cơng trình vi phạm về TTXD trên địa bàn mà chưa khắc phục hậu quả. Giao phịng quản lý đơ thị chủ trì và chỉ đạo, chỉ khi nào có xác nhận của Phịng quản lý đơ thị đối với các cơng trình vi phạm đã khắc phục sai phạm mới cung cấp dịch vụ điện, nước.

Thực hiện nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu khi để xây ra vi phạm TTXD trên địa bàn quản lý theo Quyết định số 125/2014/Qđ-UBND ngày 18/4/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh. đồng thời quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu về quản lý TTXD đơ thị, trong đó đội trưởng đội quản lý TTXD đơ thị chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND thị xã khi để xảy ra sai phạm, Tổ trưởng tổ quản lý TTXD đô thị xã, phường chịu trách nhiệm khi để xảy ra sai phạm trên địa bàn mình được phân cơng quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 114 - 116)