Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách trong quản lý trật tự xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 98)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về TTXD trên địa bàn thị xã

4.3.1. Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách trong quản lý trật tự xây dựng

Hiện nay, quản lý Nhà nước về TTXD phải tuân thủ theo các quy định của Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị và các văn bản hướng dẫn về cấp phép xây dựng, quản lý xây dựng theo giấy phép được cấp và quản lý quy hoạch đã

được phê duyệt. Tuy nhiên theo đánh giá chung của cán bộ và người dân được điều tra cho thấy vẫn còn một số bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật về quản lý trật tự xây dựng.

Bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật cũng là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến công tác cấp phép xây dựng. Việc thường xuyên thay đổi những quy chế mới, tiêu chuẩn mới về định mức, tiêu chuẩn mới, đơn giá hay hình thức xử lý vi phạm... Khiến việc thẩm định hồ sơ và tính tốn chi phí xây dựng cho từng cơng trình và hạng mục cơng trình của các chủ đầu tư phải tính lại nhiều lần, gây mất thời gian và tăng chi phí.

Bảng 4.9. Đánh giá của cán bộ đối với hệ thống văn bản pháp luật trong quản lý TTXD

TT Nội dung

Tốt Bình thường Chưa tốt SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)

1 Quy định xử phạt hành chính đối với

các vi phạm về trật tự xây dựng 0 0,00 5 16,67 25 83,33

2 Quy hoạch phát triển đô thị trên địa

bàn 10 33,33 12 40,00 8 26,67

3 Quy trình, thủ tục trong cấp phép xây

dựng 19 63,33 8 26,67 3 10,00

4 Quy định trong thanh tra, kiểm tra trật

tự xây dựng 19 63,33 8 26,67 3 10,00

5

Tính ổn định, nhất quán giữa hệ thống văn bản pháp luật từ Trung ương tới

tỉnh và cấp huyện 15 50,00 12 40,00 3 10,00

6 Đánh giá chung về hệ thống văn bản

pháp luật trong quản lý TTXD 8 26,67 12 40,00 10 33,33

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016),2016)

Một số khu đơ thị của xã, phường chưa có hồ sơ quy hoạch và điều lệ xây dựng cụ thể như: Khu dịch vụ làng nghề thôn Mai Động xã Hương Mạc; Khu dân cư đấu giá quyền sử dụng đất xã Tương Giang; Khu nhà ở số 3 thôn Tiến Bào xã Phù Khê; Khu dân cư dịch vụ thôn Yên Lã phường Tân Hồng... Một số tuyến

đường Quy hoạch Xây dựng với nhiều mặt cắt khác nhau đây là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong cơng tác quản lý trật tự xây dựng cũng như xử lý vi phạm hành chính về xây dựng.

Quy định pháp luật chưa thực sự rõ ràng khiến cho việc hiểu sai và vận dụng ở các đơn vị là khác nhau. Tạo kẽ hở cho việc vi phạm trật tự xây dựng diễn ra. Cụ thể tại thông tư số 02/2013/TT-BXD hướng dẫn nghị định 121/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng (có hiệu lực từ ngày 30-11-2013) quy định về cách tính giá trị phần xây dựng sai phép, khơng phép làm cơ sở để tính số tiền phạt mà chủ đầu tư cơng trình phải nộp cho Nhà nước và chỉ áp dụng hình thức đóng tiền phạt để tồn tại phần nhà trái phép đối với trường hợp cơng trình vi phạm được phát hiện khi cơng trình đã hồn thành, đưa vào sử dụng hoặc khi hành vi vi phạm đã kết thúc. Quan điểm này khơng khác gì cho phép được nộp phạt để các cơng trình xây dựng trái phép được tồn tại và cho thấy nhiều nơi đang bất lực khi thi hành pháp luật về TTXD. Vì các trường hợp xây dựng trái phép đều được nộp phạt thì dẫn đến “nhờn luật”. Từ đó phải xem xét từng trường hợp cụ thể, trường hợp nào cho phép nộp phạt để tồn tại, trường hợp nào có thể tịch thu xung cơng ích hoặc nếu khơng đáng thì lên phá, nếu khơng nó sẽ tạo điều điện cho các chủ đầu tư sẵn sàng nộp tiền phạt để vi phạm. Mặt khác, mức quy định xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng như hiện nay có một số mức cịn nhẹ, vì vậy chưa dăn đe được các chủ đầu tư vi phạm. Đối với các cơng trình xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết, hoặc khu có mặt cắt đường từ 22,5m trở lên hoặc đối với các cơng trình xây dựng có chiều cao từ 5 tầng trở lên phải thỏa thuận xin ý kiến của Sở Xây dựng dẫn đến mất nhiều thời trong thủ tục cấp phép.

