Phần 2 Cơ sở lí luận về quản lý đất bãi bồi ven sông
2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý đất bãi bồi ven sông
2.2.2. Kinh nghiệm của Việt Nam
Đối với Việt Nam, quan điểm quản lý về đất đai, trong đó có đất BBVS được thể hiện khá cụ thể tại Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 12/3/2003 của BCHTW về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cụ thể như sau:
Trước hết, đất đai nói chung và đất BBVS nói riêng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; Nhà nước giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn theo quy định của pháp luật. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho cá nhân, tổ chức sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai.
Đất đai, trong đó có đất BBVS là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước; quyền sử dụng đất là hàng hoá đặc biệt (Quốc hội, 1993). Chính sách đất đai phải chú ý đầy đủ tới các mặt kinh tế, chính trị, xã hội; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, người đầu tư và người sử dụng đất, trong đó cần chú trọng đúng mức lợi ích của Nhà nước, của xã hội. Tăng cường trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi thành viên trong xã hội đối với việc quản lý và sử dụng đất.
Khai thác, sử dụng đất đai nói chung, đất BBVS nói riêng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất; đầu tư mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và môi trường sinh thái theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước.
Đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai phù hợp với đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ động phát triển vững chắc thị trường bất động sản (trọng tâm là tại các đô thị) có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; không tách rời thị trường quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất; chống đầu cơ đất đai.
Kiên quyết lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng đất đai theo luật pháp. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt
trận Tổ quốc, Hội Nông dân Việt Nam, các đoàn thể nhân dân và toàn dân trong thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai. Bảo đảm sự quản lý nhà nước thống nhất của Trung ương, đồng thời phân cấp cho địa phương, có chế tài nghiêm trong thực thi chính sách, pháp luật đất đai.
2.2.2.1. Kinh nghiệm quản lý đất bãi bồi ven sông huyện Đan Phượng
Huyện Đan Phượng là một trong những huyện của Hà Nội có diện tích đất bãi bồi rất lớn, nhưng thực tế phần đất chưa đưa vào sử dụng và bỏ hoang nhiều do khó canh tác, ngập nước,….Bên cạnh đó, công tác quản lý còn nhiều bất cập, đòi hỏi những giải pháp cụ thể, thiết thực hơn nhằm khai thác hiệu quả phần diện tích đất này. Diện tích đất bãi bồi của huyện nằm ở giữa sông, một phần bị sạt lở do ảnh hưởng của dòng chảy, phần bị ngập nước trong mùa mưa lũ nên công tác quản lý, sử dụng gặp nhiều khó khăn.
Những khu đất thuận lợi cho canh tác được UBND các xã sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, hoặc nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá, nhận thầu. Phần đất canh tác bếp bênh, nhiều địa phương giao thầu đến hộ gia đình, chủ yếu để trông nom, tránh xảy ra vi phạm, lấn chiếm,…Tuy nhiên, do công tác quản lý chưa chặt chẽ nên có tình trạng một số hộ gia đình, doanh nghiệp đã tự ý sử dụng đất không đúng mục đích, biến đất bãi ven sông thành nơi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng, xây dựng các công trình không phép,….Mặc dù UBND cấp xã đã thực hiện thanh lý hợp đồng, UBND cấp huyện ra quyết định sử phạt vi phạm, yêu cầu tự giải tỏa, nhưng thực tế, các chủ bến bãi, công trình không phép vẫn không chịu bàn giao đất, tiếp tục sử dụng trái phép.
Không chỉ khó khăn trong công tác quản lý, nhiều diện tích đất bãi bồi ven sông không có hệ thống thủy lợi và điều kiện thổ nhưỡng của đất, tỷ lệ đất pha cát chiếm chủ yếu nên rất khó canh tác. Nhiều nơi đất bị ngập trong mùa mưa lũ, để hoang, các địa phương chưa giao cho cá nhân nào sử dụng. Thậm chí, có nơi đất bãi bồi trong tình trạng biến hóa, thay đổi khó lường do ảnh hưởng của dòng chảy.
Một vấn đề đáng quan tâm nữa là do thời hạn thuê đất ngắn nên nhiều cá nhân tổ chức chưa dám mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế lâu dài. Để thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông nằm trong quy hoạch bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng các địa phương đang hướng dẫn, yêu cầu chủ sử dụng bến bãi liên hệ các sở, ban ngành chức năng để lập hồ sơ, xin thuê đất theo quy định. Riêng về thời hạn cho thuê đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp
nhiều địa phương đang đề nghị xem xét việc kéo dài thời hạn và hướng dẫn trình tự, thủ tục cho thuê đất. Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất bãi bồi ven sông, tránh lãng phí nguồn tài nguyên đất đai đang bị bỏ hoang (HNMO, 2017).
2.2.2.2. Huyện Đồng Triều, tỉnh Quảng Ninh
Đông Triều là huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, là trung tâm đầu mối giao thương với các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Hà Nội, thành phố Uông Bí và thành phố Hạ Long, với nhiều tuyến giao thông lớn như đường sắt, đường quốc lộ 18A, 18B, đường thuỷ nối liền các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng và các tỉnh lân cận.
