Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất bãi bồi ven sông ở huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 47 - 50)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1.4. Đặc điểm kinh tế

3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

a. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp là những tài liệu chính thống đã được công bố, các tài liệu này thu thập qua các nguồn như: kế thừa các công trình đã nghiên cứu trước đó của các cá nhân, tổ chức trong nước; thông tin từ các loại sách báo, tạp chí, giáo trình, bài giảng các môn học liên quan; các báo cáo tổng kết của xã, thị trấn qua các năm, các thông tin cập nhật qua các năm; các thông tin cập nhật trên internet... Các nguồn số liệu, thông tin thứ cấp thu thập bao gồm:

Bao gồm các loại tài liệu văn bản như: Luật Đất đai, các thông tư, nghị định, quyết định, nghị quyết, kế hoạch hoạt động có liên quan đến quản lý đất đai xã nói chung và quản lý đất bãi bồi ven sông nói riêng. Các bài báo trên các tạp chí, internet liên quan đến quản lý đất bãi bồi ven sông nhằm hiểu rõ hơn và đánh giá tình hình quản lý đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện Đoan Hùng.

- Số liệu tình hình chung của huyện: Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Đoan Hùng do UBND huyện Đoan Hùng, Chi cục Thống kê, phòng Tài nguyên Môi trường huyện Đoan Hùng.

Số liệu về các đất bãi bồi ven sông, tình hình quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông, tình hình giao đất bãi bồi ven sông, tình hình thu hồi, cho thuê, tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng, các vi phạm trong sử dụng đất bãi bồi ven sông,…. được lấy từ báo cáo của các xã, ủy ban nhân dân huyện phòng Tài nguyên Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của huyện

Các vấn đề về lý luận, thực tiễn quản lý nhà nước về đất đai nói chung và quản lý nhà nước về đất bãi bồi ven sông nói riêng được thu thập từ các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, luận văn có liên quan, internet,…

b. Phương pháp thu thập số liệu sơ sấp

Đối tượng khảo sát được lựa chọn để khảo sát bao gồm các hộ nông dân sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn 3 xã, lựa chọn để nghiên cứu. Vì nguồn lực và thời gian không cho phép tác giả có thể điều tra với số mẫu theo công thức tính, chính vì vậy lựa chọn khảo sát là 90 hộ nông dân ở 3 xã nghiên cứu là một số lượng mẫu đủ lớn để đảm bảo tính tổng thể. Mặt khác, hiện nay trên địa bàn huyện Đoan Hùng cũng có 9 xã chúng tôi chọn 3 xã là xã Chí Đám có diện tích đất BBVS cao nhất xã Đại Nghĩa có diện tích ở mức Trung Bình và xã Hữu Đô có diện tích bé hơn nhưng lại có điều kiện thuận lợi về giao thông và là nơi ngã ba sông. Phương pháp chọn hộ: tiến hành điều tra tại 3 xã, mỗi xã lựa chọn 30 hộ để phỏng vấn, các hộ được chọn là những hộ đang canh tác ở đất bãi bồi ven sông và có diện tích canh tác lớn, sử dụng vào mục đích SXNN, đất phi nông nghiệp theo hiện trạng sử dụng đất tại xã dựa vào danh sách của các xã, huyện cung cấp.

Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra

Tên địa điểm

Diện tích đất bãi bồi(ha)

Số hộ có đất bãi bồi ven sông (hộ) Số hộ mẫu điều tra(hộ) Xã Đại Nghĩa 76,7 64 30 Xã Chí Đám 102,8 78 30 Xã Hữu Đô 63,2 51 30

Phòng Tài nguyên Môi trường huyện, lãnh đạo UBND các xã phương. Sau đó lập danh sách các hộ có diện tích đất nông nghiệp tại các thôn, xóm, làng để lựa chọn ngẫu nhiên các hộ theo danh sách để khảo sát.

Điều tra bằng phiếu và thảo luận nhóm đối với cán bộ làm công tác quản lý có liên quan đến đất bãi bồi ven sông gồm 1 phó chủ tịch huyện Đoan Hùng, 2 cán bộ phòng tài nguyên môi trường huyện Đoan Hùng; 3 chủ tịch xã và 3 cán bộ địa chính tại 3 xã được điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho các nội dung có liên quan của luận văn.

Nội dung thu thập bao gồm:

- Thứ nhất là những thông tin chính về đối tượng khảo sát như: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ, thâm niên công tác.

- Thứ hai là tình hình quản lý Nhà nước về đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện Đoan Hùng: việc tiếp cận các chính sách về đất bãi bồi ven sông đối với người sử dụng đất, tình hình cấp sổ đỏ đối với người sử dụng đất bãi bồi ven sông, những khó khăn trong quá trình xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đánh giá của người sử dụng đất bãi bồi ven sông về các chính sách quản lý đất bãi bồi ven sông đang được áp dụng hiện nay, trình độ quản lý đất bãi bồi ven sông của cán bộ địa chính các cấp… Đối với cán bộ địa chính cấp xã, phường và cấp huyện, nội dung điều tra tập trung vào một số nội dung: việc tiến hành đo đạc địa chính định kỳ được tiến hành như thế nào, công cụ đo đạc chủ yếu được cán bộ sử dụng, những khó khăn trong quá trình thực hiện giao quyền sử dụng đất cho hộ sử dụng đất bãi bồi ven sông, việc thanh tra định kỳ được tiến hành như thế nào, thái độ của người dân khi có kiểm tra của cán bộ địa chính các cấp, mức độ phù hợp của quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven sông hiện nay so với điều kiện tự nhiên của địa phương.

Thang đo Likert, được Reniss Likert phát triển, đây là loại thang đo được sử dụng nhiều trong nhiều cứu. Thang đo này bao gồm một phát biểu thể hiện một thái độ ưa thích hay không ưa thích, tốt hay xấu, đồng ý hay không đồng ý,... về một số nhận xét như đánh giá mức độ hài lòng, mức độ tiếp cận với các chính sách của nhà nước,… về quản lý đất bãi bồi ven sông.

Người trả lời phỏng vấn (các hộ nông dân, cán bộ xã, phòng Tài nguyên Môi trường, Văn phòng quyền sử dụng đất) được hỏi để trả lời đồng ý hay không đồng ý với từng câu phát biểu. Mỗi trả lời được cho 1 điểm số phản ánh mức độ

ưa thích, và các điểm số có thể tổng hợp được để đo lường thái độ chung của người tham dự. Thang đo Likert có thể chia thành 3, 5, 7 hoặc 9 điểm. Trong luận văn này, sử dụng thang đo Likert ở mức độ 5 điểm để đánh giá các phát biểu của người được hỏi về các lĩnh vực quản lý nhà nước về đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện Đoan Hùng.

3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu, thông tin

Các số liệu sau khi thu thập được chỉnh sửa thì được nhập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. Từ đó tính các chỉ tiêu bình quân như tốc độ phát triển, thu nhập bình quân, hệ số ổn định, theo xã, phường,… để làm rõ hoạt động quản lý nhà nước về đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện Đoan Hùng, sau đó đánh giá được các tồn tại, hạn chế, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất bãi bồi ven sông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất bãi bồi ven sông ở huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)