Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1.2. Điều kiện tự nhiên
Đoan Hùng là một huyện đồi núi trung du, nằm tại ngã ba ranh giới giữa tỉnh Phú Thọ với hai tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Huyện Đoan Hùng có ranh giới phía Đông Nam giáp huyện Phù Ninh, phía Nam giáp huyện Thanh Ba, phía TâyNam và phía Tây giáp huyện Hạ Hòa, đều là các huyện của tỉnh Phú Thọ. Phía TâyBắc, Đoan Hùng giáp huyện Yên Bình của tỉnh Yên Bái. Phía Bắc và phía Đông, huyện Đoan Hùng giáp các huyện của tỉnh Tuyên Quang, kể từ Bắc sang Đông lần lượt là các huyện: Yên Sơn (phía Bắc) và Sơn Dương (phía Đông). Trên phần phía Đông Bắc huyện có đoạn cuối của sông Chảy (phần hạ du thủy điện Thác Bà), đổ nước vào sông Lô ngay tại đây. Men theo phần lớn ranh giới với huyện Sơn Dương - Tuyên Quang, là dòng sông Lô, một con sông lớn của hệ thống sông Hồng, nhưng ngã ba sông Chảy - sông Lô lại nằm sâu trong lòng huyện.
Tọa độ địa lý của huyện nằm từ 21o31' đến 21o43' vĩ độ Bắc, 105o06' đến 105o15' kinh độ Đông. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 30.244,47 ha, cách thành phố Việt Trì 56km về phía Tây Bắc, có Quốc lộ 2, Quốc lộ 70 và các đường liên tỉnh chạy qua địa bàn huyện là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các địa phương trong và ngoài huyện. Toàn huyện có 28 đơn vị hành chính, trong đó có thị trấn Đoan Hùng nằm ở trung tâm huyện và 27 xã.
Thị trấn Đoan Hùng có diện tích 513,91 ha là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của huyện.
Tuy là một huyện miền núi, song Đoan Hùng có một vị trí rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các tỉnh bạn và các huyện trong tỉnh.