Công tác giao đất bãi bồi ven sông cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất thực sự hiệu quả, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chủ động trong việc sử dụng đất nông nghiệp, góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, tạo lượng hàng hoá lớn cung cấp cho huyện Đông Triều và các huyện, thị, thành phố và các tỉnh lân cận. Theo số liệu thống kê năm 2010 thì tổng diện tích đất bãi bồi ven sông là 27.877,42ha, trong khi đó mới giao cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng 26.076,37 ha, chiếm 93,54%, còn 6,46% chưa giao chủ yếu tập trung vào đất bãi bồi ven sông (Ủy ban nhân dân huyện Đông Triều, 2010).
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bãi bồi ven sông đã được tiến hành một cách đồng bộ, đảm bảo quyền lợi cho người nông dân, đã cấp giấy chứng nhận 9.906,7 ha đất bãi bồi ven sông cho các hộ gia đình, cá nhân đạt tỷ lệ 83,71% diện tích đất bãi bồi ven cấp giấy chứng nhận, với 28.284 giấy chứng nhận đã cấp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất bãi bồi ven sông cần cấp giấy chứng nhận đạt tỷ lệ 85,03% số hộ gia đình, cá nhân cần cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bãi bồi ven sông (Ủy ban nhân dân huyện Đông Triều, 2010).
Hệ thống Hồ sơ địa chính được chính quyền các cấp từ huyện đến các xã, thị trấn quản lý chặt chẽ và đầy đủ. Tuy nhiên do biến động đất đai trên địa bàn huyện trong mấy năm gần đây diễn ra mạnh, việc cập nhật thông tin không được thường xuyên, liên tục nên việc chỉnh lý biến động đất đai ở cơ sở còn chưa được kịp thời, chi tiết. Mặt khác, trên địa bàn huyện Đông Triều mới có 14/21 xã, thị trấn đã đo đạc xong bản đồ địa chính chính quy, riêng thị trấn Đông Triều đo đạc xong bản đồ địa chính chính quy từ tháng 6/2010, còn 7 xã chưa đo đạc xong bản đồ địa chính chính quy tỷ lệ 1/1.000 đối với đất bãi bồi ven sông (Ủy ban nhân dân huyện Đông Triều, 2010).
Tuy còn những mặt hạn chế nhưng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của huyện Đông Triều đã đạt được những thành công đáng khích lệ. Để đạt được những thành công đó phải kể đến những quan điểm quản lý nhà nước về đất bãi bồi ven sônghợp lý của huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh:
Một là, quản lý nhà nước về đất bãi bồi ven sông đảm bảo kết hợp giữa
quyền sở hữu với quyền sử dụng và đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước;
Hai là, quản lý nhà nước về đất bãi bồi ven sông đảm bảo kết hợp với vấn đề bảo vệ môi trường và các vấn đề xã hội;
Ba là, quản lý nhà nước về đất bãi bồi ven sông đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ.
2.2.2.3. Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An. Diện tích tự nhiên là 305,07 km2 và có 39 đơn vị hành chính (38 xã và 01 thị trấn). Năm 2013 dân số của huyện là 273,557 người, chủ yếu là dân tộc kinh, mật độ dân số 891 người/km2 (Ủy ban nhân dân huyện Diễn Châu, 2015).
Diễn Châu có thể chia thành 03 dạng địa hình chính: Vùng núi, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển. Nhìn chung đất đai của huyện Diễn Châu có một số khó khăn như: ở vùng ven biển đất có độ màu mở thấp, vùng bán sơn địa đa số là đất bạc màu, vùng đồng bằng hay bị ngập úng nhưng Diễn Châu vẫn là huyện phát triển trong top đầu của tỉnh Nghệ An. Với vị trí địa lý như vậy, đó vừa là lợi thế cũng vừa là thách thức trong quá trình hoạch định phát triển kinh tế, xã hội của huyện Diễn Châu.
Cho đến nay, quỹ đất bãi bồi ven sông trên địa bàn huyện ngày càng được khai thác, sử dụng hợp lý hơn. Việc giao đất sản xuất nông nghiệp ổn định cho nông dân theo Nghị định 64/NĐ-CP và cấp GCNQSD đất cho nhân dân đã giúp cho họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất một cách chủ động, đúng pháp luật. Nông dân thực sự yên tâm tập trung nguồn lực đầu tư khai thác ruộng đất, tích cực chuyển đổi đất cho nhau để đầu tư xây dựng cánh đồng có thu nhập cao. Hàng năm sản xuất nông nghiệp đã tạo ra một khối lượng nông sản lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội và nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Thực hiện đa dạng hoá các loại cây trồng đồng thời đưa các giống cây có năng suất, sản lượng cao vào sản xuất để tăng hệ số
gieo trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thu nhập cho người dân (Ủy ban nhân dân huyện Diễn Châu, 2015).