Đối với các quy định về sử phạt hành chính đối với các vi phạm trật tự xây dựng. Việc xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực xây dựng đã được triển khai, áp dụng nhưng vẫn còn hạn chế, mới chỉ xử phạt được một số trường hợp, do đó, tính răn đe đối với các đối tượng vi phạm chưa cao, tình hình vi phạm về trật tự xây dựng như xây dựng trái phép, không phép, sai quy hoạch vẫn cịn, cơng tác xử lý vi phạm chưa nghiêm... Các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn như Phòng quản lý đô thị, Đội thanh tra xây dựng, UBND các phường xã mặc đù đã kiểm tra, lập biên bản đối với các cơng trình vi phạm. Tuy nhiên kết quả của cơng tác kiểm tra, xử phạt thì lại phụ thuộc rất nhiều vào ý thức tự giác của người vi phạm. Một số trường hợp cá biệt các

đồn kiểm tra đã lập biên bản đình chỉ thi công, chờ xin giấy phép xây dựng mới được tiếp tục nhưng chủ đầu tư vẫn tiếp tục vi phạm như tại cơng trình số 141 đường Tân Lập phường Đình Bảng. Do đó, để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn cũng như tại các địa phương khác thì rất cần có các quy định cụ thể, cũng như các mức phạt cao hơn, nghiêm khắc hơn mới có khả năng răn đe đối với các trường hợp chây ỳ, cố tình vi phạm như trên. Về nguyên tắc, để xử lý đối với các vi phạm trong TTXD cần phải có sự liên kết giữa các ngành, các cấp. Đặc biệt là các ngành có liên quan như cơng an, điện, nước tuy nhiên sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị này cịn chưa thường xun và chưa có sự vào cuộc quyết liệt do đó việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng chưa đạt hiệu quả cao.

Qua nghiên cứu cho thấy, hiện nay các lỗi vi phạm chủ yếu trong TTXD trên địa bàn thị xã Từ Sơn chiếm tỷ trọng cao nhất là vi phạm do khơng có giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, theo đánh giá của cán bộ làm công tác tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy phép xây dựng cho thấy nhiều trường hợp khi cấp phép chủ đầu tư không tự thiết kế được (dù chỉ là những bản vẽ đơn giản) do vậy khi thuê tư vấn thiết kế như vậy phải mất chi phí thiết kế nên chủ đầu tư không muốn xin giấy phép xây dựng. Hoặc đối với các trường hợp xây dựng với diện tích sàn lớn hơn 250 m2 sàn, chiều cao trên ba tầng thì chủ đầu tư phải thuê tư vấn thiết kế, mà chi phí này khơng nhỏ, cho nên chủ đầu tư cũng không muốn xin giấy phép xây dựng để giảm chi phí.

Bên cạnh đó, việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ tại một số dự án đấu giá còn chậm, do đó việc thực hiện cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng gặp khó khăn. Mặt khác, do tác động của quy định về việc thu thuế giá trị gia tăng cấp giải phóng mặt bằng đối với các chủ đầu tư, có nhiều trường hợp phải nộp thuế số tiền lớn (do số m2 xây dựng nhiều) do vậy việc chủ đầu tư không muốn hoặc né tránh xin cấp giấy phép xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)