Đất khu dân cư nông thôn trong nhiều năm qua đã được quy hoạch các khu dân cư mới đồng bộ về cơ sở hạ tầng đảm bảo tiêu chí xây dựng nông thôn mới đáp ứng nhu cầu sử dụng đất ở ngày một cao, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.
Quá trình chuyển đổi mục đích từ đất bãi bồi ven sông sang đất chuyên dùng có xu hướng tăng theo tốc độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Sự gia tăng các loại đất chuyên dùng phù hợp với quy luật phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm tới, diện tích đất chuyên dùng sẽ còn tiếp tục tăng bởi huyện đang tập trung đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc cân đối quỹ đất cho các mục tiêu phát triển là vô cùng quan trọng, cần được đặt lên hàng đầu.
Song song với việc quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả, huyện Diễn Châu đã chú trọng nâng cao cả về số lượng cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức QLNN về đất đai tại các cấp. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông trên địa bàn, thường xuyên thanh tra kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Hạn chế được tình trạng các hộ dân lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích, xử lý kịp thời đối với những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, giữ vững anh ninh trật tự, ổn định xã hội (Ủy ban nhân dân huyện Diễn Châu, 2015).
Một số bài học từ công tác quản lý nhà nước về đất bãi bồi ven sông của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An:
Một là, đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bãi bồi ven sông cho người dân giúp cho họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất một cách chủ động, đúng pháp luật. Nông dân thực sự yên tâm tập trung nguồn lực đầu tư khai thác ruộng đất, tích cực chuyển đổi đất cho nhau để đầu tư xây dựng cánh đồng mẫu lớn có thu nhập cao;
Hai là, lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bãi bồi ven sông một cách khoa học, đồng bộ với các loại đất khác trong tổng thể chung phát triển kinh tế xã hội của địa phương;
Ba là, chú trọng nâng cao cả về số lượng cũng như trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức QLNN về đất đai nói chung cũng như đất bãi bồi ven sông nói riêng tại các cấp;
Bốn là, thường xuyên thanh tra kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Từ đó, hạn chế được tình trạng các hộ dân lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích, xử lý kịp thời đối với những hành vi vi phạm.
2.2.2.4. Kinh nghiệm của tỉnh Bến Tre
Theo báo cáo của Đoàn giám sát HĐND tỉnh Bến Tre, hiện tại trên địa bàn tỉnh còn 265 thửa với diện tích 53,55ha đất công, đất bãi bồi ven sông, ven biển chưa được xác lập pháp lý. Trong đó, huyện Mỏ Cày Bắc còn 01 thửa với diện tích 0,1ha; huyện Thạnh Phú còn 04 thửa, diện tích 0,35ha; huyện Ba Tri còn 165 thửa, diện tích 43,82ha; huyện Bình Đại 27 thửa, diện tích 6,27ha; thành phố Bến Tre còn 67 thửa với diện tích 2,92ha (Bạch Thanh, 2018).
Về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đất đai của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất theo Chỉ thị 134/CT-TTg ngày 20/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ, hiện tỉnh Bến Tre còn 19 thửa với diện tích 86,68ha sử dụng chưa đúng quy định. Trong đó, tại huyện Chợ Lách, Chi cục Thú y Bến Tre quản lý sử dụng 01 thửa diện tích 0,03ha để xây dựng Trạm kiểm dịch động vật nhưng chưa được xây dựng (Bạch Thanh, 2018).
Tại huyện Thạnh Phú, có 06 thửa với diện tích 40,48ha đất nông trường sử dụng không đúng mục đích. Còn 1.258,45ha đất sản xuất kết hợp đất an ninh, quốc phòng (AN,QP) được các cơ quan sử dụng không đúng mục đích, cho thuê không đúng thẩm quyền. Có 49 trường hợp hộ gia đình, cá nhân lấn chiếm đất bãi bồi với diện tích 32,57ha nhưng chưa được giải quyết (Bạch Thanh, 2018).
Ngoài ra, tại các huyện vẫn còn nhiều thửa đất nông nghiệp, phi nông nghiệp có vị trí không thuận lợi chưa được giao đất theo hình thức chỉ định thống nhất. Việc thực hiện công nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) đối với các thửa đất có nguồn gốc là đất công điền, đất công thổ, đất làng chưa tốt do hầu hết các địa phương chậm thực hiện, trong đó huyện Châu Thành còn hơn 700 trường hợp chưa cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho dân… (Bạch Thanh, 2018).
Từ kết quả giám sát việc quản lý đất công, đất bãi trên địa bàn với những sai phạm, vướng mắc, HĐND tỉnh Bến Tre yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố tiến hành rà soát quỹ đất công, đất bãi bồi ven sông, ven biển; giao đất, cho thuê đất theo quy định pháp luật. Qua đó, tập trung chỉ đạo các địa phương hoàn thành xác lập pháp lý 100%. Đối với các thửa đất đã được xác lập pháp lý thì có kế hoạch sử dụng hiệu quả
(Bạch Thanh, 2018).
Kiên quyết xử lý nghiêm 19 trường hợp vi phạm Chỉ thị 134/CT-TTg của